Tối ưu mô hình tổ chức hoạt động trong hệ sinh thái Petrovietnam

Đó là chỉ đạo của Tổng Giám đốc Tập đoàn Dầu khí Việt Nam Lê Ngọc Sơn trong buổi làm việc mới đây với Tổng công ty Bảo dưỡng - Sửa chữa Công trình Dầu khí (PVMR) tại TP. Hồ Chí Minh.

PVMR cần tối ưu mô hình tổ chức hoạt động trong hệ sinh thái Petrovietnam
Toàn cảnh buổi làm việc. Ảnh: Petrovietnam

Báo cáo lãnh đạo Tập đoàn, Tổng Giám đốc PVMR Lê Văn Sỹ cho biết, trong 6 tháng đầu năm, Công ty mẹ PVMR đã hoàn thành vượt mức các chỉ tiêu tài chính chủ yếu: Doanh thu đạt 170% kế hoạch 6 tháng; lợi nhuận đạt 269% kế hoạch 6 tháng và hoàn thành vượt mức kế hoạch cả năm 2024 (135% kế hoạch cả năm).

Đơn vị thành viên của PVMR - Công ty CP Dịch vụ Bảo dưỡng và Sửa chữa Công trình Dầu khí (PMS) đã cơ bản hoàn thành kế hoạch 6 tháng năm 2024. Doanh thu đạt 109% kế hoạch 6 tháng và lợi nhuận trước thuế đạt 103% kế hoạch 6 tháng đầu năm 2024.

Công ty Cổ phần Sơn Dầu khí Việt Nam (PV Paint) đã hoàn thành vượt mức các chỉ tiêu kế hoạch chủ yếu. Đơn cử doanh thu đạt 135% kế hoạch 6 tháng; lợi nhuận đạt 275% kế hoạch 6 tháng và đạt 138% kế hoạch cả năm. Kết quả này đạt được nhờ PV Paint đã áp dụng tốt các giải pháp ứng phó sụt giảm doanh thu lĩnh vực sơn truyền thống triển khai từ năm 2022 đến nay, đồng thời bổ sung nhiều sản phẩm mới như sơn container, sơn tấm lợp (sơn coil), sơn bột tĩnh điện...

PVMR cần tối ưu mô hình tổ chức hoạt động trong hệ sinh thái Petrovietnam
Tổng Giám đốc PVMR Lê Văn Sỹ báo cáo tại buổi làm việc. Ảnh: Petrovietnam

Bên cạnh việc hoàn thành vượt mức chỉ tiêu kế hoạch doanh thu 6 tháng đầu năm, PVMR còn ghi nhận sự chuyển biến đáng kể trong cơ cấu doanh thu. Tỷ suất doanh thu thương mại giảm còn khoảng 2%, doanh thu mảng bảo dưỡng sửa chữa, dịch vụ kỹ thuật công nghệ chiếm đến 88% tổng doanh thu.

Cụ thể, trong nửa đầu năm 2024, PVMR đã tham gia 3/6 gói thầu lớn của đợt bảo dưỡng tổng thể lần 5 Nhà máy Lọc dầu Dung Quất; tiên phong ở Việt Nam về dịch vụ làm sạch bồn dầu thô bằng phương pháp tuần hoàn kín; kết hợp với Viện Dầu khí Việt Nam (VPI) phát triển thử nghiệm sơn epoxy nano cho ngành dầu khí; triển khai chương trình SIRE 2.0 và kiểm tra an toàn cảng; ký hợp tác được trên 10 đối tác công nghệ trong và ngoài nước; tiên phong chuyển giao và ứng dụng công nghệ làm sạch và sơn phủ bằng ROBOT hàng đầu thế giới ở Việt Nam; bước đầu tiếp cận giới thiệu các dịch vụ công nghệ cao của PVMR cho khách hàng quốc tế.

Để triển khai thành công các chỉ tiêu nhiệm vụ của 6 tháng cuối năm, PVMR đã đề ra một số giải pháp trọng tâm về thị trường, sản phẩm với phương châm "bổ sung động lực mới, làm mới động lực cũ"; tận dụng tối đa các cơ hội kinh doanh và thế mạnh từ các thỏa thuận hợp tác với các đối tác công nghệ để xây dựng các gói sản phẩm dịch vụ phù hợp với thế mạnh của PVMR.

Đồng thời, xây dựng cơ chế và tìm kiếm, lựa chọn các giải pháp linh hoạt trên cơ sở tuân thủ pháp luật và các quy định nội bộ để phát triển thị trường. Doanh nghiệp cũng sẽ tiếp tục đẩy mạnh công tác tiếp thị, đấu thầu, hợp tác, liên doanh, liên kết với các đơn vị trong và ngoài ngành để tìm kiếm khách hàng và tham gia cung cấp dịch vụ cho các dự án/công trình do Tập đoàn và các đơn vị khác trong ngành làm chủ đầu tư.

PVMR cần tối ưu mô hình tổ chức hoạt động trong hệ sinh thái Petrovietnam
Chủ tịch HĐQT PVMR Nguyễn Trung Trí phát biểu tại buổi làm việc. Ảnh: Petrovietnam

Ông Nguyễn Trung Trí - Bí thư Đảng ủy, Chủ tịch Hội đồng quản trị cho biết, hiện nay, Tổng công ty PVMR còn đang gặp một số khó khăn, vướng mắc về thủ tục liên quan đến công tác tái cơ cấu, quy hoạch cán bộ, các quy chế, quy trình kiện toàn các nhân sự chủ chốt; đề nghị Tập đoàn sớm bổ sung, hướng dẫn công tác bổ nhiệm cán bộ đối với đơn vị liên kết. Lãnh đạo PVMR đã kiến nghị đến lãnh đạo Tập đoàn xem xét, tạo điều kiện để đơn vị có sự chủ động hơn trong công tác nhân sự, hướng tới hoạt động ổn định, hiệu quả và bền vững.

Tại cuộc họp, Thành viên HĐTV Tập đoàn Dầu khí Việt Nam Phạm Tuấn Anh, Phó Tổng Giám đốc Phan Tử Giang và lãnh đạo các ban chuyên môn Tập đoàn đã cùng trao đổi, thảo luận và đề ra những phương án giải quyết cho từng vấn đề mà PVMR đang gặp phải. Đồng thời, Tổng Giám đốc Tập đoàn Dầu khí Việt Nam Lê Ngọc Sơn đã có những chỉ đạo cụ thể theo những kiến nghị, đề xuất của PVMR, cũng như chỉ đạo định hướng cho PVMR trong giai đoạn phát triển tiếp theo.

Tổng Giám đốc Tập đoàn Dầu khí Việt Nam Lê Ngọc Sơn nhấn mạnh, PVMR cần xác định rõ định hướng phát triển và đề ra các chiến lược cụ thể trong ngắn - trung và dài hạn; tập trung toàn lực vào các lĩnh vực có thế mạnh, mang tính nền tảng, lâu dài, đã chiếm được thị phần nhất định như hoạt động sản xuất sơn của PV Paint, lĩnh vực kiểm định, thanh kiểm tra tàu (vetting), dịch vụ bảo dưỡng sửa chữa các công trình dầu khí...

Tổng Giám đốc Petrovietnam đánh giá cao sự nỗ lực của PVMR trong thời gian vừa qua, đã thực hiện tốt các giải pháp ứng phó khó khăn đối với các biến động của thị trường để đạt được kết quả sản xuất kinh doanh đáng ghi nhận; đặc biệt tỷ trọng doanh thu mảng bảo dưỡng sửa chữa, dịch vụ kỹ thuật đã có sự tăng trưởng rõ rệt, chiếm 88% tổng doanh thu. Đây là nền tảng quan trọng để PVMR ổn định doanh thu, lợi nhuận, tạo đà triển khai các lĩnh vực khác.

PVMR cần tối ưu mô hình tổ chức hoạt động trong hệ sinh thái Petrovietnam
Tổng Giám đốc Tập đoàn Dầu khí Việt Nam Lê Ngọc Sơn phát biểu chỉ đạo tại buổi làm việc. Ảnh: Petrovietnam

Từ những kết quả đã đạt được, Tổng Giám đốc Petrovietnam Lê Ngọc Sơn yêu cầu PVMR tiếp tục tối ưu mô hình tổ chức hoạt động trong hệ sinh thái của Tập đoàn; để có thể tập trung nguồn lực vào các lĩnh vực đang mang lại giá trị, cần có sự tái cơ cấu quyết liệt, cắt giảm các mảng hoạt động không hiệu quả, hoàn thiện mô hình tổ chức hoạt động của Tổng công ty.

Tổng Giám đốc Petrovietnam khẳng định, Tập đoàn với vai trò là cổ đông lớn sẽ có trách nhiệm hỗ trợ PVMR trong công tác kiện toàn nhân sự, tái cơ cấu Tổng công ty phù hợp với lộ trình tái cơ cấu của Tập đoàn đã được phê duyệt, giúp PVMR tối ưu hóa bộ máy điều hành, phát huy tối đa sức mạnh đoàn kết của toàn hệ thống trên tinh thần "Một đội ngũ, một mục tiêu", tạo tiền đề tốt cho giai đoạn phát triển tiếp theo.

Xã hội

Xử lý chất thải rắn hiệu quả, an toàn và bảo vệ môi trường
Xã hội

Xử lý chất thải rắn hiệu quả, an toàn và bảo vệ môi trường

Nhằm góp phần đạt được các mục tiêu phát triển bền vững vào năm 2030 và mục tiêu phát thải ròng bằng “0” cho đến năm 2050, việc tìm các giải pháp, mô hình để cải thiện chính sách và gia tăng hiệu quả thực thi quản lý chất thải rắn là vô cùng cần thiết. Điều này đòi hỏi phải xác định tiêu chí, phương pháp đánh giá phù hợp, lựa chọn được công nghệ phù hợp để bảo đảm việc xử lý chất thải rắn được thực hiện một cách hiệu quả, an toàn và bảo vệ môi trường.

Biến rác thải thành nguồn lực thúc đẩy kinh tế tuần hoàn
Môi trường

Biến rác thải thành nguồn lực thúc đẩy kinh tế tuần hoàn

Luật Bảo vệ môi trường đổi mới phương thức quản lý chất thải rắn, coi chất thải là tài nguyên sau khi được phân loại để góp phần thúc đẩy kinh tế tuần hoàn. Vì vậy, việc đẩy mạnh xã hội hóa và thu hút đầu tư từ khu vực tư nhân, nước ngoài vào hoạt động thu gom, phân loại chất thải, tái chế, tái sử dụng chất thải, xử lý chất thải là cần thiết, biến rác thải thành nguồn lực cho phát triển bền vững kinh tế - xã hội.

Khuyến khích tư nhân đầu tư vào lĩnh vực xử lý chất thải
Môi trường

Khuyến khích tư nhân đầu tư vào lĩnh vực xử lý chất thải

Trong bối cảnh phát triển kinh tế tuần hoàn nhằm góp phần đạt được các mục tiêu phát triển bền vững vào năm 2030 và mục tiêu phát thải ròng bằng “0” cho đến năm 2050, Nhà nước cần có cơ chế ưu đãi, khuyến khích, tạo động lực cho các doanh nghiệp tư nhân đầu tư vào lĩnh vực xử lý chất thải.

Xã hội hóa ngành công nghiệp xử lý và tái chế rác
Xã hội

Xã hội hóa ngành công nghiệp xử lý và tái chế rác

Nhà nước không thể bao cấp hết trong khi ngân sách nhà nước có hạn, nền kinh tế chưa cho phép, do đó phải xã hội hóa ngành công nghiệp xử lý và tái chế rác. Ngoài ra, phải cân nhắc, lựa chọn công nghệ phù hợp với loại rác cần xử lý và công nghệ đó cần được cải tiến, phù hợp điều kiện của Việt Nam.

Ngành bảo hiểm rốt ráo giảm thiểu thiệt hại cơn bão số 3
Đời sống

Ngành bảo hiểm rốt ráo giảm thiểu thiệt hại cơn bão số 3

Ngay sau khi cơn bão số 3 (Yagi) đi qua, để giúp người dân vùng ảnh hưởng mau chóng phục hồi, ổn định cuộc sống, Chính phủ đã ban hành Nghị quyết số 143/NQ-CP ngày 17/9/2024 về các nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm để khẩn trương khắc phục hậu quả cơn bão. Trong đó, Nghị quyết nêu rõ các công ty bảo hiểm khẩn trương rà soát, chi trả quyền lợi bảo hiểm cho các khách hàng bị ảnh hưởng. Trước mắt, thực hiện ngay việc tạm ứng bồi thường cho khách hàng theo quy định để phần nào chia sẻ mất mát và giảm thiểu thiệt hại cho người dân…

Lựa chọn nội dung tuyên truyền trọng tâm, trọng điểm
Đời sống

Lựa chọn nội dung tuyên truyền trọng tâm, trọng điểm

Thời gian qua, các cơ quan thành viên Hội đồng phối hợp Phổ biến, giáo dục pháp luật (PBGDPL) tỉnh Long An đã tích cực, chủ động triển khai hoạt động PBGDPL theo chức năng, nhiệm vụ, phạm vi quản lý và nhu cầu tại địa phương; công tác PBGDPL được triển khai bài bản, có nhiều khởi sắc với sự tham gia, vào cuộc của tất cả các cấp, các ngành. Đó là ý kiến được đưa ra tại buổi làm việc với UBND tỉnh Long An của Đoàn kiểm tra Hội đồng Phối hợp PBGDPL Trung ương mới đây.

Tập thể Vietbank quyên góp hơn 700 triệu trong 120 phút của lễ phát động kêu gọi ủng hộ đồng bào
Đời sống

Tập thể Vietbank quyên góp hơn 700 triệu trong 120 phút của lễ phát động kêu gọi ủng hộ đồng bào

Chiều ngày 17.9, Ngân hàng TMCP Việt Nam Thương tín (Vietbank) phối hợp cùng Quỹ Chí Viễn và Nortfolio tổ chức thành công lễ phát động chương trình "Mùa gắn kết - Ngân hàng Việt, vì người Việt" ủng hộ người dân các tỉnh khắc phục hậu quả do thiên tai gây ra. Hoạt động thu hút gần 2.600 cán bộ nhân viên tại 119 điểm giao dịch tham dự bằng cả hình thức trực tuyến lẫn trực tiếp.

Thiếu cơ sở xử lý, tái chế phế thải xây dựng
Xã hội

Thiếu cơ sở xử lý, tái chế phế thải xây dựng

Hiện nay, cả nước đang thiếu các cơ sở xử lý rác thải, nếu có cũng chỉ theo hình thức chôn lấp. Chúng ta thiếu cơ sở xử lý, tái chế phế thải xây dựng, thiếu cả về quy hoạch đầu tư xây dựng, cả về tiêu chuẩn để tái chế phế thải xây dựng.