Đi tắm suối, bé gái cấp cứu do vắt chui vào mũi

Đi dã ngoại và tắm suối cùng gia đình, bệnh nhi 13 tháng tuổi nhập viện cấp cứu trong tình trạng chảy máu mũi trái hiện cầm, có dị vật động đậy trong hốc mũi.

Vừa qua, Bệnh viện Nhi Đồng 1 thông tin, tiếp nhận trường hợp bé gái (13 tháng tuổi, Bình Thuận) trong tình trạng quấy khóc và chảy máu 1 bên mũi trái.

Qua khai thác thông tin, trước đó khoảng 10 ngày, trẻ được đưa đi dã ngoại và có tắm suối cùng gia đình. 8 ngày sau, trẻ bắt đầu gặp phải tình trạng chảy máu mũi trái rỉ rả nhiều đợt.

Tắm suối, bé gái cấp cứu do bị vắt chui vào mũi -0
Hình ảnh nội soi cho thấy vị trí của con vắt trong hốc mũi (Ảnh: BVCC)

Gia đình phát hiện sinh vật lạ lấp ló trong mũi trái của bé nên đưa bé đi khám ở phòng khám tư. Tại đây, bé được bác sĩ nội soi phát hiện có con vắt trong mũi trái, nhưng không lấy ra được.

Sau đó, gia đình đưa trẻ đến Bệnh viện Nhi Đồng 1 để lấy dị vật. Bệnh nhi nhập viện cấp cứu trong tình trạng tỉnh táo, sinh hiệu ổn, chảy máu mũi trái hiện cầm, có dị vật động đậy ở cửa mũi trái sau đó chui vào trong hốc mũi. Ngay sau đó, ekip phẫu thuật đã tiến hành nội soi bằng optic 0 độ và lấy con vắt ra khỏi mũi bé.

Qua kiểm tra bác sĩ nhận định không có tổn thương nghiêm trọng và niêm mạc mũi của bé vẫn được bảo tồn. Nhờ sự khẩn trương của cả ekip mà chưa có cấu trúc quan trọng nào bị tổn hại và không có tai biến hay biến chứng nguy hiểm nào xảy ra. Sau mổ tình trạng bé ổn định, chơi và bú bình thường.

Tắm suối, bé gái cấp cứu do bị vắt chui vào mũi -0
Dị vật (con vắt) sau khi được lấy ra (Ảnh: BVCC)

ThS.BS Chuyên khoa 1 Nguyễn Minh Trung, Bệnh viện Nhi Đồng 1 cho biết, dị vật sống (vắt, đỉa,…) rất nguy hiểm, nếu để lâu trong mũi có thể gây ra các biến chứng như nhiễm trùng, mất máu. Nghiêm trọng hơn, chúng có thể chui vào các cấu trúc khó tiếp cận như các xoang cạnh mũi, chui xuống họng thanh quản gây ho, khó thở.

Do đó, việc phát hiện và loại bỏ sớm dị vật sống là cực kì quan trọng. Bác sĩ khuyến cáo, phụ huynh cần hiểu rõ về các loại dị vật và đưa trẻ đi khám ngay khi nghi ngờ có dị vật mũi như chảy máu mũi, chảy mũi hôi một bên.

Ngoài ra, cũng cần hạn chế cho trẻ tắm rửa hay uống trực tiếp nước từ sông suối để tránh vắt, đỉa xâm nhập vào cơ thể.

Tin tức

Bộ Y tế chỉ đạo khẩn vụ du khách nghi ngộ độc rượu ở Ninh Thuận
Sức khỏe

Bộ Y tế chỉ đạo khẩn vụ du khách nghi ngộ độc rượu ở Ninh Thuận

Liên quan tới vụ việc 6 vị khách du lịch bị nghi ngộ độc khi đi du lịch tại Ninh Thuận, tối ngày 1.4, Cục An toàn thực phẩm (Bộ Y tế) có văn bản đề nghị Sở An toàn thực phẩm thành phố Hồ Chí Minh phối hợp với Sở Y tế chỉ đạo tập trung mọi nguồn lực tích cực điều trị cho các bệnh nhân, không để ảnh hưởng đến sức khỏe và tính mạng người dân.

Mỗi năm Việt Nam có hơn 84.500 ca tử vong do hút thuốc chủ động và 18.800 ca tử vong do các bệnh gây ra bởi phơi nhiễm với khói thuốc thụ động. Ảnh: PV
Sức khỏe

Chính sách “cốt lõi” hướng tới mục tiêu giảm thiểu tiêu thụ thuốc lá tại Việt Nam

Giới chuyên gia nhìn nhận, tăng thuế tiêu thụ đặc biệt đối với thuốc lá là một chiến lược then chốt và hiệu quả để giảm tiêu thụ thuốc lá, đặc biệt là đối với những người có thu nhập thấp và trẻ em. Tăng thuế thuốc lá sẽ góp phần cải thiện sức khỏe của người lao động, qua đó tăng năng suất, giảm chi phí y tế, tạo điều kiện tăng chi cho giáo dục, gia tăng tiết kiệm để phục vụ cho các hoạt động đầu tư và kinh doanh.