Tín hiệu đáng mừng từ thị trường lao động lớn

Chỉ trong tháng 1.2024, nhiều địa phương đã thông báo những con số ấn tượng về giải quyết việc làm cho lao động; các địa phương đã tăng cường công tác dự báo, tạo thuận lợi trong kết nối cung - cầu gắn với triển khai các giải pháp căn cơ, lâu dài để phát triển thị trường lao động hiệu quả.

Hàng nghìn chỉ tiêu tuyển dụng tại các thị trường lớn

Tại thị trường lao động hàng đầu phía Bắc - TP. Hà Nội, Trung tâm Dịch vụ việc làm Hà Nội đã tổ chức 20 phiên giao dịch việc làm với 633 đơn vị, doanh nghiệp tham gia, có tổng nhu cầu tuyển dụng, tuyển sinh là 10.972 người; tổng số lao động được phỏng vấn là 4.376 người lao động; số người lao động được tuyển dụng tại phiên là 1.290 người.

Cũng trong tháng 1, Sở Lao động, Thương binh và Xã hội Hà Nội đã thông báo tới 116 lượt doanh nghiệp được chấp thuận tuyển dụng lao động là người nước ngoài. Trong đó, chấp thuận 63 vị trí nhà quản lý, 4 vị trí giám đốc điều hành, cấp lại 41 giấy phép, gia hạn 55 giấy phép cho lao động nước ngoài làm việc tại Việt Nam. Đồng thời, xác nhận cho hơn 45 lượt doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực xuất khẩu lao động với kế hoạch đưa 3.523 người lao động đi làm việc tại thị trường Đài Loan (Trung Quốc). Tổng kết trong tháng 1, Hà Nội đã giải quyết việc làm cho gần 16.000 lao động.

Chỉ trong tháng 1 đã có rất nhiều doanh nghiệp tuyển dụng lượng lớn công nhân. (ITN)
Chỉ trong tháng 1 đã có rất nhiều doanh nghiệp tuyển dụng lượng lớn công nhân. Nguồn: ITN

Tương tự Hà Nội, Trung tâm Dịch vụ việc làm TP. Hồ Chí Minh cũng thông tin, tháng 1.2024, đơn vị tiếp nhận nhu cầu tuyển dụng lao động của 118 doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân với tổng nhu cầu tuyển khoảng 21.000 vị trí việc làm. Nhiều đơn vị, cá nhân có nhu cầu tuyển lao động phổ thông ở các vị trí việc làm như đóng hàng, giao hàng, giúp việc gia đình, đáp ứng nhu cầu lao động dịp giáp Tết Nguyên đán.

Nhận định về thị trường lao động những tháng đầu năm cũng như cả năm 2024, ông Trần Anh Tuấn, chuyên gia dự báo nhu cầu nhân lực, Phó Chủ tịch Hội Giáo dục nghề nghiệp TP. Hồ Chí Minh phân tích, năm 2024, cả nước phấn đấu đạt tốc độ tăng trưởng tổng sản phẩm nội địa (GDP) là từ 6% - 6,5%. TP. Hồ Chí Minh - hạt nhân vùng kinh tế trọng điểm phía Nam đặt mục tiêu tốc độ tăng trưởng tổng sản phẩm nội địa trên địa bàn (GRDP) từ 7,5% - 8%; phục hồi trở lại sau một năm kinh tế gặp nhiều thách thức, khó khăn.

Để đạt mức tăng trưởng đó, năm 2024, các doanh nghiệp, đơn vị tiếp tục nỗ lực sản xuất kinh doanh, đồng nghĩa với việc thúc đẩy thị trường lao động, việc làm, tuyển dụng lao động.

Xu hướng việc làm mới

Trong cả trăm doanh nghiệp tham dự tại ngày hội kết nối việc làm mới diễn ra ở TP. Hồ Chí Minh, có nhiều doanh nghiệp may mặc, da giày với quy mô sản xuất lớn đăng ký tuyển từ vài trăm đến vài nghìn lao động trong tổng số gần 20.000 vị trí làm việc mới. Cụ thể, Công ty TNHH Worldon Việt Nam (huyện Củ Chi) có nhu cầu tuyển 8.000 công nhân, Công ty TNHH Đông Nam Việt Nam (huyện Hóc Môn) tuyển hơn 500 công nhân, Công ty TNHH Dệt may Thái Dương Việt Nam (TP. Thủ Đức) cần tuyển 200 công nhân...

Đáng chú ý, một số doanh nghiệp cắt giảm nhiều lao động trong thời gian qua cũng bắt đầu tuyển dụng trở lại; đơn cử như Công ty TNHH PouYuen Việt Nam (quận Bình Tân) cần tuyển mới 110 công nhân, Công ty TNHH Lạc Tỷ (quận Bình Tân) cũng đăng ký tuyển mới hơn 200 người.

Nhóm nghiên cứu của Đại học Quốc gia TP. Hồ Chí Minh cũng vừa công bố kết quả đề án khảo sát tuyển dụng tại 4 tỉnh, thành phố Đông Nam Bộ (TP. Hồ Chí Minh, Bình Dương, Đồng Nai, Bà Rịa - Vũng Tàu). Theo đó, kỹ thuật, sản xuất - chế biến, kinh doanh và quản lý là những ngành nghề có nhu cầu tuyển dụng cao nhất ở 4 địa phương này. Nhóm công việc này có nhu cầu tuyển dụng từ 11.000 đến trên 15.000 lao động mỗi năm trong giai đoạn từ 2023 - 2025. Điều này cho thấy, vùng kinh tế trọng điểm phía Nam tiếp tục là thị trường lao động lớn với nhu cầu cao trong khối công nghiệp sản xuất - kinh doanh.

Trong khi đó, báo cáo triển vọng thị trường lao động năm 2024 của Navigos Group cho thấy, dù có những biến động trong thị trường tuyển dụng nhưng 59,1% doanh nghiệp cho biết, vẫn sẽ tuyển dụng thêm khoảng 25% nhân sự trong năm 2024. Báo cáo cũng chỉ ra rằng, làm việc linh hoạt là xu hướng đang được nhiều người lao động quan tâm nhất trong thời gian tới với 50% người lao động lựa chọn.

Đáng chú ý, những việc làm mới dần xuất hiện tại Việt Nam trong giai đoạn 2023 - 2024 sẽ tập trung về trí tuệ nhân tạo (AI), công nghệ kỹ thuật số, xử lý dữ liệu, phân tích tình hình kinh doanh... Trong đó, các công việc liên quan đến lĩnh vực AI và xử lý dữ liệu đang xuất hiện trong hầu hết các ngành nghề, như công nghệ thông tin - viễn thông, xây dựng - bất động sản, ngân hàng, giáo dục, dịch vụ tài chính - tư vấn, dịch vụ tư vấn, bảo hiểm...

Theo Navigos Search, để có sự chuẩn bị tốt khi tình hình kinh tế thị trường bình ổn và phát triển trở lại, cũng như việc đáp ứng yêu cầu tuyển dụng thời đại mới, người lao động cần nắm bắt các xu hướng việc làm mới, biết áp dụng AI vào công việc để tạo ra lợi thế cạnh tranh trong bối cảnh thị trường tuyển dụng đòi hỏi ngày một cao. 

Xã hội

Hà Nội: Nhà máy xử lý nước thải Yên Xá vận hành thử nghiệm từ 1.12.2024
Môi trường

Hà Nội: Nhà máy xử lý nước thải Yên Xá vận hành thử nghiệm từ 1.12.2024

Thông tin từ Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình hạ tầng kỹ thuật và nông nghiệp thành phố Hà Nội cho biết, gói thầu số 1 xây dựng Nhà máy xử lý nước thải Yên Xá và gói thầu số 2 xây dựng hệ thống cống bao cho sông Tô Lịch và cống chính cơ bản đã hoàn thành và đưa vào vận hành thử vào ngày 1.12 tới.

Các đại biểu tham dự chương trình. Ảnh: Lăng Dành
Xã hội

Tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin nắm bắt tình hình

Trên địa bàn tỉnh Bắc Giang đã thành lập trên 2.100 Tổ Dân vận cộng đồng ở 100% thôn, bản, tổ dân phố, trong đó có vùng đồng bào dân tộc thiểu số để nắm tình hình và đề xuất các cấp ủy Đảng, chính quyền giải quyết những vấn đề liên quan đến người dân vùng đồng bào dân tộc thiểu số. Các tổ dân vận đã tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin trong nắm bắt tình hình thông qua thành lập các nhóm Zalo “Tổ Dân vận nòng cốt vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi”.

Tổng kết dự án tăng cường khả năng chống chịu rủi ro thiên tai cho đồng bào dân tộc thiểu số
Xã hội

Tổng kết dự án tăng cường khả năng chống chịu rủi ro thiên tai cho đồng bào dân tộc thiểu số

Ngày 22.11, tại Thành phố Điện Biên Phủ, World Vision International tại Việt Nam đã tổ chức hội thảo tổng kết dự án "Tăng cường khả năng chống chịu rủi ro thiên tai cho đồng bào dân tộc thiểu số tỉnh Điện Biên" (IREM). Dự án do Liên minh cứu trợ Đức (ADH) tài trợ và được triển khai bởi World Vision trong 14 tháng (10.2023-11.2024).

Khắc phục bất cập về điều kiện bảo đảm tổ chức, hoạt động
Đời sống

Khắc phục bất cập về điều kiện bảo đảm tổ chức, hoạt động

Về điều kiện bảo đảm tổ chức, hoạt động của công đoàn, dự thảo Luật Công đoàn (sửa đổi) có quy định, cán bộ công đoàn không chuyên trách được bảo đảm thời gian thực hiện nhiệm vụ của công đoàn; tuy nhiên, nhiều ý kiến cho rằng, thời lượng cụ thể dành cho công tác công đoàn còn thiếu thực tế, không khả thi. Do đó, cần nghiên cứu để có những quy định phù hợp, bảo đảm tổ chức công đoàn có vị thế, hoạt động độc lập, không phụ thuộc vào người sử dụng lao động.

Dấu mốc quan trọng
Đời sống

Dấu mốc quan trọng

Trong bối cảnh số lượng doanh nghiệp và người lao động, đoàn viên ngày càng tăng, nhiệm vụ của công đoàn càng thêm nặng nề. Để hoàn thành nhiệm vụ này, hành lang pháp lý về công đoàn cần phải tiếp tục được hoàn thiện. Luật Công đoàn (sửa đổi) nếu được Quốc hội thông qua tại Kỳ họp thứ Tám này sẽ là dấu mốc rất quan trọng thể chế hóa chủ trương, đường lối của Đảng, Nhà nước, nâng cao vị thế và khẳng định vai trò, hiệu quả hoạt động của tổ chức công đoàn trong bối cảnh hiện nay.

Phát huy quyền chủ động giám sát
Đời sống

Phát huy quyền chủ động giám sát

Một trong những nội dung đáng chú ý trong dự thảo Luật Công đoàn (sửa đổi) đang được Quốc hội thảo luận và xem xét thông qua trong Kỳ họp thứ Tám là quy định giám sát của công đoàn. Quy định này đã nhận được sự đồng tình của nhiều ĐBQH nhằm phát huy quyền chủ động thực hiện giám sát của tổ chức công đoàn, góp phần phát hiện sớm vi phạm tại đơn vị sử dụng lao động để kiến nghị chấn chỉnh hoặc xử lý kịp thời…

Nỗ lực, tăng cường các biện pháp phát triển, bảo vệ cây xanh đô thị
Xã hội

Nỗ lực, tăng cường các biện pháp phát triển, bảo vệ cây xanh đô thị

Cây xanh luôn giữ vai trò quan trọng, được ví như những “lá phổi” của thành phố. Chính vì vậy, trước những thiệt hại nặng nề về cây xanh sau cơn bão số 3 vừa qua, lãnh đạo TP. Hà Nội khi chỉ đạo công tác khắc phục hậu quả của bão đều nhấn mạnh phải cứu cây, nhất là những cây cổ thụ, cây cần bảo tồn, cây quý hiếm.

Thay đổi thói quen "đốt đồng" để giảm ô nhiễm môi trường
Môi trường

Thay đổi thói quen "đốt đồng" để giảm ô nhiễm môi trường

Mặc dù 68% số người được khảo sát có ý thức về môi trường, 80% có ý thức về sức khỏe, nhưng vẫn thể hiện sẽ tiếp tục “đốt đồng” (đốt lộ thiên/đốt mở trong nông nghiệp), với lý do chủ yếu “vì tin có tác dụng tốt, nhanh, rẻ”. Do vậy, cần có giải pháp truyền thông phù hợp để thay đổi thói quen này.