Tín dụng chính sách: Sinh kế của người nghèo Quảng Bình

Tính đến hết tháng 11.2023, tổng dư nợ các chương trình tín dụng do Ngân hàng Chính sách xã hội (NHCSXH) tỉnh Quảng Bình thực hiện đạt 5.182 tỷ đồng với 113.123 khách hàng còn dư nợ, tăng 789 tỷ đồng so với đầu năm, đạt 93% kế hoạch tăng trưởng. Nguồn vốn đã tạo sinh kế giúp nhiều hộ dân nâng cao thu nhập, góp phần thúc đẩy kinh tế, xã hội địa phương phát triển.

Sinh kế của người nghèo Quảng Bình -0
Nguồn vốn ưu đãi đã luôn đồng hành cùng người dân phát triển kinh tế

Giám đốc NHCSXH Chi nhánh Quảng Bình Trần Văn Tài cho biết, để chuyển tải kịp thời nguồn vốn tín dụng chính sách đến với người dân, đơn vị đã chỉ đạo các Phòng Giao dịch  NHCSXH huyện, thị xã, thành phố tập trung ưu tiên mọi nguồn lực để cho vay các đối tượng chính sách.

Cùng với đó, phối hợp với chính quyền địa phương, tổ chức hội nhận ủy thác, Tổ tiết kiệm và vay vốn đẩy mạnh giải ngân các chương trình tín dụng nhằm đáp ứng nhu cầu vay vốn của hộ nghèo và các đối tượng chính sách, kịp thời tháo gỡ khó khăn cho sản xuất, kinh doanh, đặc biệt là đôn đốc đẩy nhanh giải ngân các chương trình tín dụng theo Nghị quyết số 181/NQ-CP, ngày 2.11.2023 của Chính phủ. Kết quả đến nay, đơn vị đã triển khai nhiều chương trình vay vốn ưu đãi đến người dân, trong đó có nhiều chương trình có doanh số cho vay lớn, như: Cho vay nhà ở xã hội; nước sạch và vệ sinh môi trường nông thôn; hỗ trợ tạo việc làm, duy trì và mở rộng việc làm... Tính đến hết tháng 11.2023, tổng doanh số cho vay các chương trình ủy thác đạt 1.570 tỷ đồng với 26.203 lượt khách hàng vay. Các đơn vị có doanh số cho vay lớn, như: Lệ Thủy 253 tỷ đồng, Tuyên Hóa 243 tỷ đồng, Bố Trạch 226 tỷ đồng.

Để nguồn vốn chính sách đến đúng đối tượng hưởng thụ, hỗ trợ tối đa cho người nghèo vay vốn, NHCSXH đã triển khai đồng bộ nhiều giải pháp đưa nguồn vốn vay đến với người dân. Theo đó, ngoài việc đẩy mạnh tuyên truyền các chủ trương, chính sách về chương trình tín dụng ưu đãi đến các đối tượng vay vốn, đơn vị còn thiết lập mạng lưới giao dịch tại các xã, phường, thị trấn giúp người nghèo và các đối tượng chính sách khác tiếp cận được nguồn vốn thuận lợi.

Thực hiện phương thức ủy thác cho vay thông qua các tổ chức chính trị, xã hội, các Tổ TK&VV, phối hợp với NHCSXH giao dịch trực tiếp tại UBND cấp xã, đến nay, đã xây dựng được mạng lưới 151 Điểm giao dịch xã hoạt động rộng khắp các địa phương trong toàn tỉnh. Các Điểm giao dịch của NHCSXH tại các xã, phường, thị trấn là “cầu nối” để người nghèo và các đối tượng chính sách được tiếp cận nhanh nhất, đầy đủ nhất thông tin về chính sách tín dụng ưu đãi của Nhà nước, góp phần giảm nghèo ở địa phương.

Gia đình ông Đinh Chon, bản Cà Roòng 2, xã Thượng Trạch, huyện Bố Trạch là một trong những tấm gương điển hình trong phát triển sản xuất chăn nuôi của địa phương. Trước đây, gia đình ông thuộc diện hộ nghèo của xã, không có công ăn việc làm ổn định nên cuộc sống rất khó khăn. Năm 2018, được chính quyền địa phương tạo điều kiện, ông Đinh Chon vay 50 triệu đồng từ NHCSXH huyện Bố Trạch để chăn nuôi bò sinh sản và trồng rừng.

Nhờ thực hiện đúng quy trình kỹ thuật và chú ý chăm sóc nên rừng keo tràm của gia đình ông sinh trưởng và phát triển tốt, đàn bò đang trong quá trình sinh sản. Hiện nay, gia đình ông Chon đang duy trì nuôi 5 con bò sinh sản và 1,5ha rừng keo tràm. Mỗi năm, gia đình ông thu về từ 40 - 60 triệu đồng từ việc bán bò và keo tràm. Nhờ có nguồn thu nhập ổn định, từ một gia đình thuộc diện hộ nghèo đến nay gia đình ông Chon đã thoát nghèo bền vững, cuộc sống dần cải thiện.

Cũng nhờ được tiếp cận nguồn vốn ưu đãi, nhiều hộ gia đình trên địa bàn huyện Quảng Trạch đã mạnh dạn vay vốn để phát triển kinh tế. Năm 2019, gia đình chị Nguyễn Thị Hoàn, thôn Pháp Kệ, xã Quảng Phương vay 50 triệu đồng từ NHCSXH huyện Quảng Trạch để xây dựng chuồng trại, phát triển mô hình chăn nuôi. Từ 4 con bò và 2 con lợn nái sinh sản ban đầu, đến nay gia đình chị Hoàn đã mở rộng quy mô chuồng trại chuyên cung cấp con giống cho bà con trong vùng. Mỗi năm, từ mô hình chăn nuôi, gia đình chị Hoàn thu lãi hơn 50 triệu đồng.

Giám đốc NHCSXH Quảng Bình Trần Văn Tài cho biết thêm, thời gian tới, NHCSXH Quảng Bình tiếp tục phối hợp với chính quyền địa phương, các tổ chức chính trị, xã hội nhận ủy thác và các đơn vị có liên quan triển khai đồng bộ các giải pháp để tập trung nguồn lực cho NHCSXH thực hiện có hiệu quả các chương trình tín dụng; triển khai thực hiện có hiệu quả, chất lượng các chương trình tín dụng trên địa bàn, bảo đảm vốn được chuyển tải kịp thời đến đúng đối tượng thụ hưởng, sử dụng đúng mục đích và hoàn trả đầy đủ khi đến hạn; tổ chức giải ngân kịp thời vốn thu hồi và vốn được bổ sung mới, phấn đấu hoàn thành 100% kế hoạch tín dụng được giao hàng năm và tập trung đôn đốc thu hồi dứt điểm nợ đến hạn, nợ quá hạn; duy trì và phát huy hiệu quả mô hình tổ chức và phương thức quản lý tín dụng chính sách.

Bên cạnh đó, NHCSXH Quảng Bình tiếp tục triển khai có hiệu quả các giải pháp nâng cao chất lượng hoạt động ủy thác cho vay, chất lượng các Tổ Tiết kiệm và vay vốn, Điểm giao dịch tại xã, thị trấn... nhằm đưa hoạt động NHCSXH tiếp tục có những đóng góp tích cực, hiệu quả hơn vào chương trình giảm nghèo, giải quyết việc làm, an sinh xã hội và xây dựng nông thôn mới trên địa bàn tỉnh.

Đời sống

Các đại biểu tham dự chương trình. Ảnh: Lăng Dành
Xã hội

Tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin nắm bắt tình hình

Trên địa bàn tỉnh Bắc Giang đã thành lập trên 2.100 Tổ Dân vận cộng đồng ở 100% thôn, bản, tổ dân phố, trong đó có vùng đồng bào dân tộc thiểu số để nắm tình hình và đề xuất các cấp ủy Đảng, chính quyền giải quyết những vấn đề liên quan đến người dân vùng đồng bào dân tộc thiểu số. Các tổ dân vận đã tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin trong nắm bắt tình hình thông qua thành lập các nhóm Zalo “Tổ Dân vận nòng cốt vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi”.

Khắc phục bất cập về điều kiện bảo đảm tổ chức, hoạt động
Đời sống

Khắc phục bất cập về điều kiện bảo đảm tổ chức, hoạt động

Về điều kiện bảo đảm tổ chức, hoạt động của công đoàn, dự thảo Luật Công đoàn (sửa đổi) có quy định, cán bộ công đoàn không chuyên trách được bảo đảm thời gian thực hiện nhiệm vụ của công đoàn; tuy nhiên, nhiều ý kiến cho rằng, thời lượng cụ thể dành cho công tác công đoàn còn thiếu thực tế, không khả thi. Do đó, cần nghiên cứu để có những quy định phù hợp, bảo đảm tổ chức công đoàn có vị thế, hoạt động độc lập, không phụ thuộc vào người sử dụng lao động.

Dấu mốc quan trọng
Đời sống

Dấu mốc quan trọng

Trong bối cảnh số lượng doanh nghiệp và người lao động, đoàn viên ngày càng tăng, nhiệm vụ của công đoàn càng thêm nặng nề. Để hoàn thành nhiệm vụ này, hành lang pháp lý về công đoàn cần phải tiếp tục được hoàn thiện. Luật Công đoàn (sửa đổi) nếu được Quốc hội thông qua tại Kỳ họp thứ Tám này sẽ là dấu mốc rất quan trọng thể chế hóa chủ trương, đường lối của Đảng, Nhà nước, nâng cao vị thế và khẳng định vai trò, hiệu quả hoạt động của tổ chức công đoàn trong bối cảnh hiện nay.

Ổn định phúc lợi cho người lao động
Đời sống

Ổn định phúc lợi cho người lao động

Theo đánh giá của các ĐBQH, việc duy trì kinh phí công đoàn là một yếu tố quan trọng không chỉ giúp tổ chức công đoàn hoạt động hiệu quả mà còn bảo đảm nguồn lực để công đoàn khẳng định được trách nhiệm, vai trò của mình để tiếp tục chăm lo, bảo vệ quyền lợi cho người lao động.

Phát huy quyền chủ động giám sát
Đời sống

Phát huy quyền chủ động giám sát

Một trong những nội dung đáng chú ý trong dự thảo Luật Công đoàn (sửa đổi) đang được Quốc hội thảo luận và xem xét thông qua trong Kỳ họp thứ Tám là quy định giám sát của công đoàn. Quy định này đã nhận được sự đồng tình của nhiều ĐBQH nhằm phát huy quyền chủ động thực hiện giám sát của tổ chức công đoàn, góp phần phát hiện sớm vi phạm tại đơn vị sử dụng lao động để kiến nghị chấn chỉnh hoặc xử lý kịp thời…

Cần lộ trình tăng thuế hợp lý
Xã hội

Cần lộ trình tăng thuế hợp lý

Mục tiêu chính của thuế tiêu thụ đặc biệt là điều chỉnh hành vi tiêu dùng, không phải tăng thu ngân sách. Đối với thuốc lá, đây là sản phẩm có hại cho sức khỏe, nhưng chính sách thuế cần có lộ trình phù hợp, phải khuyến khích thay đổi hành vi theo hướng lành mạnh hơn, thay vì tạo cơ hội cho việc sử dụng các sản phẩm thay thế không đảm bảo chất lượng, hay buôn lậu.