Tìm hiểu kỹ khách hàng, cải thiện năng lực giao dịch

Hàng hóa của Việt Nam đã có mặt ở trên 200 quốc gia. Khi làm ăn với nhiều đối tác, nguy cơ tranh chấp, lừa đảo cũng phức tạp hơn. Để tránh rơi vào tình huống này, các chuyên gia khuyến cáo doanh nghiệp cần hiểu biết hơn về pháp luật thương mại quốc tế, tìm hiểu kỹ thông tin khách hàng, cải thiện khả năng giao dịch, đàm phán. 

Doanh nghiệp Việt bị lừa nhiều hơn

Tại Hội thảo “Phòng ngừa tranh chấp, lừa đảo trong thương mại quốc tế” ngày 23.8, Phó Tổng Thư ký, Trưởng ban Pháp chế Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) Đậu Anh Tuấn cho biết, xuất nhập khẩu được xem là điểm sáng của nền kinh tế, tốc độ tăng trưởng bình quân trên 20%. Hàng hóa của Việt Nam đã có mặt ở trên 200 quốc gia. “Khi làm ăn với nhiều đối tác và các luật chơi khác nhau thì nguy cơ tranh chấp, lừa đảo cũng phức tạp hơn”.

Sớm ohòng ngừa tranh chấp, lừa đảo trong thương mại quốc tế
Sớm phòng ngừa tranh chấp, lừa đảo trong thương mại quốc tế

Ông Nguyễn Minh Đức, Ban Pháp chế của VCCI cho biết, 52% doanh nghiệp Việt tham gia khảo sát năm 2018 nói rằng đã trải nghiệm lừa đảo hoặc tội phạm kinh tế khác, cao hơn mức 46% của khu vực châu Á - Thái Bình Dương và mức 49% của toàn cầu. Riêng với lừa đảo từ bên ngoài, doanh nghiệp Việt bị khách hàng, nhà cung cấp bên trung gian và đại lý lừa nhiều hơn so với doanh nghiệp trên thế giới. Thực tế, doanh nghiệp Việt chưa chú trọng các biện pháp chống lừa đảo và cũng không báo cáo cho các cơ quan nhà nước khi gặp vấn đề bởi lo ngại thông tin bị lọt ra công chúng, ông Đức nói.

Theo ông Đậu Anh Tuấn, doanh nghiệp Việt bị lừa đảo hoặc phải đối diện với các tình huống tranh chấp thường là do không kiểm tra kỹ lưỡng đối tác, phương thức thanh toán chưa phù hợp. Khả năng thương lượng, đàm phán hạn chế, không thông thạo thông lệ quốc tế cũng dễ dẫn đến rơi vào bẫy lừa đảo.

Điển hình là vụ việc 76 container hạt điều xuất khẩu bị lừa đảo hồi tháng 3 vừa qua. Phó Chủ tịch Hiệp hội Điều Việt Nam Bạch Khánh Nhựt cho biết, các doanh nghiệp đã quá tin tưởng vào công ty môi giới, không kiểm tra thông tin kỹ lưỡng. Hơn nữa, trong thời gian dịch bệnh khó khăn nên khi có các đơn hàng lớn doanh nghiệp rất mong bán được hàng. Ngoài ra, phương thức thanh toán vẫn còn nhiều rủi ro.

Nâng cao vai trò của thương vụ

Cũng theo ông Nhựt, “ván cờ lật ngược” của vụ 76 container hạt điều, từ chỗ có nguy cơ mất trắng đến chỗ lấy lại được toàn bộ là nhờ Chính phủ chỉ đạo quyết liệt, các bộ, ngành tích cực vào cuộc, đặc biệt là nỗ lực to lớn của Đại sứ quán Việt Nam, Thương vụ Việt Nam tại Italy.

Từ câu chuyện này, Hiệp hội Điều khuyến nghị doanh nghiệp trong kinh doanh quốc tế cần có sự kiểm tra đối tác độc lập. Ngoài việc tìm hiểu kỹ thị trường nước bạn, cần cảnh giác với các dấu hiệu bất thường từ đối tác, sử dụng các phương pháp thanh toán an toàn hơn. Khi gặp vấn đề, cần nhanh chóng thông tin tới hiệp hội ngành nghề để cùng hỗ trợ. Đặc biệt, ông Nhựt nhấn mạnh, vai trò của Thương vụ Việt Nam, Đại sứ quán tại nước sở tại rất quan trọng và cần hoạt động hiệu qủa hơn.

Từng đối mặt với những vụ việc lừa đảo, ông Nguyễn Huy Hùng, Giám đốc Kinh doanh Công ty CP Xuất khẩu Phúc Sinh nhấn mạnh, doanh nghiệp phải tìm hiểu kỹ thông tin khách hàng và không được phép cung cấp mã chuyển phát nhanh cho bất kỳ đối tượng nào. Cần kiểm tra địa điểm của người mua để kiểm soát có đúng hay không, tránh vội vàng, cẩu thả khi giao dịch quốc tế.

Dưới góc độ pháp lý, Luật sư Trương Thanh Đức, Giám đốc Công ty Luật ANVI lưu ý, các doanh nghiệp cần nắm chắc pháp luật về thương mại, quản lý ngoại thương, luật dân sự - đặc biệt là liên quan đến thanh toán, chuyển tiền, thuế, hải quan... “Hội nhập quốc tế thì lừa đảo cũng mang tầm cao mới. Nếu làm không đúng luật, không chặt chẽ, đi ngang về tắt thì rủi ro chắc chắn cao hơn”. Bộ Công thương cần đưa ra cảnh báo với doanh nghiệp bởi thông tin hiện nay rất ít. Bên cạnh đó, cần sử dụng các chuyên gia để nắm bắt thông tin, trong đó có dịch vụ pháp lý, theo dõi cơ quan điều tra, thương mại quốc tế. Ngoài việc phòng ngừa, phải có các phương án, kịch bản ứng phó khi xảy ra các rủi ro, nếu không sẽ lúng túng, khó giải quyết.

Để hạn chế các vụ lừa đảo, tranh chấp, Phó Tổng Thư ký, Trưởng ban Pháp chế Đậu Anh Tuấn cho rằng, doanh nghiệp phải tự hoàn thiện, có bộ máy, hệ thống quản trị rủi ro tốt, quan trọng là phải có mạng lưới thông tin, thường xuyên liên hệ với các thương vụ Việt Nam tại các thị trường. Doanh nghiệp cũng cần dựa vào các doanh nghiệp đã đi trước; các hiệp hội, ngành hàng nếu làm tốt vai trò của mình sẽ là kênh hỗ trợ tốt hạn chế rủi ro khi có tranh chấp. Về lâu dài cần hình thành dịch vụ pháp lý hiệu quả, đồng hành cùng doanh nghiệp, cần có sẵn luật sư, chuyên gia chuyên sâu trong lĩnh vực thương mại.

Kinh tế

Lộ trình phát triển công nghiệp bán dẫn Việt Nam đến năm 2050
Thị trường

Lộ trình phát triển công nghiệp bán dẫn Việt Nam đến năm 2050

Ngày 21.9 vừa qua, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính ký Quyết định số 1018/QĐ-TTg ban hành Chiến lược phát triển công nghiệp bán dẫn Việt Nam đến năm 2030 và tầm nhìn 2050 với lộ trình 3 giai đoạn. Mục tiêu đến năm 2050, Việt Nam trở thành quốc gia thuộc nhóm các quốc gia đi đầu về công nghiệp bán dẫn, điện tử, làm chủ nghiên cứu và phát triển trong lĩnh vực này; quy mô doanh thu công nghiệp bán dẫn đạt trên 100 tỷ USD/năm.

Hà Nội: Doanh nghiệp thường xuyên "ăn theo" liên danh để trúng thầu "dày đặc" về cung cấp thiết bị Phòng cháy, chữa cháy có tiềm lực ra sao?
Kinh tế

Hà Nội: Doanh nghiệp thường xuyên "ăn theo" liên danh để trúng thầu "dày đặc" về cung cấp thiết bị Phòng cháy, chữa cháy có tiềm lực ra sao?

Công ty Cổ phần Vật tư Thiết bị Phòng cháy Chữa cháy Hà Nội là một trong những doanh nghiệp nổi bật trong lĩnh vực cung cấp trang thiết bị PCCC trên địa bàn thủ đô. Theo các nguồn tin, trong nhiều năm qua, công ty này đã liên tiếp trúng hơn 130 gói thầu, với tổng giá trị các gói thầu có sự tham gia của công ty này là hơn 3.000 tỷ đồng.

Doanh nghiệp nào vừa mua lại vốn góp của Bitexco tại dự án nhiều năm “đắp chiếu” The Spirit Saigon?
Kinh tế

Doanh nghiệp nào vừa mua lại vốn góp của Bitexco tại dự án nhiều năm “đắp chiếu” The Spirit Saigon?

Ngoài Bất động sản Phương Đông Hà Nội, Bà Trần Thị Minh Hiếu còn đại diện cho Công ty Cổ phần Đầu tư và phát triển Bất động sản Nhật Minh. Doanh nghiệp này có vốn điều lệ chỉ 20 tỷ đồng với các cổ đông sáng lập gồm: Công ty Bất động sản Phương Đông Hà Nội; Trần Thị Huế và Dương Đình Phú.

Quảng cáo trực tuyến phát triển bùng nổ, tiến tới thống lĩnh thị trường.
Kinh tế

Phương thức quản lý mới với quảng cáo trên mạng

Nguyễn Lan Phương, Viện Nghiên cứu Chính sách và Phát triển Truyền thông (IPS)

Sự phát triển mạnh mẽ của khoa học và công nghệ cùng sự phổ biến của mạng xã hội đã tạo ra bước phát triển vượt bậc của ngành quảng cáo, làm thay đổi quy trình, phương thức quảng cáo. Luật Quảng cáo năm 2012 cần được sửa đổi, bổ sung với phương thức quản lý mới, nhằm góp phần thúc đẩy thị trường quảng cáo nói riêng và ngành công nghiệp văn hóa nói chung phát triển năng động, hiệu quả trong cuộc Cách mạng Công nghiệp lần thứ 4.

Trong tháng 8, xuất khẩu tôm Việt Nam đạt 404 triệu USD
Kinh tế

Xuất khẩu tôm tăng mạnh ở hầu hết thị trường

Theo Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu thủy sản Việt Nam (VASEP), xuất khẩu tôm tiếp tục ghi nhận tăng trưởng 2 con số ở hầu hết thị trường tiêu thụ chính nhưng ngành vẫn đối mặt nhiều thách thức, nhất là dịch bệnh trong khâu nuôi.

Ảnh minh họa.
Kinh tế

Kinh nghiệm quốc tế về đánh thuế với nước giải khát có đường

Dự thảo Luật Thuế tiêu thụ đặc biệt (sửa đổi) đề xuất bổ sung mặt hàng nước giải khát theo Tiêu chuẩn Việt Nam có hàm lượng đường trên 5g/100ml vào diện đánh thuế tiêu thụ đặc biệt. Trước khi đưa ra quyết định, việc tham khảo kinh nghiệm quốc tế là rất cần thiết, từ đó lựa chọn giải pháp phù hợp cho Việt Nam.

Toàn cảnh hội nghị
Kinh tế

Không ngân hàng nào đứng ngoài cuộc

Tại hội nghị triển khai các giải pháp hỗ trợ người dân bị ảnh hưởng bởi bão số 3 do Ngân hàng Nhà nước vừa tổ chức, nhiều ngân hàng đã công bố giảm lãi suất các khoản vay hiện hữu và vay mới. Nhấn mạnh các ngân hàng dù lớn hay nhỏ đều không thể đứng ngoài cuộc, Phó Thống đốc Đào Minh Tú đề nghị toàn ngành dùng lợi nhuận, tiết kiệm chi phí hoạt động để chia sẻ với người dân, doanh nghiệp; và đã cam kết là phải triển khai.

Các đại biểu tham dự hội thảo.
Kinh tế

Băn khoăn đánh thuế với nước giải khát có đường

Dự thảo Luật Thuế tiêu thụ đặc biệt (sửa đổi) bổ sung mặt hàng nước giải khát theo Tiêu chuẩn Việt Nam có hàm lượng đường trên 5g/100ml vào diện đánh thuế tiêu thụ đặc biệt; một trong những mục đích được cơ quan soạn thảo đưa ra là nhằm bảo vệ sức khỏe Nhân dân. Tuy vậy, các chuyên gia, đại diện doanh nghiệp cho rằng, cơ sở để đánh thuế vẫn chưa đầy đủ, rõ ràng.

“Vietnam Airlines Festa 2024” trở lại với chủ đề “Thu Hà Nội - Mùa Thu lịch sử". Ảnh: VNA
Doanh nghiệp

Khám phá Hà Nội mùa thu cùng Vietnam Airlines Festa 2024

“Vietnam Airlines Festa 2024” trở lại với chủ đề “Thu Hà Nội - Mùa Thu lịch sử". Với hàng loạt hoạt động đặc sắc và chương trình khuyến mãi hấp dẫn, Vietnam Airlines Festa 2024 là điểm đến không thể bỏ qua của người dân Thủ đô và du khách trong những ngày thu này.

Lợi thế đắt giá đến từ vị trí của phân khu Victoria
Kinh tế

Lợi thế đắt giá đến từ vị trí của phân khu Victoria

Là phân khu hưởng trọn lợi thế siêu kết nối của đại đô thị, cùng vị trí đắc địa khi nằm tách biệt với các dự án khác, The Victoria trở thành giao điểm kết nối giữa nhịp sống sôi động và yên bình để trở thành một điểm nhấn khác biệt của Vinhome Smart City.

Toàn cảnh Hôi thảo
Kinh tế

Triển lãm về tài chính số trong quản lý ngân sách

Hội thảo Triển lãm về tài chính số trong quản lý ngân sách Nhà nước năm 2024 - Vietnam Digital Finance 2024 (VDF-2024) diễn ra ngày 20.9 tại Hà Nội với chủ đề "Đổi mới quy trình nghiệp vụ và hệ thống thông tin ngành tài chính" trong kỷ nguyên số.