Đoàn ĐBQH Bình Thuận tổ chức hội thảo về thanh long:

Tìm cách tăng giá trị chứ không phải sản lượng

Sáng 19.5, Đoàn ĐBQH tỉnh Bình Thuận phối hợp với Viện Friedrich Naumann Foundation (FNF) và UBND tỉnh tổ chức hội thảo “Giải pháp phát triển sản xuất và tiêu thụ bền vững trái thanh long". Ông Dương Văn An, Bí thư Tỉnh ủy, Trưởng đoàn ĐBQH tỉnh Bình Thuận cho rằng, phải chú trọng tăng giá trị thanh long, việc mở rộng diện tích, sản lượng thanh long đến một thời điểm nào phải dừng lại...

Siết chặt khu vực trồng phù hợp

Có mặt tại hội thảo, ông Lê Văn Dũng (xã Thuận Hòa, Hàm Thuận Bắc), đại diện người trồng thanh long, cho biết trái cây này đang “bí” đầu ra. Bà con hiện phải cầm cự, duy trì vườn khi chi phí đầu vào quá cao, dẫn đến thua lỗ. Qua hội thảo, ông Dũng mong sẽ tìm được hướng giải quyết khó khăn cho bà con. Ông cũng kiến nghị các cấp tiếp sức thêm cho bà con về vốn; hỗ trợ chính sách; đẩy mạnh liên kết sản xuất, tham gia vào các hợp tác xã, tổ hợp tác để phát triển thanh long trở lại. Đồng thời, cần siết chặt khu vực trồng thanh long phù hợp hơn.

Doan-chu-tri-hoi-thao-anh-NL-1652962061489.png
Đoàn chủ trì hội thảo. Ảnh: NL

Trước đó, Đoàn ĐBQH tỉnh Bình Thuận đã khảo sát thực tế tình hình sản xuất và tiêu thụ thanh long tại 3 huyện Hàm Thuận Nam, Hàm Thuận Bắc, Bắc Bình. Ông Nguyễn Hữu Thông, Phó Trưởng đoàn ĐBQH tỉnh cho biết, do không bán được và nhiều trụ thanh long đã già cỗi… nên nhiều hộ nông dân đã phá bỏ vườn thanh long. Hết quý I.2022, diện tích trồng thanh long giảm khoảng 10%, còn 29.830ha. Bên cạnh đó, sản xuất thanh long còn manh mún, quy mô nhỏ, tự phát và cá thể; 64% nông dân không biết và không tiếp cận vùng trồng. Ngoài ra, chi phí đầu vào trồng thanh long như phân bón, thuốc bảo vệ thực vật hoá học, nhân công chiếm tỷ trọng lớn trong cơ cấu giá thành sản phẩm…

Từ kết quả khảo sát, Đoàn ĐBQH tỉnh Bình Thuận kiến nghị tiếp tục duy trì sản xuất thanh long theo vùng tập trung quy mô lớn. Đến năm 2025, hơn 70% diện tích vùng trồng được chứng nhận theo tiêu chuẩn VietGAP, GlobalGAP, hữu cơ; trên 50% diện tích ứng dụng công nghệ cao, sản xuất sạch, an toàn… Đồng thời, xây dựng hệ sinh thái bền vững trong sản xuất, tiêu thụ, chế biến và các dịch vụ liên quan đến thanh long. Tăng cường các hình thức hợp tác, liên kết sản xuất, chế biến, tiêu thụ thanh long theo chuỗi giá trị; có chính sách bảo đảm doanh nghiệp, hợp tác xã giữ vai trò nòng cốt, dẫn dắt thúc đẩy phát triển…

Quang-canh-hoi-thao-anh-NL-1652961891823.png
Toàn cảnh hội thảo về sản xuất, tiêu thụ thanh long do Đoàn ĐBQH tỉnh Bình Thuận tổ chức. Ảnh: K. Hằng

Đẩy mạnh liên kết, hỗ trợ vốn

Bàn về giải pháp, ông Nguyễn Quốc Toản, Cục trưởng Cục chế biến và thị trường nông sản (Bộ NN - PTNT) đề xuất việc quản lý quy hoạch, hoàn thiện chuỗi giá trị thanh long; đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng và tăng cường áp dụng tiến bộ kỹ thuật… Ông Toản nhấn mạnh, cần ổn định diện tích có điều kiện sinh thái, thổ nhưỡng phù hợp, có điều kiện đầu tư sản xuất tại vùng sản xuất tập trung; không mở rộng diện tích trồng mới tại vùng có điều kiện sinh thái, thổ nhưỡng không phù hợp. Cùng với đó, đẩy mạnh liên kết sản xuất thông qua hợp tác xã, tổ hợp tác, tạo liên kết sản xuất với doanh nghiệp, giảm tiêu thụ qua nhiều khâu trung gian. Quan trọng là áp dụng tiến bộ kỹ thuật vào sản xuất, như tưới nước tiết kiệm.

Dai-dien-nguoi-trong-thanh-long--1652961953748.jpg
Đại diện người trồng thanh long phát biểu tại hội thảo. Ảnh: NL

Ông Nguyễn Ngọc Bảo, Chủ tịch Liên minh Hợp tác xã Việt Nam cho rằng, thanh long nằm trong 13 sản phẩm chủ lực của quốc gia, đóng góp lớn cho phát triển kinh tế của cả nước. Nông dân trồng thanh long Bình Thuận có kinh nghiệm canh tác, điều kiện khí hậu, thổ nhưỡng thuận lợi. Vấn đề hiện nay là việc liên kết sản xuất giữa nông dân với nông dân, thương lái với doanh nghiệp xuất khẩu chưa chặt chẽ.

“Chúng ta phải tháo gỡ điểm nghẽn về logistics, chi phí sản xuất, phân bón tuần hoàn, giống và thị trường”, ông Bảo nói và kiến nghị các chính sách để hỗ trợ người sản xuất thanh long, nhất là vốn. Theo đó, cần có tháo gỡ về cho vay quỹ vốn nông dân tại địa phương, nới rộng chính sách cho vay không cần thế chấp tài sản. Mặt khác, cần có các chính sách hỗ trợ thuế đối với hợp tác xã. Về thông tin thị trường, ông Bảo cho rằng, cần xác định Trung Quốc vẫn là chính trong thời gian tới, nhưng cần đi sâu vào xuất khẩu chính ngạch.

Theo ông Dương Văn An, Bí thư Tỉnh ủy, Trưởng đoàn ĐBQH tỉnh Bình Thuận, việc mở rộng diện tích, sản lượng thanh long, đến một thời điểm nào đó cần phải dừng lại. Cần có nhiều sản phẩm nông nghiệp khác để cân bằng, có quy hoạch theo quy luật thị trường. Chúng ta phải chú trọng tăng giá trị thanh long chứ không phải tăng sản lượng. Phải chuyển đổi mô hình kinh tế từ số lượng sang chất lượng, nâng cao giá trị gia tăng.

z3366200791171_294d0f4ff5d91de0e-1652962173101.jpg
Phó trưởng Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Bình Thuận Nguyễn Hữu Thông trò chuyện với người trồng thanh long. Ảnh: K. Hằng

Ông An cho biết, các ý kiến thảo luận trong hội thảo là gợi ý cho địa phương thực hiện tốt quy hoạch, hoàn thiện chuỗi giá trị, khoa học kỹ thuật, thị trường tiêu thụ. Tỉnh sẽ tiếp tục nghiên cứu, thực hiện để thanh long Bình Thuận giữ được vai trò là nông sản chủ lực; đồng thời sẽ có báo cáo đề xuất, kiến nghị các bộ, ngành Trung ương về các chính sách hỗ trợ phù hợp…

Thị trường

Vietbank triển khai gói vay siêu ưu đãi 0% lãi suất và ưu đãi vay mua nhà
Thị trường

Vietbank triển khai gói vay siêu ưu đãi 0% lãi suất và ưu đãi vay mua nhà

Trong bối cảnh kinh tế toàn cầu đang có nhiều biến động khó lường như tăng trưởng toàn cầu chậm lại, rủi ro lạm phát gia tăng do căng thẳng thương mại toàn cầu sau khi Tổng thống Mỹ công bố sắc thuế ở nhiều quốc gia,… thị trường tín dụng Việt Nam đang ghi nhận những tín hiệu phục hồi mạnh mẽ ngay trong quý I.2025.

Chính thức đưa vào vận hành hệ thống KRX từ ngày 5.5.2025
Thị trường

Chính thức đưa vào vận hành hệ thống KRX từ ngày 5.5.2025

Được sự thống nhất, chấp thuận của Sở Giao dịch Chứng khoán Việt Nam và Ủy ban Chứng khoán Nhà nước về việc đưa vào vận hành Hệ thống công nghệ thông tin mới cho thị trường chứng khoán Việt Nam (Hệ thống KRX), Sở Giao dịch Chứng khoán TP. Hồ Chí Minh (HOSE) đã có thông báo chính thức về việc đưa vào vận hành Hệ thống công nghệ thông tin mới kể từ ngày 5.5.2025.

Ảnh minh họa
Kinh tế

Ngành điều tăng tốc mở cửa thị trường trước thách thức thuế quan

Phó Chủ tịch Hiệp hội Điều Việt Nam (VINACAS) Bạch Khánh Nhựt cho biết, để hiện thực hóa mục tiêu xuất khẩu trên 4,5 tỷ USD năm nay trong bối cảnh gặp thách thức từ thị trường Mỹ, ngành sẽ tập trung vào ba trụ cột là chất lượng; đa dạng hóa thị trường; và tăng cường xúc tiến thương mại, hỗ trợ doanh nghiệp khai thác thị trường mới.

Phở Story chiêu đãi 1000 tô phở tại Festival Phở 2025
Thị trường

Phở Story chiêu đãi 1000 tô phở tại Festival Phở 2025

Festival Phở 2025, sự kiện ẩm thực đặc sắc tôn vinh món phở – linh hồn của văn hóa Việt diễn ra từ ngày 18 đến 20.4.2025 tại Hoàng thành Thăng Long, Hà Nội. Mang chủ đề “Tinh hoa Phở Việt – Di sản trong kỷ nguyên số”, lễ hội không chỉ là hành trình khám phá hương vị phở mà còn là lời khẳng định mạnh mẽ về giá trị văn hóa của món ăn này trong thời đại mới.

Ảnh minh họa
Kinh tế

Cải thiện chất lượng giống, đưa cá rô phi thành mặt hàng xuất khẩu chủ lực

Bên cạnh cá tra (sản phẩm cá thịt trắng chủ lực), Việt Nam cũng xuất khẩu cá rô phi sang nhiều thị trường trên thế giới song sản lượng và giá trị còn khá khiêm tốn. Theo Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu Thủy sản Việt Nam, để đưa cá rô phi trở thành mặt hàng xuất khẩu chủ lực sau tôm và cá tra, cần đầu tư nghiên cứu và phát triển giống nội địa, giống chất lượng cao.

Toàn cảnh Hội thảo
Kinh tế

Củng cố nội lực ứng phó với thuế đối ứng

Tại Hội thảo "Thuế đối ứng của Mỹ và ứng phó của doanh nghiệp Việt Nam" do Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) tổ chức ngày 18.4, các chuyên gia cho rằng, trong nguy có cơ, các doanh nghiệp cần chủ động chuyển đổi và nâng cao sức chống chịu, đa dạng hóa thị trường xuất khẩu và chuỗi cung ứng...

Ảnh minh họa
Kinh tế

Dệt may nỗ lực thích ứng với chính sách thuế mới

Thị trường Mỹ chiếm gần 40% tổng kim ngạch xuất khẩu dệt may của Việt Nam, bất kỳ biến động chính sách nào từ quốc gia này đều tác động đến toàn ngành. Trong bối cảnh hai nước đang đàm phán về thuế đối ứng, các doanh nghiệp dệt may đang nỗ lực thích ứng bằng cách đa dạng hóa thị trường, đa dạng hóa nguồn cung, xanh hóa sản xuất…

Ảnh minh họa
Thị trường

Cơ hội trong thách thức thương mại

Việc Mỹ áp thuế 145% lên hàng Trung Quốc buộc nước này phải chuyển hướng xuất khẩu thủy sản, tạo áp lực cạnh tranh lớn tại nhiều thị trường, trong đó có Việt Nam. Tuy nhiên, đây cũng là cơ hội để thủy sản Việt Nam mở rộng thị phần, nếu kịp thời thích ứng, nâng cao chất lượng, kiểm soát xuất xứ và đa dạng hóa thị trường.