Tiêu thụ đồ uống có đường: Nhiều hệ lụy đối với sức khỏe

Tiêu thụ nhiều đồ uống có đường thiếu kiểm soát được xác định là một trong những nguyên nhân chính gây ra thừa cân, béo phì và rối loạn chuyển hóa cả ở người trưởng thành và trẻ em; làm gia tăng tỷ lệ mắc bệnh đái tháo đường type 2, tăng huyết áp cũng như các biến chứng về bệnh tim mạch, đột quỵ...

Đó là thông tin được đưa ra tại Tọa đàm "Cung cấp thông tin báo chí về thực trạng tiêu thụ, tác hại của sử dụng đồ uống có đường đối với sức khỏe và vai trò của thuế tiêu thụ đặc biệt trong kiểm soát tiêu dùng", do Bộ Y tế vừa tổ chức tại Hà Nội.

do-uong-co-duong-153-17316534047491210398600.jpg
Toàn cảnh Tọa đàm

Bà Đinh Thị Thu Thủy, Phó Vụ trưởng Vụ Pháp chế (Bộ Y tế) cho biết, ở Việt Nam, việc tiêu thụ nước giải khát có đường (loại đồ uống có đường phổ biến nhất) đã tăng nhanh trong những năm gần đây. Theo số liệu của Euromonitor 2023, tổng tiêu thụ đồ uống có đường đã tăng từ 1,59 tỷ lít năm 2009 lên 6,67 tỷ lít năm 2023 (tăng 420%). Tiêu thụ tính trên đầu người cũng tăng nhanh, từ mức 18 lít/người năm 2009, lên thành 66 lít/người năm 2023 (tăng 350%).

Theo thống kê từ Cục Y tế dự phòng, Bộ Y tế, trung bình người Việt Nam tiêu thụ khoảng 46,5g đường tự do/người/ngày, gần bằng mức giới hạn tối đa (50g/người/ngày) theo khuyến cáo của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) và cao gần gấp đôi so với mức có lợi cho sức khỏe là dưới 25g/người/ngày (cho một người trưởng thành có khẩu phần 2.000Kcal/ngày).

Bà Dương Hương Quỳnh, cán bộ dinh dưỡng Quỹ Nhi đồng Liên Hợp Quốc (UNICEF) thông tin, một nghiên cứu về thói quen tiêu thụ và cảm nhận về tác động tới sức khỏe của đồ uống có đường ở thanh thiếu niên Việt Nam cho thấy, 43% thanh thiếu niên uống đồ uống có đường trên 2 lần/1 tuần; 13,5% uống gần như hàng ngày; phỏng vấn thanh niên cho thấy, có tới trên 20% bạn trẻ uống 2 lon/chai trở lên mỗi lần sử dụng đồ uống có đường.

Chia sẻ tại tọa đàm, ThS.BS. Nguyễn Tuấn Lâm, đại diện Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) tại Việt Nam cho biết, có rất nhiều bệnh liên quan tới sử dụng thường xuyên đồ uống có đường; như sâu răng, tiểu đường type 2, thừa cân, béo phì, bệnh tim mạch, bệnh thận, bệnh gan nhiễm mỡ không do rượu, gút…

Do đó, khuyến nghị của WHO về đường cụ thể là nên giảm tiêu thụ đường tự do trong suốt quá trình sống. Trong đó, ở cả người lớn và trẻ em, giảm lượng đường tự do ăn vào dưới 10% tổng năng lượng ăn vào hàng ngày, tương đương với 12 thìa cà phê đường.

"Tốt nhất nên giảm thêm lượng đường tự do ăn vào xuống dưới 5% (6 thìa cà phê đường) tổng năng lượng ăn vào" - Bác sĩ Nguyễn Tuấn Lâm nói.

Từ thực tế đó, không ít ý kiến cho rằng, Việt Nam cần có các chính sách đủ mạnh nhằm kiểm soát tiêu thụ đồ uống có đường để phòng, chống các bệnh không truyền nhiễm có liên quan. Đại diện UNICEF cho rằng, cần tăng cường các quy định về ghi nhãn thực phẩm như ghi nhãn dinh dưỡng, hàm lượng đường ở mặt trước; yêu cầu ghi cảnh báo nguy cơ ảnh hưởng đến sức khỏe do tiêu thụ nhiều đường; nâng cao nhận thức của cộng đồng về ảnh hưởng của đồ uống có đường lên sức khỏe... Đặc biệt, kiểm soát chặt chẽ hơn nữa việc bán, quảng cáo, tiếp thị, tài trợ các sản phẩm đồ uống có đường...

Cùng với đó, chính sách thuế đồ uống có đường được xem là chính sách hiệu quả nhất, tiết kiệm chi phí bởi sẽ giảm tiêu thụ thực phẩm không lành mạnh. Thời gian qua, Bộ Y tế đã phối hợp với Bộ Tài chính để cung cấp thông tin về thực trạng sử dụng cũng như tác hại của đồ uống có đường. Bộ Tài chính đã đưa đồ uống có đường là một mặt hàng đánh thuế trong dự thảo Luật Thuế tiêu thụ đặc biệt (sửa đổi).

Theo đó, nước giải khát có hàm lượng đường trên 5g/100ml được đưa vào diện áp thuế tiêu thụ đặc biệt. Bộ Tài chính cho rằng, đây là mặt hàng mới được đề xuất bổ sung vào diện chịu thuế nên đề xuất mức 10% để khuyến khích doanh nghiệp sản xuất, nhập khẩu loại có lượng đường thấp; nâng cao nhận thức, điều chỉnh hành vi của người tiêu dùng.

Sức khỏe

Nghệ An có tân Giám đốc Sở Y tế
Sức khỏe

Nghệ An có tân Giám đốc Sở Y tế

Ngày 15.11, UBND tỉnh Nghệ An tổ chức Lễ công bố quyết định của Chủ tịch UBND tỉnh về công tác cán bộ. Trong đó, điều động bổ nhiệm đồng chí Lê Thị Hoài Chung - Ủy viên Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh, Bí thư Huyện ủy Yên Thành giữ chức Giám đốc Sở Y tế.

Thủ tướng yêu cầu tăng cường công tác phòng, chống bệnh sởi
Sức khỏe

Thủ tướng yêu cầu tăng cường công tác phòng, chống bệnh sởi

Trong những tháng gần đây, bệnh sởi có xu hướng gia tăng tại một số địa phương. Để chủ động kiểm soát, ngăn ngừa, không để bệnh sởi lây lan, bùng phát trên diện rộng, ngày 14.11.2024, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính ký ban hành Công điện yêu cầu các bộ, cơ quan liên quan và các địa phương tăng cường công tác phòng, chống bệnh sởi.

Ngành y tế hoàn thành 14/16 nhiệm vụ là nỗ lực vượt bậc
Tin tức

Ngành y tế hoàn thành 14/16 nhiệm vụ là nỗ lực vượt bậc

Chia sẻ bên lề phiên chất vấn và trả lời chất vấn tại Kỳ họp thứ Tám, Đại biểu Nguyễn Minh Tâm cho rằng, qua báo cáo ngành y tế gửi đến kỳ họp, việc giải quyết phần lớn những vấn đề phân công tại Nghị quyết được Quốc hội thông qua tại các kỳ họp trước, cho thấy nỗ lực rất lớn của ngành.

Xây dựng môi trường học đường không khói thuốc lá
Sức khỏe

Xây dựng môi trường học đường không khói thuốc lá

Trước tình trạng học sinh, sinh viên sử dụng thuốc lá đang trở thành mối lo của nhiều gia đình và toàn xã hội, vừa qua, Cục Y tế Giao thông Vận tải (Bộ Giao thông vận tải) phối hợp với Trường Đại học Công nghệ Giao thông vận tải, Quỹ Phòng, chống tác hại của thuốc lá (Bộ Y tế) tổ chức Hội thi “Sinh viên ngành giao thông vận tải nói không với thuốc lá” năm 2024.