Thủ tướng yêu cầu bảo đảm an ninh lương thực, xuất khẩu gạo bền vững

Thủ tướng Phạm Minh Chính vừa ban hành Chỉ thị số 24/CT-TTg về việc đảm bảo vững chắc an ninh lương thực quốc gia và thúc đẩy sản xuất, xuất khẩu gạo bền vững trong giai đoạn hiện nay.

Thủ tướng yêu cầu bảo đảm an ninh lương thực, xuất khẩu gạo bền vững -0
Thủ tướng yêu cầu bảo đảm mục tiêu sản xuất trên 43 triệu tấn lúa/năm trong các năm tiếp theo. Nguồn: ITN

Chị thị nêu rõ, thời gian qua, tình hình thương mại lương thực toàn cầu diễn biến phức tạp, giá gạo có xu hướng tăng cao. Tại Việt Nam, một số địa phương có hiện tượng mua gom lúa, gạo ồ ạt, gây mất cân đối cung - cầu cục bộ, đẩy giá lúa, gạo trong nước lên cao bất hợp lý.

Để đảm bảo vững chắc an ninh lương thực quốc gia trong mọi tình huống, đồng thời phát huy tiềm năng, lợi thế trong sản xuất lúa gạo và cơ hội của thị trường xuất khẩu, nâng cao thu nhập của người dân, tránh tình trạng đầu cơ, trục lợi bất chính, gây bất ổn thị trường và uy tín của gạo Việt Nam, Thủ tướng yêu cầu thực hiện một số nhiệm vụ.

Bảo đảm mục tiêu sản xuất trên 43 triệu tấn lúa/năm

Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn phải bảo đảm diện tích đất chuyên trồng lúa, theo dõi chặt chẽ tình hình thời tiết, thiên tai, dịch bệnh để kịp thời điều chỉnh sản xuất, bảo đảm mục tiêu sản xuất trên 43 triệu tấn lúa/năm trong các năm tiếp theo.

Khẩn trương triển khai xây dựng, thực hiện đúng tiến độ, hiệu quả Đề án "Phát triển bền vững một triệu héc ta chuyên canh lúa chất lượng cao phát thải thấp gắn với tăng trưởng xanh vùng Đồng bằng sông Cửu Long đến năm 2030".

Đồng thời, theo dõi sát diễn biến thị trường gạo khu vực và thế giới, tình hình sản xuất, sản lượng lúa, gạo theo từng chủng loại, mùa vụ trong năm để cân đối nguồn lúa, gạo phục vụ nhu cầu tiêu dùng lúa, gạo trong nước và xuất khẩu, đảm bảo vững chắc an ninh lương thực quốc gia trong mọi tình huống.

Chủ trì theo dõi, đẩy mạnh đàm phán, tháo gỡ các rào cản kỹ thuật để mở rộng thị trường xuất khẩu gạo của Việt Nam. Kịp thời hướng dẫn, khuyến cáo các địa phương, doanh nghiệp và các hộ nông dân tuân thủ nghiêm các quy định của Việt Nam và nước nhập khẩu.

Chủ động điều tiết hoạt động sản xuất, kinh doanh, xuất khẩu gạo

Bộ trưởng Bộ Công Thương chủ trì, phối hợp với các cơ quan liên quan chỉ đạo, kiểm tra, giám sát hoạt động kinh doanh xuất khẩu gạo, đảm bảo an ninh lương thực quốc gia và tuân thủ đúng theo quy định của pháp luật; theo dõi sát tình hình thị trường, thương mại gạo thế giới, động thái của các nước sản xuất, xuất khẩu, kịp thời thông tin đến các bộ, ngành, Hiệp hội Lương thực Việt Nam, thương nhân kinh doanh xuất khẩu gạo để chủ động điều tiết hoạt động sản xuất, kinh doanh, xuất khẩu gạo, bảo đảm phù hợp, hiệu quả.

Khẩn trương hoàn thiện, trình Chính phủ dự thảo Nghị định sửa đổi, bổ sung Nghị định số 107/2018/NĐ-CP ngày 15 tháng 8 năm 2018 của Chính phủ về kinh doanh xuất khẩu gạo, tạo môi trường kinh doanh công khai, minh bạch, công bằng, thuận lợi và đảm bảo lợi ích chính đáng của người nông dân trồng lúa, giữ uy tín cho mặt hàng gạo của Việt Nam.

Triển khai các chương trình, hoạt động giao thương, quảng bá sản phẩm, thương hiệu Gạo Việt Nam, xúc tiến thương mại gạo phù hợp với tình hình mới để nâng cao giá trị sản phẩm gạo của Việt Nam; khai thác hiệu quả cơ chế ưu đãi của các FTA mà nước ta là thành viên nhằm đa dạng hóa, chiếm lĩnh các thị trường mới, tiềm năng và nâng cao sức cạnh tranh cho ngành hàng gạo Việt Nam.

Hướng dẫn, hỗ trợ các thương nhân kinh doanh, xuất khẩu gạo nâng cao năng lực sản xuất, kinh doanh, khả năng đàm phán, ký kết, thực hiện hợp đồng xuất khẩu và xử lý có hiệu quả tranh chấp thương mại quốc tế, nâng cao uy tín và giá trị thương hiệu gạo Việt Nam trên thị trường quốc tế.

Xử lý nghiêm các trường hợp trục lợi bất chính, đẩy giá lúa gạo lên cao

Thủ tướng cũng yêu cầu Chủ tịch Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương chủ động chỉ đạo, điều hành tổ chức sản xuất lúa, gạo đảm bảo mục tiêu về năng suất, chất lượng, sản lượng theo kế hoạch.

Kịp thời cung cấp thông tin tới các bộ, ngành liên quan về sản lượng, chủng loại thóc, gạo hàng hóa tồn đọng và dự kiến năng suất, sản lượng thu hoạch lúa, gạo theo từng chủng loại, mùa vụ sản xuất trên địa bàn để phục vụ công tác điều hành xuất khẩu gạo.

Cùng với đó, chỉ đạo các cơ quan chức năng tăng cường theo dõi sát tình hình, kiểm tra, giám sát hoạt động sản xuất, lưu thông, tiêu thụ lúa, gạo trên địa bàn và việc duy trì mức dự trữ lưu thông tối thiểu của các thương nhân kinh doanh xuất khẩu gạo theo quy định; xử lý nghiêm các trường hợp đầu cơ, trục lợi bất chính, đẩy giá lúa gạo lên cao bất hợp lý, gây bất ổn thị trường trong nước, uy tín của thương hiệu gạo Việt Nam trên thị trường quốc tế.

Các thương nhân kinh doanh xuất khẩu gạo thực hiện nghiêm việc duy trì mức dự trữ lưu thông tối thiểu, chế độ báo cáo định kỳ, đột xuất theo yêu cầu của các bộ, ngành liên quan và theo quy định của Chính phủ; chủ động theo dõi tình hình thương mại gạo toàn cầu, trao đổi thông tin cùng Hiệp hội lương thực Việt Nam để kịp thời báo cáo các bộ, ngành liên quan những vấn đề phát sinh và đề xuất biện pháp xử lý.

Tìm hiểu kỹ các đối tác trước khi ký hợp đồng, đặc biệt thận trọng trong giao, nhận và thanh toán các lô hàng để tránh bị lừa đảo.

Đời sống

Tuổi trẻ Thái Bình với phong trào "Bình dân học vụ số"
Xã hội

Tuổi trẻ Thái Bình với phong trào "Bình dân học vụ số"

Phát huy tinh thần xung kích, tình nguyện của thanh niên trong thực hiện mục tiêu chuyển đổi số quốc gia, thời gian qua, tuổi trẻ tỉnh Thái Bình đã triển khai nhiều hoạt động thiết thực, hiệu quả như: ra mắt, tập huấn cho 686 đội hình thanh niên xung kích “Bình dân học vụ số” để hỗ trợ người dân tiếp cận, tận dụng công nghệ, nâng cao năng suất lao động, tạo cơ hội việc làm mới và hình thành cộng đồng thích ứng với chuyển đổi số...

Tổng giám đốc EVN Nguyễn Anh Tuấn tiếp và làm việc với Tập đoàn HDF Energy (Pháp)
Đời sống

Tổng giám đốc EVN Nguyễn Anh Tuấn tiếp và làm việc với Tập đoàn HDF Energy (Pháp)

Tổng giám đốc Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) Nguyễn Anh Tuấn vừa có buổi tiếp và làm việc với đại diện cấp cao của Tập đoàn năng lượng HDF (Hydrogène de France, HDF Energy) để trao đổi về tiềm năng hợp tác phát triển các dự án điện tái tạo tích hợp hydrogen (Renewstable®) tại Việt Nam, đặc biệt là tại các đảo còn khó khăn về hạ tầng điện.

Bồi dưỡng về IFRS và chia sẻ kinh nghiệm của Kiểm toán Nhà nước trong lĩnh vực ngân hàng
Đời sống

Bồi dưỡng về IFRS và chia sẻ kinh nghiệm của Kiểm toán Nhà nước trong lĩnh vực ngân hàng

Từ ngày 14 -18.4, Trường Đào tạo và Bồi dưỡng nghiệp vụ kiểm toán phối hợp với Hiệp hội Kế toán công chứng Anh quốc - ACCA tại Việt Nam và Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam (Agribank) tổ chức khóa bồi dưỡng “Chuẩn mực báo cáo tài chính quốc tế toàn diện và chia sẻ kinh nghiệm của Kiểm toán nhà nước trong lĩnh vực ngân hàng”.

Hanel tài trợ học bổng cho sinh viên Viện Phát triển nguồn nhân lực Việt Nam - Nhật Bản (VJCC)
Đời sống

Hanel tài trợ học bổng cho sinh viên Viện Phát triển nguồn nhân lực Việt Nam - Nhật Bản (VJCC)

Viện Phát triển nguồn nhân lực Việt Nam - Nhật Bản (VJCC) vừa tổ chức Lễ trao học bổng cho sinh viên vượt khó và sinh viên xuất sắc của 2 chương trình cử nhân Kinh doanh quốc tế theo mô hình tiên tiến Nhật Bản (JIB) và Kinh doanh số (DB) năm học 2024 - 2025. Công ty CP Hanel năm thứ tư liên tiếp đồng hành cùng các doanh nghiệp tài trợ học bổng sinh viên của Viện.

Tín dụng chính sách - cú huých để Kiên Giang giảm nghèo
Xã hội

Tín dụng chính sách - cú huých để Kiên Giang giảm nghèo

Đến cuối năm 2024, tỷ lệ hộ nghèo theo chuẩn tiếp cận đa chiều toàn tỉnh Kiên Giang còn 0,99%, giảm 1,7% so với năm 2020; 100% xã đạt chuẩn nông thôn mới, trong đó có 19 xã đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao... Đây là những kết quả nổi bật trong công tác giảm nghèo ở Kiên Giang. Trong đó, có sự đóng góp quan trọng của 22 chương trình tín dụng do Ngân hàng Chính sách xã hội (NHCSXH) tỉnh thực hiện.

Cách tính lương hưu mới từ 1.7.2025 với những điểm lợi hơn cho người lao động
Đời sống

Tăng cơ hội hưởng lương hưu của người tham gia bảo hiểm xã hội

Luật Bảo hiểm xã hội (BHXH) số 41/2024/QH15 năm 2024 có hiệu lực từ ngày 1.7.2025 đã thay đổi quy định về điều kiện hưởng lương hưu so với Luật BHXH 2014. Theo đó, người lao động khi đủ tuổi nghỉ hưu mà đóng BHXH từ đủ 15 năm trở lên thì được hưởng lương hưu hàng tháng và được cấp thẻ bảo hiểm y tế (BHYT) miễn phí để chăm sóc sức khỏe trong suốt quá trình hưởng lương hưu.

Nhận thức đúng, hành động đủ
Đời sống

Nhận thức đúng, hành động đủ

Gần 22 triệu đơn vị máu được hiến tặng, hàng triệu người bệnh được cứu sống, nhiều kỹ thuật điều trị hiện đại được triển khai thành công... là những thành tựu nổi bật sau 25 năm phát động Ngày Toàn dân hiến máu tình nguyện. Tuy nhiên, để phong trào tiếp tục phát triển bền vững, điều kiện tiên quyết là nâng cao nhận thức cộng đồng, không chỉ trong tư duy mà cả trong hành động.

Thêm động lực cho đội ngũ xây dựng pháp luật
Đời sống

Thêm động lực cho đội ngũ xây dựng pháp luật

Được ví như "kiến trúc sư thể chế", nhân lực tham gia công tác xây dựng pháp luật đóng vai trò quan trọng trong hoạch định chính sách. Thế nhưng, trong suốt thời gian dài, lực lượng này vẫn chưa có cơ chế đãi ngộ đặc thù tương xứng với tính chất công việc. Dự thảo "Nghị quyết của Quốc hội về một số cơ chế, chính sách đặc biệt tạo đột phá trong công tác xây dựng pháp luật", do Bộ Tư pháp chủ trì xây dựng, được kỳ vọng góp phần giữ chân và phát huy năng lực đội ngũ làm luật.

Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội Trần Sỹ Thanh thăm hỏi người dân làm thủ tục hành chính tại Chi nhánh số 1 thuộc Trung tâm Phục vụ hành chính công TP. Hà Nội.
Đời sống

Sắp xếp tổ chức bộ máy theo hướng đa ngành, đa lĩnh vực

Theo Giám đốc Trung tâm Phục vụ hành chính công thành phố Hà Nội Cù Ngọc Trang, sau hơn 5 tháng chính thức hoạt động, Trung tâm đã thực hiện phương án sắp xếp, cơ cấu lại tổ chức bộ máy theo hướng đa ngành, đa lĩnh vực, giảm tổ chức bên trong, tiết kiệm, chống lãng phí, bảo đảm thực hiện đúng tinh thần Nghị quyết số 18-NQ/TƯ với việc tổ chức 12 chi nhánh (giảm 18 chi nhánh).

" Bình dân học vụ số" để làm chủ công nghệ, góp phần xây dựng một xã hội số văn minh. Trong ảnh: Lễ phát động phong trào và ra mắt nền tảng " Bình dân học vụ số"
Đời sống

Sẵn sàng vận hành nền tảng "Bình dân học vụ số"

Tiếp nối tinh thần của phong trào “Bình dân học vụ” năm 1945, "Bình dân học vụ số" vừa được Ban Chỉ đạo Trung ương về phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số phát động không chỉ là một phong trào mang ý nghĩa xóa mù công nghệ đơn thuần, mà còn là cuộc cách mạng toàn dân, toàn diện, mở ra cánh cửa tri thức số cho mọi tầng lớp Nhân dân.