Chất lượng nguồn nhân lực chưa đáp ứng nhu cầu thị trường lao động

Sáng 21.3, Thường trực Ủy ban Văn hóa và Xã hội tổ chức tọa đàm về thực trạng nguồn nhân lực của Việt Nam và việc sử dụng nguồn nhân lực đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội, nhất là nguồn nhân lực chất lượng cao. Phó Chủ nhiệm Ủy ban Lâm Văn Đoan chủ trì tọa đàm.

Tọa đàm nhằm cung cấp thông tin về bức tranh nguồn nhân lực của Việt Nam, phục vụ giám sát chuyên đề của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về “Việc thực hiện chính sách, pháp luật về phát triển và sử dụng nguồn nhân lực đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội, nhất là nguồn nhân lực chất lượng cao, giai đoạn 2021 - 2024”.

toa-dam-nhan-luc-2137.jpg
Phó Chủ nhiệm Ủy ban Văn hóa và Xã hội Lâm Văn Đoan chủ trì tọa đàm

Nguồn bổ sung lực lượng lao động dồi dào

Trình bày tổng quan về tình hình lao động, việc làm từ năm 2021 - 2024, đại diện Cục Thống kê cho biết, Việt Nam vẫn đang thời kỳ cơ cấu dân số vàng với quy mô dân số trong độ tuổi lao động dồi dào và tăng hàng năm. Đây là lợi thế để bổ sung lực lượng lao động. Năm 2024, lực lượng lao động từ 15 tuổi trở lên đạt 53 triệu người, tăng khoảng 575,4 nghìn người so với năm 2023, tăng gần 2,4 triệu người so với năm 2021.

Cùng với quá trình phát triển các ngành kinh tế, cơ cấu lao động theo ngành của Việt Nam có sự chuyển hướng tích cực, giảm tỷ trọng lao động trong khu vực nông, lâm nghiệp và thủy sản, tăng tỷ trọng trong khu vực công nghiệp, xây dựng và khu vực dịch vụ. Tỷ trọng lao động trong khu vực nông, lâm nghiệp và thủy sản giảm liên tục, từ 48,6% năm 2010 xuống còn 26,5% năm 2024.

Toàn cảnh tọa đàm

Toàn cảnh tọa đàm

Thu nhập bình quân của người lao động tiếp tục được cải thiện, tăng lên ở hầu hết các ngành kinh tế. Năm 2024, thu nhập bình quân tháng của người lao động là 7,7 triệu đồng, tăng 8,6%, tương ứng tăng 610 nghìn đồng so với năm trước.

Tình trạng thất nghiệp và thiếu việc làm tiếp tục có xu hướng giảm nhờ tình hình kinh tế - xã hội của nước ta duy trì xu hướng tích cực, đạt được nhiều kết quả quan trọng. Tỷ lệ thiếu việc làm của lao động trong độ tuổi năm 2024 là 1,84%, giảm 0,18 điểm phần trăm so với năm trước.

Thiếu trầm trọng lao động chuyên môn kỹ thuật trình độ cao

toa-dam-nhan-luc-21315.jpg
Phó Trưởng ban Thống kê dân số và lao động, Cục Thống kê Nguyễn Huy Minh trình bày tổng quan về tình hình lao động, việc làm từ năm 2021 - 2024

Tuy nhiên, các con số thống kê cũng cho thấy, chất lượng nguồn nhân lực lao động Việt Nam hiện còn nhiều bất cập, hạn chế, chưa đáp ứng nhu cầu của một thị trường lao động hiện đại, linh hoạt, bền vững và hội nhập. Cơ cấu lao động chưa hợp lý, cả về trình độ và về phân bố theo khu vực.

Về cơ cấu, có tình trạng "thừa thầy, thiếu thợ" do lao động qua đào tạo đại học và sau đại học chiếm tỷ lệ lớn và gia tăng nhanh chóng, trong khi nền kinh tế thiếu trầm trọng đội ngũ lao động chuyên môn kỹ thuật có trình độ cao đẳng và trung cấp. Tỷ lệ lao động qua đào tạo có bằng, chứng chỉ năm 2024 là 28,3%. Như vậy, cả nước có khoảng 38 triệu lao động chưa qua đào tạo từ sơ cấp trở lên.

toa-dam-nhan-luc-2131.jpg
Phó viện trưởng Viện Khoa học tổ chức Nhà nước và Lao động TS. Trịnh Thu Nga gợi ý một số chính sách phát triển, sử dụng nguồn nhân lực, nhân lực chất lượng cao nhìn từ các số liệu thống kê

Phần đông người lao động của Việt Nam đang chấp nhận làm các công việc dễ tổn thương, không được đóng bảo hiểm xã hội, không có hợp đồng lao động, đó là việc làm phi chính thức. Năm 2024, tỷ lệ lao động có việc làm phi chính thức trong nền kinh tế khá cao (64,6%) so với các nước trong khu vực và trên thế giới. Đáng chú ý, lao động phi chính thức của Việt Nam không chỉ làm việc trong khu vực phi chính thức mà còn làm việc khá đông trong khu vực chính thức (năm 2024 khoảng 4,5 triệu lao động).

toa-dam-nhan-luc-2136.jpg
Các đại biểu dự tọa đàm

Những con số này cho thấy thách thức không nhỏ trong việc nâng cao trình độ chuyên môn kỹ thuật của người lao động. Việc xây dựng các chính sách và chương trình đào tạo cụ thể là yêu cầu cấp thiết trong thời gian tới.

Đào tạo trúng, sử dụng đúng

Phát triển nhân lực chất lượng cao đáp ứng yêu cầu của cuộc cách mạng Công nghiệp lần thứ 4 đang là một yêu cầu cấp bách để Việt Nam phát triển nhiều ngành công nghiệp, nhất là các ngành có công nghệ hiện đại, mới và vòng đời công nghệ rút ngắn, tốc độ thay đổi công nghệ nhanh như công nghiệp bán dẫn; công nghiệp thông minh; công nghệ màng mỏng (Fintech); năng lượng tái tạo/Công nghệ sạch (Renewable energy/ Clean tech); vật liệu mới (graphene, skyrmions, bio-plastic...), công nghệ sức khỏe thông minh (Smart health)... Các ý kiến tại tọa đàm cho rằng, cần đào tạo đúng, trúng vào những ngành nghề này, để khắc phục sự không phù hợp giữa đào tạo và nhu cầu của thị trường, lao động qua đào tạo không phải làm việc trái ngành nghề.

Bên cạnh đó, bảo đảm quy mô, cơ cấu lao động có việc làm theo ngành phù hợp, gắn chiến lược phát triển nhân lực với chiến lược phát triển kinh tế - xã hội, giảm tỷ trọng lao động có việc làm khu vực nông, lâm nghiệp và thủy sản tăng tỷ trọng lao động khu vực công nghiệp, xây dựng và ngành dịch vụ nhất là ngành công nghiệp công nghệ cao. Xây dựng cơ chế, chính sách để chuyển lao động khu vực phi chính thức sang khu vực chính thức.

Nghiên cứu xây dựng cơ chế, chính sách thu hút nguồn nhân lực nhất là nguồn nhân lực chất lượng cao. Theo đó, không chỉ có đãi ngộ (lương, thưởng) tương xứng với năng lực và đóng góp, mà còn phải tạo môi trường làm việc chuyên nghiệp, sáng tạo.

Đặc biệt, xây dựng và phát triển hệ thống thông tin thị trường lao động hiệu quả để kết nối cung cầu lao động lao động, kỹ năng và việc làm để hỗ trợ hoạch định chính sách hiệu quả.

Chính trị

Chủ tịch nước Lương Cường hội đàm với Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Lào
Chính trị

Chủ tịch nước Lương Cường hội đàm với Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Lào

Chiều 24.4, tại Phủ Chủ tịch ở Thủ đô Vientiane, Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Lào Thongloun Sisoulith đã chủ trì trọng thể lễ đón chính thức Chủ tịch nước Lương Cường theo nghi thức cao nhất dành cho nguyên thủ quốc gia. Ngay sau lễ đón, Chủ tịch nước Lương Cường đã hội đàm cùng Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Lào Thongloun Sisoulith.

Phó Chủ tịch Quốc hội Trần Quang Phương phát biểu
Chính trị

Rà soát tài sản công để có giải pháp sử dụng có hiệu quả hơn

Cho ý kiến về kết quả thực hành tiết kiệm, chống lãng phí năm 2024 tại Phiên họp sáng 24.4, các Ủy viên Ủy ban Thường vụ Quốc hội nhấn mạnh, phải xem đây là nhiệm vụ hết sức quan trọng với những nội dung rất cụ thể để các bộ, ngành, địa phương, cơ quan thực hiện. Cần rà soát lại tất cả các dự án chậm triển khai để kịp thời tháo gỡ vướng mắc về cơ chế, chính sách để khơi thông nguồn lực; rà soát các tài sản công ở các địa phương để có giải pháp sử dụng có hiệu quả hơn.

Thẩm tra dự án Luật Tổ chức cơ quan điều tra hình sự và dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Bộ luật Tố tụng hình sự
Chính trị

Thẩm tra dự án Luật Tổ chức cơ quan điều tra hình sự và dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Bộ luật Tố tụng hình sự

Chiều 24.4, tại Nhà Quốc hội, tiếp tục Phiên họp toàn thể lần thứ 2, Ủy ban Pháp luật và Tư pháp đã thẩm tra dự án Luật Tổ chức cơ quan điều tra hình sự (sửa đổi) và dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Bộ luật Tố tụng hình sự.

Phó Chủ tịch Quốc hội Lê Minh Hoan phát biểu chỉ đạo
Chính trị

Phó Chủ tịch Quốc hội Lê Minh Hoan chủ trì làm việc về 2 dự thảo Luật

Chiều 24.4, tại trụ sở Văn phòng Quốc hội - 22 Hùng Vương, Hà Nội, Ủy viên Trung ương Đảng, Phó Chủ tịch Quốc hội Lê Minh Hoan đã chủ trì cuộc làm việc với một số bộ, ngành, cơ quan, tổ chức về dự thảo Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Tiêu chuẩn và quy chuẩn kỹ thuật và dự thảo Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Chất lượng sản phẩm, hàng hóa.

Chủ tịch nước Lương Cường tới Viêng Chăn, bắt đầu thăm cấp Nhà nước đến Lào
Chính trị

Chủ tịch nước Lương Cường tới Viêng Chăn, bắt đầu thăm cấp Nhà nước đến Lào

15h ngày 24.4, chuyên cơ chở Chủ tịch nước Lương Cường và đoàn đại biểu cấp cao Việt Nam đã tới sân bay quốc tế Wattay, Thủ đô Vientiane, bắt đầu chuyến thăm cấp Nhà nước tới Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào từ 24 - 25.4 theo lời mời của Tổng Bí thư Ban chấp hành Trung ương Đảng Nhân dân Cách mạng Lào, Chủ tịch nước Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào Thongloun Sisoulith.

Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Thanh phát biểu
Chính trị

Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Thanh gặp mặt Đoàn ĐBQH các khóa tỉnh Vĩnh Phúc

Trưa 24.4, tại Nhà Quốc hội, Ủy viên Trung ương Đảng, Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Thanh đã gặp mặt Đoàn ĐBQH các khóa tỉnh Vĩnh Phúc, nhân dịp Đoàn tổ chức về nguồn, thăm Nhà Quốc hội hướng tới kỷ niệm 50 năm Ngày giải phóng miền Nam thống nhất đất nước (30.4.1975 - 30.4.2025) và 80 năm Ngày Tổng tuyển cử đầu tiên bầu Quốc hội Việt Nam (6.1.1946 - 6.1.2026).

Chủ tịch nước Lương Cường lên đường thăm cấp Nhà nước đến Lào
Chính trị

Chủ tịch nước Lương Cường lên đường thăm cấp Nhà nước đến Lào

Chiều 24.4, Chủ tịch nước Lương Cường dẫn đầu Đoàn đại biểu cấp cao Việt Nam đã rời Hà Nội đi thăm cấp Nhà nước tới Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào trong hai ngày 24 - 25.4 theo lời mời của Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Nhân dân Cách mạng Lào, Chủ tịch nước Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào Thongloun Sisoulith.

Ủy ban Pháp luật và Tư pháp thẩm tra 2 dự án luật
Chính trị

Ủy ban Pháp luật và Tư pháp thẩm tra 2 dự án luật

Sáng 24.4, tiếp tục Phiên họp toàn thể lần thứ 2, dưới sự chủ trì của Ủy viên Trung ương Đảng, Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật và Tư pháp Hoàng Thanh Tùng, Ủy ban Pháp luật và Tư pháp thẩm tra dự án Luật Thanh tra (sửa đổi) và dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Xử lý vi phạm hành chính.

toàn cảnh Phiên họp
Thời sự Quốc hội

Lập định mức mà thiếu cơ sở, chưa đầy đủ thì dự toán sẽ không chính xác

Lưu ý thời điểm xây dựng phương án về định mức phân bổ như Tờ trình của Chính phủ là chưa phù hợp, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đề nghị Chính phủ tiếp thu ý kiến của Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn và ý kiến của cơ quan thẩm tra để hoàn thiện dự thảo Nghị quyết về nguyên tắc, tiêu chí, định mức phân bổ dự toán chi thường xuyên ngân sách nhà nước năm 2026. Đây là vấn đề rất quan trọng, nếu lập định mức mà thiếu cơ sở, chưa đầy đủ thì dự toán sẽ không chính xác.

Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Đức Hải điều hành nội dung thảo luận
Chính trị

Sớm sửa đổi Luật Thực hành tiết kiệm, chống lãng phí

Trong phiên thảo luận sáng 24.4, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đề nghị Chính phủ tiếp tục triển khai Chỉ thị số 27-CT/TW ngày 25.12.2023 của Bộ Chính trị về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác thực hành tiết kiệm, chống lãng phí. Sớm sửa đổi, bổ sung Luật Thực hành tiết kiệm, chống lãng phí để thể chế hóa chủ trương của Đảng, đưa công tác thực hành tiết kiệm, chống lãng phí sang giai đoạn mới thực chất, hiệu quả hơn.

Bí thư Đảng ủy, Tổng Biên tập Báo Đại biểu Nhân dân Phạm Thị Thanh Huyền tặng hoa chúc mừng Chi ủy Ban Công tác Hội đồng nhân dân và Phóng viên thường trú nhiệm kỳ 2025 - 2027
Chính trị

Đại hội Chi bộ Ban Công tác Hội đồng nhân dân và phóng viên thường trú nhiệm kỳ 2025 - 2027

Sáng 24.4, tại trụ sở Văn phòng Quốc hội, 35 Ngô Quyền, Hà Nội, Chi bộ Ban Công tác Hội đồng nhân dân và phóng viên thường trú đã tiến hành Đại hội Chi bộ nhiệm kỳ 2025 - 2027. Bí thư Đảng ủy, Tổng Biên tập Báo Đại biểu Nhân dân Phạm Thị Thanh Huyền dự và chỉ đạo Đại hội.

Thủ tướng Phạm Minh Chính: Đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số không phân biệt giới tính, tuổi tác, tôn giáo
Chính trị

Thủ tướng Phạm Minh Chính: Đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số không phân biệt giới tính, tuổi tác, tôn giáo

Sáng 24.4, Hội đồng Thi đua - Khen thưởng Trung ương (Hội đồng) tổ chức Lễ phát động phong trào “Cả nước thi đua đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số”. Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính, Chủ tịch Hội đồng chủ trì buổi lễ và chính thức phát động phong trào.