Thủ tướng Phạm Minh Chính tiếp đoàn lãnh đạo các Trường Đại học của Hoa Kỳ

Sáng 31.3, tại Hà Nội, Thủ tướng Phạm Minh Chính đã tiếp đoàn lãnh đạo 21 Trường Đại học của Hoa Kỳ sang Việt Nam tham dự Chương trình Hợp tác Học thuật Quốc tế (IAPP).

Thủ tướng Phạm Minh Chính tiếp lãnh đạo các trường đại học của Hoa Kỳ. Ảnh: Dương Giang/TTXVN
Thủ tướng Phạm Minh Chính tiếp lãnh đạo các trường đại học của Hoa Kỳ. Ảnh: Dương Giang/TTXVN

Dự cuộc làm việc có Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo Nguyễn Kim Sơn; Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ Nguyễn Mạnh Hùng; Đại sứ Hoa Kỳ tại Việt Nam Marc E. Knapper; lãnh đạo các bộ, ngành, cơ quan và các trường đại học Việt Nam.

Vui mừng gặp Đoàn đại biểu các trường đại học hàng đầu Hoa Kỳ đúng dịp Hoa Kỳ và Việt Nam kỷ niệm 30 năm thiết lập quan hệ ngoại giao (1995-2025), Thủ tướng Phạm Minh Chính cho biết, ngay sau khi Việt Nam giành độc lập dân tộc, đầu năm 1946 Chủ tịch Hồ Chí Minh đã gửi thư cho Tổng thống Harry Truman đề nghị thiết lập ngoại giao đầy đủ với Hoa Kỳ, thể hiện thiện chí của Việt Nam trong quan hệ với Hoa Kỳ.

Đến năm 2023, Việt Nam - Hoa Kỳ chính thức nâng cấp quan hệ lên Đối tác Chiến lược Toàn diện vì hòa bình, hợp tác và phát triển bền vững. Quan hệ Việt Nam - Hoa Kỳ được cho là hình mẫu trong quan hệ quốc tế. Hoa Kỳ ủng hộ Việt Nam mạnh, độc lập, tự cường và thịnh vượng; hai bên gác lại quá khứ, khai thác điểm đồng, hạn chế bất đồng, tôn trọng sự khác biệt, hướng đến tương lai.

Sau 30 năm thiết lập quan hệ ngoại giao, quan hệ Việt Nam - Hoa Kỳ đã đạt nhiều thành tựu nổi bật, trở thành đối tác hàng đầu của nhau. Trong đó, hợp tác trong lĩnh vực giáo dục, đào tạo, khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo được xác định là một trong những trụ cột quan trọng, đạt nhiều kết quả.

Thủ tướng Phạm Minh Chính tiếp lãnh đạo các trường đại học của Hoa Kỳ. Ảnh: Dương Giang/TTXVN
Thủ tướng Phạm Minh Chính tiếp lãnh đạo các trường đại học của Hoa Kỳ. Ảnh: Dương Giang/TTXVN

Hiện nay có khoảng 30.000 sinh viên, học sinh Việt Nam học tập tại Hoa kỳ, đứng thứ 5 về số lượng sinh viên quốc tế tại Hoa Kỳ. Có khoảng 50 chương trình liên kết đào tạo giữa cơ sở giáo dục đại học của Việt Nam và Hoa Kỳ, chủ yếu là chương trình đào tạo trình độ đại học và trình độ thạc sĩ. Sau đào tạo, nhiều người làm việc rất thành công trong các cơ quan, doanh nghiệp của cả nước.

Nhắc lại lời dạy của Chủ tịch Hồ Chí Minh “một dân tộc dốt là một dân tộc yếu”, Thủ tướng cho biết, Việt Nam xác định giáo dục, đào tạo là quốc sách hàng đầu. Trong Tuyên ngôn Độc lập khai sinh ra nước Việt Nam dân chủ cộng hòa (nay là Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam), Chủ tịch Hồ Chí Minh khẳng định “tất cả mọi người đều sinh ra có quyền bình đẳng”, do đó mọi người đều được tiếp cận công bằng về giáo dục. Ngay sau khi giành độc lập dân tộc, Việt Nam tập trung “diệt giặc dốt”.

Hiện nay, Việt Nam đang xây dựng đất nước với 3 trụ cột chính là: Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa; nền dân chủ xã hội chủ nghĩa và nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa. Việt Nam đang tập trung thực hiện 3 đột phá chiến lược về thể chế, cơ sở hạ tầng và nguồn nhân lực, nhất là nhân lực chất lượng cao; phấn đấu tạo đột phá về phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo, chuyển đổi số quốc gia.

Thủ tướng Phạm Minh Chính phát biểu tại buổi tiếp. Ảnh: Dương Giang/TTXVN
Thủ tướng Phạm Minh Chính phát biểu tại buổi tiếp. Ảnh: Dương Giang/TTXVN

Việt Nam đã ban hành một số văn bản, chủ trương quan trọng về phát triển giáo dục - đào tạo và khoa học, công nghệ để đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo; tạo đột phá phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo, chuyển đổi số quốc gia. Việt Nam cam kết dành mức chi đến 20% tổng chi ngân sách nhà nước cho giáo dục và đào tạo để nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực, bồi dưỡng nhân tài, phát triển con người cả về đức, trí, thể, mỹ; rất mong sự chia sẻ, hợp tác với Hoa Kỳ trong phát triển giáo dục và đào tạo.

Trân trọng cảm ơn Thủ tướng Phạm Minh Chính đã dành thời gian tiếp đoàn, Đại sứ Hoa Kỳ tại Việt Nam Marc E. Knapper và đại diện các trường đại học Hoa Kỳ đánh giá cao chiến lược phát triển của Việt Nam, nhất là trong lĩnh vực giáo dục, đào tạo; cho biết sẵn sàng hợp tác, sát cánh cùng Việt Nam thực hiện các chiến lược phát triển kinh tế - xã hội, đặc biệt là trong giáo dục, đào tạo, khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, góp phần làm sâu sắc quan hệ Đối tác Chiến lược toàn diện Việt Nam- Hoa Kỳ.

Thủ tướng Phạm Minh Chính với lãnh đạo các trường đại học của Hoa Kỳ. Ảnh: Dương Giang/TTXVN
Thủ tướng Phạm Minh Chính với lãnh đạo các trường đại học của Hoa Kỳ. Ảnh: Dương Giang/TTXVN

Giới thiệu về tiềm năng, chương trình hợp tác với Việt Nam, đại diện các trường đại học Hoa Kỳ cho biết, IAPP 2025 là hoạt động nhằm kết nối chiến lược các trường đại học Việt Nam với trường đại học Hoa Kỳ, hỗ trợ các trường đại học của hai bên xây dựng Kế hoạch hợp tác thiết thực, hiệu quả và bền vững.

Tại chương trình IAPP 2025, 21 trường đại học của Hoa Kỳ và 30 trường đại học Việt Nam trao đổi nhiều nội dung hợp tác, tập trung vào lĩnh vực STEM, chuyển đổi số, chuyển đổi xanh, ICT, bán dẫn - vi mạch, AI, tự động hóa, công nghệ sinh học, vật liệu tiên tiến, năng lượng xanh, luật quốc tế, nông nghiệp và bền vững, sức khỏe, giáo dục, Đông Nam Á học và ngôn ngữ Việt Nam học.

Đại diện các trường đại học của 2 nước chia sẻ nhiều nội dung, đề nghị Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ chỉ đạo và hỗ trợ thúc đẩy kết nối hai nền giáo dục để thúc đẩy các chương trình hợp tác giáo dục, đào tạo, nhất là trong trao đổi sinh viên, giảng viên, liên kết đào tạo, các chương trình nghiên cứu chung...

Đánh giá cao các ý kiến chia sẻ của các đại biểu, thể hiện tình cảm “từ trái tim đến trái tim”, Thủ tướng tin tưởng những mong muốn, quyết tâm hợp tác được nêu trong buổi làm việc này sẽ sớm hiện thực hoá bằng các đề án, chương trình hợp tác cụ thể.

Thông tin về tình hình Việt Nam, Thủ tướng cho biết, Việt Nam đang phấn đấu đạt tăng trưởng 8% trong năm 2025, tạo đà, tạo lực, nền tảng, khí thế cho thời kỳ tăng trưởng 2 con số trong những năm tiếp theo. Do đó, Việt Nam phải có những chiến lược mang tính “xoay chuyển tình thế, chuyển đổi trạng thái”. Việt Nam tập trung sắp xếp tổ chức bộ máy; cải cách hành chính, chuyển trạng thái từ thụ động sang chủ động phục vụ nhân dân, doanh nghiệp; xác định phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo, chuyển đổi số là đột phá, động lực mới cho phát triển; kinh tế tư nhân là động lực quan trọng nhất của phát triển kinh tế… Trong đó, giáo dục, đào tạo có vai trò hết sức quan trọng.

Cho rằng, hợp tác giữa các trường đại học của Việt Nam và Hoa Kỳ đã được triển khai nhiều năm qua, song chưa thực sự sâu rộng và hiệu quả như mong đợi, Thủ tướng đề nghị các trường đại học của hai nước phối hợp chặt chẽ xây dựng kế hoạch hợp tác mang tính dài hạn, bền vững, thiết thực và hiệu quả với các hình thức đa dạng, sáng tạo, linh hoạt như trao đổi sinh viên, giảng viên, liên kết đào tạo, các chương trình nghiên cứu chung, đi vào các lĩnh vực mới để giúp Việt Nam khai thác không gian biển, không gian vũ trụ, không gian ngầm. Hoa Kỳ xem xét mở rộng chương trình học bổng, ưu đãi học phí dành cho sinh viên, nghiên cứu sinh Việt Nam.

Thời gian qua các Tập đoàn lớn của Hoa Kỳ như Intel, NVIDIA, Apple… đã đến tìm hiểu và đầu tư, mở rộng hệ sinh thái, Thủ tướng đề nghị các trường đại học của hai bên chủ động trao đổi để có các chương trình hợp tác cụ thể, đặc biệt là trong các ngành kỹ thuật cao, AI, bán dẫn, công nghệ sinh học, sức khỏe, nông nghiệp, ngoại ngữ, đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao theo yêu cầu của các tập đoàn, doanh nghiệp của hai nước và hợp tác nghiên cứu phát triển.

Việt Nam nhận thức rõ và hiểu các quan tâm và ưu tiên của chính quyền Tổng thống Donald Trump hiện nay; đang nỗ lực giải quyết cân bằng thương mại giữa hai nước, duy trì đà phát triển kinh tế bền vững thông qua nhiều giải pháp như giảm thuế cho các sản phẩm thế mạnh của Hoa Kỳ như gỗ, nông sản; tăng cường nhập khẩu sản phẩm như máy bay, khí hóa lỏng (LNG), các mặt hàng công nghệ cao; tạo điều kiện cho doanh nghiệp Hoa Kỳ đầu tư, mở rộng tại Việt Nam và giải quyết các quan tâm của phía Hoa Kỳ… Thủ tướng đề nghị lãnh đạo các trường có tiếng nói với chính quyền Tổng thống Donald Trump sớm công nhận Việt Nam có nền kinh tế thị trường; bỏ hạn chế xuất khẩu công nghệ cao với Việt Nam; hạn chế các chính sách ảnh hưởng đến quan hệ kinh tế - thương mại, tạo điều kiện để Việt Nam tiếp tục phát triển.

Với quan điểm “coi trọng trí tuệ, thời gian và sự quyết đoán”, “đã tốt rồi phải tốt hơn nữa, đã hiệu qủa rồi phải hiệu quả hơn nữa”, Thủ tướng Phạm Minh Chính tin tưởng hợp tác giáo dục, đào tạo Việt Nam - Hoa Kỳ thời gian tới sẽ sâu sắc, hiệu quả hơn, góp phần vào sự phát triển của mỗi quốc gia, dân tộc, quan hệ Đối tác Chiến lược toàn diện giữa hai nước, cũng như cho hòa bình, hợp tác, phát triển trong khu vực và trên thế giới.

Chính trị

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn và Phu nhân đến Thủ đô Yerevan, bắt đầu chuyến thăm chính thức Armenia
Chính trị

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn và Phu nhân đến Thủ đô Yerevan, bắt đầu chuyến thăm chính thức Armenia

21h tối 1.4, theo giờ địa phương (24h giờ Việt Nam), Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn và Phu nhân Nguyễn Thị Thanh Nga cùng Đoàn đại biểu cấp cao nước ta đã tới sân bay quốc tế Zvartnots, Thủ đô Yerevan, bắt đầu chuyến thăm chính thức Cộng hòa Armenia theo lời mời của Chủ tịch Quốc hội Alen Simonyan.

Tạo điều kiện cho trường nghề đẩy mạnh hợp tác quốc tế
Thời sự Quốc hội

Tạo điều kiện cho trường nghề đẩy mạnh hợp tác quốc tế

Chiều 1.4, dưới sự chủ trì của Phó Chủ nhiệm Ủy ban Văn hóa và Xã hội Đinh Công Sỹ, Đoàn giám sát của Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã làm việc với Trường Cao đẳng Nghề công nghiệp Hà Nội về thực hiện chính sách, pháp luật về phát triển và sử dụng nguồn nhân lực đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội, nhất là nguồn nhân lực chất lượng cao, giai đoạn 2021 - 2024.

Đoàn công tác của Phó Thủ tướng Chính phủ Mai Văn Chính viếng Nghĩa trang liệt sĩ Hòn Dung và Đền thờ Liệt sĩ tháp Trầm Hương
Chính trị

Đoàn công tác của Phó Thủ tướng Chính phủ Mai Văn Chính viếng Nghĩa trang liệt sĩ Hòn Dung và Đền thờ Liệt sĩ tháp Trầm Hương

Sáng ngày 1.4, Đoàn công tác do Phó Thủ tướng Chính phủ Mai Văn Chính dẫn đầu đã viếng Nghĩa trang liệt sĩ Hòn Dung và Đền thờ Liệt sĩ tháp Trầm Hương nhân dịp kỷ niệm 50 năm Ngày giải phóng tỉnh Khánh Hòa (2.4.1975 - 2.4.2025) và 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30.4.1975 - 30.4.2025). 

Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Thanh tri ân người có công tại Phú Yên
Chính trị

Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Thanh tri ân người có công tại Phú Yên

Nhân kỷ niệm 50 năm Giải phóng tỉnh Phú Yên (1.4.1975 - 1.4.2025), ngày 1.4, Ủy viên Trung ương Đảng, Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Thanh cùng lãnh đạo Tỉnh ủy, UBND tỉnh Phú Yên đã đến thăm, tặng quà Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân, Trung tá Hồ Đắc Thạnh. Ông từng là thuyền trưởng Tàu 41, chỉ huy con tàu thực hiện 12 chuyến vận chuyển vũ khí chi viện cho chiến trường miền Nam trong thời kỳ kháng chiến chống Mỹ.

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn hội kiến Nhà vua Bỉ Philippe
Thời sự Quốc hội

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn: Củng cố tin cậy chính trị, thúc đẩy hợp tác Việt Nam - Bỉ trên tất cả các lĩnh vực

Nhấn mạnh chuyến thăm của Nhà vua Bỉ là dấu mốc quan trọng, mở ra chương mới trong quan hệ song phương, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn vui mừng trước những bước phát triển tích cực của quan hệ hai nước và cơ quan lập pháp hai nước, góp phần tăng cường hiểu biết lẫn nhau, củng cố tin cậy chính trị và thúc đẩy hợp tác trên tất cả các lĩnh vực. 

Thứ trưởng Bộ Ngoại giao Lê Thị Thu Hằng
Chính trị

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn và Phu nhân lên đường tham dự Đại hội đồng IPU-150, thăm chính thức Uzbekistan và Armenia

Chiều nay, 1.4, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn, thay mặt Lãnh đạo Đảng, Nhà nước Việt Nam, và Phu nhân Nguyễn Thị Thanh Nga cùng Đoàn đại biểu cấp cao nước ta rời Thủ đô Hà Nội, lên đường tham dự Đại hội đồng lần thứ 150 của Liên minh Nghị viện Thế giới (IPU-150), thăm chính thức Cộng hòa Uzbekistan và Cộng hòa Armenia từ ngày 2 đến ngày 8.4 theo lời mời của Chủ tịch IPU Tulia Ackson và Tổng Thư ký IPU Martin Chungong, Chủ tịch Thượng viện Quốc hội Uzbekistan Tanzila Narbaeva, Chủ tịch Quốc hội Armenia Alen Simonyan.

Kiến nghị xây dựng chiến lược phát triển nhân lực trẻ chất lượng cao
Chính trị

Kiến nghị xây dựng chiến lược phát triển nhân lực trẻ chất lượng cao

Ban Bí thư Trung ương Đoàn TNCS Hồ Chí Minh dự báo trong giai đoạn tới, nguồn nhân lực sẽ tiếp tục có sự thay đổi về cơ cấu, chất lượng và xu hướng phát triển, đòi hỏi lực lượng lao động trẻ phải liên tục cập nhật kỹ năng và thích ứng với yêu cầu mới. Chính phủ cần chỉ đạo xây dựng chiến lược phát triển nhân lực trẻ chất lượng cao giai đoạn 2025 - 2045 với các mục tiêu cụ thể...

Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Khắc Định chủ trì cuộc họp - ảnh: Hồ Long
Chính trị

Tập trung tham mưu, phục vụ Kỳ họp thứ Chín và các phiên họp của Ủy ban Thường vụ Quốc hội

Kết luận cuộc họp giao ban giữa Lãnh đạo Quốc hội với Thường trực các cơ quan của Quốc hội về triển khai một số nhiệm vụ trọng tâm tháng 4 và Quý II năm 2025, Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Khắc Định đề nghị, các cơ quan của Quốc hội, Văn phòng Quốc hội tập trung chuẩn bị các nội dung phục vụ Kỳ họp thứ Chín, Quốc hội Khóa XV; các phiên họp của Ủy ban Thường vụ Quốc hội và thực hiện các nhiệm vụ về lập pháp, giám sát, quyết định vấn đề quan trọng.

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn nồng hậu chào đón Chủ tịch Quốc hội Armenia Alen Simonyan trong chuyến thăm chính thức Việt Nam tháng 11.2024.
Chính trị

Khai thông hợp tác, mở ra cơ hội phát triển mới cho quan hệ song phương

Nhận lời mời của Chủ tịch Liên minh Nghị viện Thế giới (IPU) Tulia Ackson và Tổng Thư ký IPU Martin Chungong, Chủ tịch Thượng viện Quốc hội Uzbekistan Tanzila Narbaeva, Chủ tịch Quốc hội Armenia Alen Simonyan, chiều 1.4, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn thay mặt Lãnh đạo Đảng, Nhà nước Việt Nam và Phu nhân cùng Đoàn đại biểu cấp cao nước ta rời Thủ đô Hà Nội, lên đường tham dự Đại hội đồng IPU - 150 tại Tashkent, thăm chính thức Cộng hòa Uzbekistan và Cộng hòa Armenia từ ngày 2 đến ngày 8.4. Đây là chuyến thăm chính thức đầu tiên ở cấp cao nhất của Chủ tịch Quốc hội nước ta đến Uzbekistan và Armenia kể từ khi Việt Nam và hai nước Uzbekistan, Armenia thiết lập quan hệ ngoại giao.

Phó Chủ tịch Quốc hội, Thượng tướng Trần Quang Phương phát biểu
Thời sự Quốc hội

Phó Chủ tịch Quốc hội, Thượng tướng Trần Quang Phương dự Lễ công bố và trao Nghị quyết về công tác cán bộ

Sáng 1.4, tại trụ sở Văn phòng Quốc hội - 22 Hùng Vương, Hà Nội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã tổ chức Lễ công bố và trao Nghị quyết về công tác cán bộ đối với Phó Chủ nhiệm Ủy ban Quốc phòng, An ninh và Đối ngoại. Ủy viên Trung ương Đảng, Phó Chủ tịch Quốc hội, Thượng tướng Trần Quang Phương dự và phát biểu.