Thủ khoa tốt nghiệp xuất sắc ĐH Bách khoa Hà Nội: Từng bị áp lực vì “tin đồn” học Bách khoa khó qua môn

Lại Ngọc Thăng Long là thủ khoa đầu ra của Đại học Bách khoa Hà Nội năm 2023. Thăng Long là lứa sinh viên khóa đầu tiên của Khoa Khoa học máy tính, em tốt nghiệp với điểm GPA 3.93/4, điểm rèn luyện 95/100 điểm. 

10 kỳ đạt học bổng hạng A

Chàng thủ khoa sinh năm 2000 xuất thân từ xã miền núi của tỉnh Hà Tĩnh. Bố mẹ của Thăng Long đều là giáo viên, ngay từ nhỏ, em đã được rèn luyện trong môi trường kỷ luật và nghiêm khắc. 

Bên cạnh Thăng Long có anh trai là cựu sinh viên Đại học Bách khoa Hà Nội  (ĐHBKHN), cũng vì vậy em được truyền cảm hứng yêu thích môn toán ngay từ nhỏ và đặt quyết tâm phải vào ngôi trường anh trai từng theo học. Tới khi vào cấp 3, Thăng Long nhận thấy sự cuốn hút kỳ lạ ở môn Tin học. Từ đó em bắt đầu đào sâu kiến thức ở hai môn Toán-Tin.

Năm 2018, Lại Ngọc Thăng Long đã đạt 27,1 điểm khối A00. Cũng trong năm đó, ĐHBKHN tách khoa Công nghệ thông tin cũ thành 3 khoa, trong đó có Khoa Khoa học máy tính. Cậu đã đánh liều đăng ký và trúng tuyển vào ngành học mới nhất Khoa học Máy tính, Đại học Bách khoa Hà Nội.

 “Nhận thấy chương trình đào tạo của Khoa Khoa học máy tính phù hợp với đam mê về toán và tin học; Đặc biệt là có các định hướng về khoa học dữ liệu, trí tuệ nhân tạo, có tiềm năng ứng dụng trong tương lai sắp tới, nên em đã chọn theo ngành đó.” Lại Ngọc Thăng Long thuật lại.

Những buổi học đầu tiên, nam sinh quê Hà Tĩnh cảm thấy bị ngợp khi các bạn học cùng lớp đều là những học sinh từng giành nhiều giải quốc gia, quốc tế, học trường chuyên, đều các bạn giỏi nhất toàn quốc... tốc độ tiếp thu kiến thức rất nhanh. 

Rồi những "tin đồn" Bách khoa học rất khó, một buổi học 1-2 chương sách là chuyện thường, cũng khiến Long dè chừng. Học được vài buổi, em  xác nhận "tin đồn" có thật, Long chỉ dám đặt mục tiêu không để trượt môn nào.

“Em khá áp lực, lần đầu bước vào đại học không đặt mục tiêu quá cao, qua môn, ra trường đúng hạn đã mừng rồi” Long chia sẻ.

Tuy nhiên, kết quả học kỳ đầu tiên đã tạo động lực rất lớn cho Thăng Long, nhìn điểm số khả quan, quan trọng hơn Long nhận thấy năng lực của mình có thể học tốt và theo kịp các bạn nên sự tự tin trong em cứ như vậy mà lớn dần lên.

Thấm thoát 5 năm trên giảng đường Bách Khoa, giờ đây Lại Ngọc Thăng Long đã trở thành thủ khoa đầu ra với điểm GPA 3.93/4 đứng đầu toàn trường. 

“Gần đến kỳ cuối em có đặt mục tiêu nhưng không biết mình có đạt được thủ khoa không. Nhưng lúc nhận được thông báo của nhà trường thì vỡ oà cảm xúc. Sau đó em có báo thông tin về gia đình. Cả nhà rất bất ngờ, đặc biệt là mẹ em vô cùng xúc động, vì em cũng ít cập nhật tình hình học tập về cho gia đình biết.” Thăng Long xúc động kể lại. 

Bên cạnh đó, nam sinh giành được học bổng khuyến khích học tập loại A (cao nhất) ở tất cả kỳ học, cùng nhiều học bổng do doanh nghiệp tài trợ. Ngoài ra, Long có bài báo khoa học tại một hội nghị quốc tế, đạt điểm rèn luyện 95/100 và được kết nạp Đảng.

Chia sẻ bí quyết giữ vững phong độ học xuất sắc trong suốt 10 kỳ học, Lại Ngọc Thăng Long cho biết, kỳ đầu tiên, em luôn chú ý nghe giảng, làm bài tập ngay sau khi hết buổi học, thường xuyên ôn luyện lại kiến thức, hình thành một nhóm học tập để các bạn cùng đồng hành, chia sẻ, bảo ban nhau học hành. Nhận thấy phương pháp nảy hiệu quả với mình nên Long đã áp dụng trong những kỳ học còn lại và thành quả là kết quả đáng ngưỡng mộ như hiện nay. 

Lại Ngọc Thăng Long đã tự đặt ra những nguyên tắc làm việc cho bản thân là luôn chủ động đặt ra mục tiêu, thực hiện từ sớm. Đối với mục tiêu ngắn hạn, mục tiêu dài hạn, phải phác thảo ra các bước để thực hiện mục tiêu đó đúng hạn. 

 “Các môn học, công việc sẽ luôn có thời hạn, em cố gắng chủ động thực hiện nó ngay từ sớm, không để “nước đến chân mới nhảy”.” Thủ khoa đầu ra ĐHBKHN cho biết.

Định hướng trở thành Nhà khoa học dữ liệu

Hiện nay, Lại Ngọc Thăng Long đang là chuyên viên Khoa học dữ liệu tại ngân hàng Techcombank. 

“Em định hướng trở thành một Nhà Khoa học dữ liệu, có ứng dụng về trí tuệ nhân tạo. Ngày nay dữ liệu như một “mỏ vàng”, mọi khía cạnh, lĩnh vực trong cuộc sống đều đưa ra dữ liệu. Như cầu để khai thác dữ liệu ngày càng lớn hơn. Em cũng nhận thấy tiềm năng ứng dụng của nó rất lớn, đặc biệt ở lĩnh vực ngân hàng. 

Khoa học dữ liệu không chỉ giúp khối ngân hàng kinh doanh tốt hơn mà còn giúp tối ưu trải nghiệm người dùng từ dữ liệu người dùng đã tham gia sử dụng tại ngân hàng đó là tiềm năng vô cùng lớn.” Lại Ngọc Thăng Long nhận định về tiềm năng của ngành Khoa học dữ liệu. 

Theo Thăng Long chia sẻ, ngành Khoa học dữ liệu hiện nay trên thế giới đã ứng dụng khá nhiều. Tại Việt Nam mới đang bước đầu, chỉ có các công ty, tập đoàn lớn bắt đầu nghiên cứu, tìm hiểu, ứng dụng về nó. 

Xét về mặt bằng chung chưa được khai thác, sử dụng nhiều vào thực tiễn. Long nhận thấy Việt Nam còn rất nhiều dư địa để ứng dụng  Khoa học dữ liệu, ngoài ngân hàng còn rất nhiều ngành khác cần đến như giáo dục, y tế, nông nghiệp...

Để trở thành một chuyên viên Khoa học dữ liệu như hiện nay, ngay từ năm 3 đại học Thăng Long đã đăng ký tham gia, chương trình thực tập sinh viên tài năng của Tập đoàn Viettel.

Sau kỳ thực tập, dự án của Long thuộc top 10 các dự án xuất sắc nhất Tập đoàn Viettel với mức lương 40 triệu đồng/3 tháng, đặc biệt Long cũng nhận được lời mời ở lại tập đoàn làm việc.

Cũng trong giai đoạn này, Long là đồng tác giả một bài báo khoa học xuất bản tại hội nghị quốc tế EAI INISCOM 2022 về "Phát hiện phương tiện vi phạm giao thông thông minh sử dụng Học sâu".

Thời điểm trước khi tốt nghiệp, Long đã phải chạy hết tốc lực, làm việc căng thẳng bất kể đêm ngày khi vừa hoàn thành đồ án tốt nghiệp, vừa phụ trách 2 dự án trọng điểm của ngân hàng. Lúc đó Long làm đồ án chủ yếu bằng hình thức online, gặp thầy cô 1 tuần/lần, tranh thủ làm đồ án vào buổi tối hoặc cuối tuần. Thời gian trên công ty luôn cố gắng hoàn thành công việc một cách nhanh và hiệu quả nhất để giành thời gian còn lại hoàn thành đồ án.

Tuy bận rộn, nhưng đồ án tốt nghiệp của cậu được thầy cô đánh giá cao và thuộc top những bài xuất sắc nhất. Đồ án của Long làm về xây dựng mô hình học máy, cảnh báo sớm khách hàng có rủi ro nợ hay không.

Theo Long, để theo đuổi ngành Khoa học dữ liệu, sinh viên cần cố gắng học tập nền tảng tốt tại trường. Sau quá trình học năm 3-4 khi kiến thức nền tảng đã chắc chắn hơn sẽ tìm kiếm cơ hội thực tập trong các lĩnh vực liên quan. Đây cũng là cách mình thử sức xem có thực sự đam mê với nó hay không. 

Trong Khoa học dữ liệu, bên cạnh kiến thức lập trình, kiến thức về toán rất quan trọng. Ngoài ra đi làm thực tế sẽ phải làm việc với rất nhiều bên nên cần các khả năng thuyết trình, tiếng anh, kỹ năng mềm cũng rất quan trọng.

Chia sẻ về tương lai, Thủ khoa đầu ra ĐHBKHN cho biết, mục tiêu gần của Long là làm công việc liên quan đến Khoa học dữ liệu tại công ty, tập đoàn, để đóng góp kiến thức, năng lực của mình cho sự phát triển của tập đoàn đó, cũng như đóng góp vào lĩnh vực cụ thể cho đất nước, xã hội. 

Long muốn thăng tiến, nắm giữ vai trò quan trọng trong tổ chức để mình có thể đóng góp nhiều hơn. Bên cạnh đó, em xem xét cơ hội học tập, nâng cao kiến thức thêm trong tương lai.

Giáo dục

Hiệu trưởng Trường ĐH Ngoại thương nhắn nhủ tân cử nhân: "Thành công không đến từ con đường bằng phẳng"
Giáo dục

Hiệu trưởng Trường ĐH Ngoại thương nhắn nhủ tân cử nhân: "Thành công không đến từ con đường bằng phẳng"

Nhắn nhủ các tân cử nhân trong lễ tốt nghiệp, PGS.TS Bùi Anh Tuấn, Hiệu trưởng Trường Đại học Ngoại thương chia sẻ, trên con đường phía trước, sẽ không ít lần các em cảm thấy hoang mang khi đứng giữa các ngã rẽ. Nhưng các em hãy nhớ rằng, đặc quyền của tuổi trẻ là “thử và sai”. Thành công không đến từ những con đường bằng phẳng, mà là kết quả của nhiều phép thử.

Gần 2.000 học sinh tham dự Chương trình đối thoại, tư vấn, hướng nghiệp năm 2025
Giáo dục

Gần 2.000 học sinh tham dự Chương trình đối thoại, tư vấn, hướng nghiệp năm 2025

Sáng 5.4, tại Trường THPT Hà Đông (quận Hà Đông, TP Hà Nội), chương trình “Đối thoại, tư vấn, hướng nghiệp năm 2025” do Báo Tuổi trẻ Thủ đô tổ chức đã diễn ra sôi nổi, thu hút sự tham gia của gần 2.000 học sinh đến từ các trường THPT Hà Đông, THPT Ngô Thì Nhậm, THPT Văn Lang cùng đông đảo phụ huynh và thầy cô giáo.

Các đại biểu dự hội nghị chụp ảnh lưu niệm
Giáo dục

Trường Đại học Điện lực triển khai thực hiện nghị quyết 03 của Chính phủ

Ngày 3.4, Trường Đại học Điện lực tổ chức Hội nghị “Triển khai thực hiện nghị quyết 03/NQ-CP ngày 9.1.2025 của Chính phủ” nhằm đưa ra các phương án về đột phá phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số quốc gia. Tham dự hội nghị có Bí thư Đảng ủy, Chủ tịch Hội đồng trường PGS.TS Vũ Đình Ngọ; Phó Bí thư Đảng ủy, Hiệu trưởng Nhà trường, PGS.TS Đinh Văn Châu; Phó Hiệu trưởng, PGS.TS Nguyễn Lê Cường.

Hướng dẫn dạy học 2 buổi/ngày của Bộ GD-ĐT chưa đáp ứng yêu cầu Chương trình GDPT 2018
Giáo dục

Hướng dẫn dạy học 2 buổi/ngày của Bộ GD-ĐT chưa đáp ứng yêu cầu Chương trình GDPT 2018

Bộ GD-ĐT thừa nhận, việc tổ chức dạy học 2 buổi/ngày chưa được thực hiện nghiêm túc, đúng quy định, chưa khai thác và sử dụng hết hiệu suất về cơ sở vật chất và định biên giáo viên được giao cho nhà trường. Công văn hướng dẫn dạy học 2 buổi/ngày chưa đáp ứng yêu cầu của Chương trình GDPT 2018 cần phải thay đổi điều chỉnh.

Nữ sinh xuất sắc Đại học Ngoại thương được tuyển dụng chính thức khi chưa tốt nghiệp
Giáo dục

Nữ sinh xuất sắc Đại học Ngoại thương được tuyển dụng chính thức khi chưa tốt nghiệp

Nguyễn Diệu Quỳnh là một trong những sinh viên có thành tích xuất sắc nhất trong đợt xét tốt nghiệp sớm của Trường Đại học Ngoại thương năm 2025, với điểm trung bình gần tuyệt đối 3.98/4.0. Đầu năm 2025, khi chưa chính thức tốt nghiệp, Diệu Quỳnh đã được tuyển dụng làm nhân viên chính thức ở một công ty lớn.

Giải pháp nào để xây dựng thế hệ trẻ bản lĩnh hội nhập, khát vọng để vươn mình trong kỷ nguyên mới?
Giáo dục

Giải pháp nào để xây dựng thế hệ trẻ bản lĩnh hội nhập, khát vọng để vươn mình trong kỷ nguyên mới?

Làm thế nào để xây dựng và nuôi dưỡng một thế hệ thanh niên mạnh mẽ, trí tuệ và văn minh để Việt Nam không ngừng vươn lên, trở thành quốc gia phát triển, biểu tượng của khát vọng, sức mạnh và ý chí dân tộc? Giải pháp nào để nâng cao chất lượng đào tạo, phát triển nguồn nhân lực trẻ, thúc đẩy đổi mới sáng tạo, rèn luyện thể chất, bản lĩnh hội nhập và gìn giữ bản sắc văn hóa dân tộc của thế hệ trẻ trong kỷ nguyên vươn mình của dân tộc? …

Quy hoạch phát triển hệ thống cơ sở đào tạo thực hành để đáp ứng nhu cầu lao động chuyên biệt
Chính trị

Quy hoạch phát triển hệ thống cơ sở đào tạo thực hành để đáp ứng nhu cầu lao động chuyên biệt

Tại cuộc làm việc với Đoàn giám sát của Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Trường Cao đẳng Công nghệ Việt - Hàn Bắc Giang kiến nghị quy hoạch phát triển hệ thống cơ sở đào tạo thực hành theo cấp độ đào tạo và theo vùng kinh tế, để đáp ứng nhu cầu chuyên biệt theo từng lĩnh vực khác nhau. Qua đó bảo đảm sự cân bằng, hiệu quả về cơ cấu, số lượng, trình độ lao động theo đặc điểm từng vùng kinh tế.

Giải pháp thu hút giảng viên giỏi
Giáo dục

Giải pháp thu hút giảng viên giỏi

Để thu hút giảng viên trình độ cao, các cơ sở giáo dục đại học công lập tại TP. Hồ Chí Minh đang “tung” nhiều chính sách hấp dẫn. Việc này nhằm tăng chất lượng và quy mô đào tạo, đáp ứng theo chuẩn, đồng thời đẩy mạnh phát triển khoa học công nghệ, đổi mới sáng tạo.

Thứ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo Hoàng Minh Sơn
Giáo dục

Thứ trưởng Bộ GD-ĐT giải thích cách quy đổi điểm xét tuyển đại học 2025 đang gây tranh luận

Chiều ngày 3.4, Thứ trưởng Bộ GD-ĐT Hoàng Minh Sơn đã có cuộc trao đổi với báo chí về cách quy đổi điểm các phương thức xét tuyển đại học năm 2025, đang gây tranh luận trên các diễn đàn như cách tính điểm quy đổi giữa các phương thức tuyển sinh?, nếu có sự chênh lệch trong việc quy đổi điểm với thực lực của thí sinh, Bộ có kế hoạch gì để đánh giá lại chất lượng đầu vào?, độ tin cậy về dữ liệu điểm thi tốt nghiệp THPT và học bạ khi xét tuyển đại học?...