Thu hút nguồn lực đầu tư thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển KT- XH vùng đồng bào DTTS và MN:

Thu hút tối đa tiềm năng từ nguồn lực quốc tế

Từ nay đến năm 2025, tỉnh Bình Thuận xác định mục tiêu thu hút tối đa các tiềm năng, nguồn lực quốc tế góp phần thực hiện thành công Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển KT - XH vùng đồng bào DTTS và MN. Vận động, thu hút đầu tư quốc tế dựa trên nhu cầu và thực tiễn, tiềm năng và lợi thế của từng địa phương, từng dân tộc trên nguyên tắc bảo tồn và phát triển các giá trị, bản sắc truyền thống tốt đẹp của các dân tộc, bảo vệ môi trường.

Thu hút đầu tư dựa trên nhu cầu, tiềm năng, lợi thế của địa phương

Báo cáo với Ban Chỉ đạo Trung ương các Chương trình mục tiêu quốc gia giai đoạn 2021 - 2025, lãnh đạo tỉnh Bình Thuận cho biết, để huy động và thu hút nguồn lực đầu tư trong thực hiện các Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển KT - XH vùng đồng bào DTTS và MN giai đoạn 2021 - 2030, UBND tỉnh đã giao Ngân hàng Chính sách xã hội tỉnh soạn thảo quy định cơ chế huy động nguồn vốn tín dụng thực hiện các Chương trình mục tiêu quốc gia theo quy định tại Điều 11, Nghị định số 27/2022/NĐ - CP ngày 19.4.2022 của Chính phủ quy định cơ chế quản lý, tổ chức thực hiện các Chương trình mục tiêu quốc gia. Đồng thời giao Ban Dân tộc tỉnh soạn thảo quy định cơ chế huy động nguồn vốn khác thực hiện Chương trình theo quy định tại Điều 12, Nghị định số 27.

UBND tỉnh đã ban hành Kế hoạch tại Quyết định số 810/QĐ - UBND ngày 2.4.2021 triển khai thực hiện Quyết định số 2152/QĐ - TTg của Thủ tướng Chính phủ trên địa bàn tính đến năm 2025 và Quyết định số 1088/QĐ - UBND ngày 5.5.2021 về điều chỉnh, bổ sung một số nội dung tại Kế hoạch ban hành kèm theo Quyết định số 810/QĐ - UBND của UBND tỉnh. Trong đó, xác định rõ mục tiêu tổng quát, mục tiêu cụ đến năm 2025 như: Thu hút tối đa các tiềm năng nguồn lực quốc tế, đặc biệt là nguồn vốn viện trợ không hoàn lại, nguồn vốn hỗ trợ phát triển chính thức (ODA) và vốn vay ưu đãi, góp phần thực hiện thành công Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển KT - XH vùng đồng bào DTTS và MN giai đoạn 2021 - 2025. Vận động, thu hút đầu tư quốc tế hỗ trợ phát triển KT - XH vùng đồng bào DTTS và MN trên địa bàn tỉnh dựa trên nhu cầu và thực tiễn, tiềm năng và lợi thế của từng địa phương, từng dân tộc trên nguyên tắc bảo tồn và phát triển các giá trị, bản sắc truyền thống tốt đẹp của các dân tộc, bảo vệ môi trường. Vận động, hỗ trợ kỹ thuật từ các tổ chức, cá nhân quốc tế hỗ trợ nâng cao năng lực cho người dân vùng DTTS và MN; công chức, viên chức thực hiện công tác dân tộc các cấp từ cấp tỉnh đến cấp huyện và xã.

Tỉnh cũng phân công nhiệm vụ cụ thể cho các Sở, ngành trong việc tham mưu triển khai các chương trình, dự án đầu tư vào vùng DTTS và MN bảo đảm đúng mục tiêu, đối tượng và phù hợp với chiến lược của các nhà tài trợ và chủ trương chính sách của Đảng, Nhà nước về nguồn vốn ODA và vốn vay ưu đãi hỗ trợ vùng DTTS và MN trên địa bàn tỉnh. Đồng thời chỉ đạo UBND các địa phương xây dựng chương trình, kế hoạch hành động thực hiện Đề án tại đại phương, chủ động tổ chức và huy động các nguồn lực trên địa bàn để thực hiện Đề án, phát huy quyền làm chủ của nhân dân, vận động và tổ chức cho cộng đồng tích cực tham gia trực tiếp vào các chương trình phát triển sản xuất, xây dựng và sử dụng các công trình công cộng.

Thu hút tối đa các tiềm năng nguồn lực quốc tế
Phát triển KT  - XH vùng đồng bào DTTS và MN

Kêu gọi viện trợ cho 5 dự án với tổng giá trị 28,8 tỷ đồng

Lãnh đạo tỉnh Bình Thuận cho biết thêm, UBND tỉnh còn định hướng vận động, kêu gọi viện trợ, UBND tỉnh có Quyết định số 1768/QĐ - UBND ngày 3.8.2020 về việc ban hành danh mục các dự án kêu gọi viện trợ phi chính phủ nước ngoài trên địa bàn tỉnh giai đoạn 2020 - 2025. Trong đó, vận động, kêu gọi viện trợ cho 5 dự án phục vụ cho đồng bào DTTS và MN với tổng giá trị 28,8 tỷ đồng. Đồng thời, UBND tỉnh có Quyết định số 18/2021/QĐ - UBND ngày 18.8.2021 về việc ban hành Quy định về quản lý và sử dụng viện trợ không hoàn lại không thuộc nguồn vốn hỗ trợ phát triển chính thức của các cơ quan, tổ chức, cá nhân nước ngoài hợp pháp dành cho tỉnh.

Kết quả thu hút nguồn lực ở địa phương rất đáng mừng. Cụ thể, trên địa bàn huyện Hàm Thuận Bắc, tổ chức Tầm nhìn Thế giới - Tổ chức phi chính phủ đã tổ chức các hoạt động ở vùng đồng bào DTTS với kinh phí 379.450 USD (tương đương 8.727 triệu đồng) với các nội dung hỗ trợ như y tế, bảo vệ trẻ em, sinh kế, huy động cộng đồng và kế hoạch bảo trợ, cứu trợ khẩn cấp phục hồi sau Covid - 19, hỗ trợ quà cho trẻ em. Tổng Lãnh sứ quán Nhật Bản tại TP. Hồ Chí Minh tài trợ huyện Đức Linh 2.080 triệu đồng để xây dựng đường giao thông khu vực đồng bào dân tộc thiểu số xã Trà Tân, dự án sẽ hoàn thành trong năm 2022.

Trên đường phát triển

Nam Định: Triển khai thực hiện hiệu quả Cuộc vận động “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam”
Xã hội

Nam Định: Triển khai thực hiện hiệu quả Cuộc vận động “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam”

Sau gần 15 năm triển khai Cuộc vận động "Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam" của Bộ Chính trị, tỉnh Nam Định đã thực hiện, triển khai sâu rộng cuộc vận động (CVĐ) đến đông đảo tầng lớp nhân dân, từng bước thay đổi nhận thức, văn hoá tiêu dùng, đưa hàng Việt đến gần hơn với người dân.

Quang cảnh hội nghị. Ảnh: Đức Thụy
Địa phương

Khai mạc Hội nghị Ban Chấp hành Đảng bộ lần thứ 17

Để đánh giá tình hình thực hiện nhiệm vụ công tác 9 tháng đầu năm; xác định nhiệm vụ trọng tâm công tác 3 tháng cuối năm 2024 và giải quyết các công việc thuộc thẩm quyền, sáng nay, 10.10, Ban Thường vụ Tỉnh ủy Gia Lai đã khai mạc Hội nghị lần thứ 17 Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh Khóa XVI (mở rộng).

Thanh Hóa: Chăm lo đời sống cho người dân vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi
Địa phương

Thanh Hóa: Chăm lo đời sống cho người dân vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi

Khu vực miền núi tỉnh Thanh Hóa gồm 11 huyện, với dân số trên 1 triệu người, trong đó, đồng bào DTTS chiếm hơn 60%. Do đó, trong những năm qua, việc quan tâm, chăm lo đời sống của người dân vùng đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS) và miền núi luôn là nhiệm vụ trọng tâm được Tỉnh ủy, HĐND, UBND tỉnh đặc biệt quan tâm. 

Phát triển đô thị xanh, văn minh, hiện đại, giàu bản sắc, là động lực phát triển chính của Thủ đô
Địa phương

Bài cuối: Một Hà Nội thanh lịch - nghĩa tình - văn minh

Phát triển Thủ đô Hà Nội "Văn hiến - Văn minh - Hiện đại" là nhiệm vụ chính trị quan trọng đặc biệt trong chiến lược xây dựng và bảo vệ Tổ quốc với tinh thần "Cả nước vì Hà Nội, Hà Nội vì cả nước"; là trách nhiệm, nghĩa vụ của toàn Đảng, toàn dân, toàn quân, của cả hệ thống chính trị; là nhiệm vụ hàng đầu của Đảng bộ, chính quyền và nhân dân Thủ đô...

Lĩnh vực nuôi trồng, chế biến và xuất khẩu thủy sản tại Cà Mau được các đối tác quốc tế đặc biệt quan tâm
Trên đường phát triển

Cà Mau: Tăng cường kết nối, giao thương với các doanh nghiệp quốc tế

Là tỉnh cực Nam của Việt Nam, Cà Mau sở hữu nhiều tiềm năng về tài nguyên thiên nhiên, đặc biệt là ngành thủy sản và năng lượng tái tạo, thu hút sự quan tâm của các nhà đầu tư quốc tế. Hoạt động của các doanh nghiệp quốc tế tại tỉnh Cà Mau có vai trò quan trọng trong việc thúc đẩy kinh tế và phát triển bền vững không chỉ cho tỉnh Cà Mau mà còn cả khu vực đồng bằng sông Cửu Long.

Phát triển Thủ đô đồng bộ, động lực thúc đẩy phát triển vùng và cả nước
Trên đường phát triển

Phát triển Thủ đô đồng bộ, động lực thúc đẩy phát triển vùng và cả nước

Thủ đô cần có vai trò đi trước, đi đầu trong việc thực hiện và hoàn thành sớm các kế hoạch, chiến lược phát triển đất nước; phát triển kinh tế nhanh, bền vững; phát triển văn hóa, xây dựng con người toàn diện, đồng bộ, mang đậm bản sắc Thủ đô ngàn năm văn hiến.

Đồng bào các dân tộc thiểu số huyện Ba Bể tiếp cận giống mới và áp dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất nông nghiệp
Địa phương

Bài cuối: Chủ động khai thác tiềm năng, thế mạnh

Từ thực tiễn công tác lãnh đạo, chỉ đạo tổ chức công tác dân tộc, chính sách dân tộc trên địa bàn tỉnh Bắc Kạn cho thấy, cần tăng cường vai trò lãnh đạo, điều hành của cấp ủy, chính quyền. Coi trọng công tác xây dựng đội ngũ cán bộ người DTTS; xây dựng lực lượng cốt cán, phát huy vai trò của những người có uy tín trong cộng đồng DTTS. Đặc biệt, cần bám sát thực tiễn, nắm chắc tâm tư, nguyện vọng, quan tâm giải quyết kịp thời các nhu cầu chính đáng của đồng bào. Chủ động khai thác những tiềm năng, thế mạnh của địa phương giúp đồng bào phát triển kinh tế vươn lên trong cuộc sống.

Trong khuôn khổ chương trình đối thoại, lãnh đạo thành phố Hải Phòng đã trao các biên bản ghi nhớ quan trọng trên 5 lĩnh vực cho các doanh nghiệp
Địa phương

Quan tâm đặc biệt, hỗ trợ thực chất, hiệu quả

Hải Phòng là địa phương tiên phong trong cải cách thủ tục hành chính, cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh, đặc biệt xây dựng hệ sinh thái hỗ trợ cộng đồng doanh nghiệp phát triển. Khối doanh nghiệp FDI đã đóng góp đặc biệt quan trọng vào sự phát triển của thành phố cả về kinh tế và xã hội. Lãnh đạo thành phố cam kết luôn đồng hành và dành sự quan tâm đặc biệt, hỗ trợ thực chất, hiệu quả để tiếp tục thúc đẩy sự phát triển của khối doanh nghiệp FDI; thành công của các doanh nghiệp chính là sự phát triển của thành phố, là thành công của chính quyền.

Dành sự quan tâm đặc biệt, hỗ trợ thực chất, hiệu quả
Địa phương

Dành sự quan tâm đặc biệt, hỗ trợ thực chất, hiệu quả

Hải Phòng là địa phương tiên phong trong cải cách thủ tục hành chính, cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh, đặc biệt xây dựng hệ sinh thái hỗ trợ cộng đồng doanh nghiệp phát triển. Khối doanh nghiệp FDI đã đóng góp đặc biệt quan trọng vào sự phát triển của thành phố cả về kinh tế và xã hội. Lãnh đạo thành phố cam kết luôn đồng hành và dành sự quan tâm đặc biệt, hỗ trợ thực chất, hiệu quả để tiếp tục thúc đẩy sự phát triển của khối doanh nghiệp FDI; thành công của các doanh nghiệp chính là sự phát triển của thành phố, là thành công của chính quyền.

Mô hình sản xuất dưa lưới an toàn tại xã Hoa Sơn (huyện Ứng Hòa) mang lại giá trị kinh tế cao.
Trên đường phát triển

Phát triển theo hướng sinh thái, hiện đại

Theo thống kê, hiện Hà Nội có 406 mô hình sản xuất nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao, trong đó có 262 mô hình lĩnh vực trồng trọt, 119 mô hình lĩnh vực chăn nuôi, 25 mô hình lĩnh vực thủy sản; tập trung ở các huyện: Hoài Đức, Mê Linh, Gia Lâm, Thường Tín, Đông Anh, Thanh Oai, Đan Phượng…

Đổ bê tông tuyến đường liên thôn Cốc Lải - Ta Đào, xã Cao Tân, huyện Pác Nặm
Trên đường phát triển

Bài 3: Đổi thay từ cách làm mới

Những kết quả đạt được trong công tác dân tộc có sự đóng góp rất lớn của đồng bào các dân tộc ở tất cả các lĩnh vực, góp phần đổi mới vùng dân tộc thiểu số tỉnh Bắc Kạn. Nhiều hộ gia đình đã mạnh dạn áp dụng tiến bộ khoa học mới vào sản xuất; nhiều mô hình trồng trọt, chăn nuôi hiệu quả, thu nhập cao; người dân nhiệt tình hưởng ứng phong trào hiến đất, chặt bỏ cây gỗ giá trị mà không yêu cầu đền bù, huy động được nhiều nguồn lực từ người dân thực hiện nông thôn mới…