Hoàn thiện chính sách, pháp luật trong quản lý quỹ tài chính nhà nước ngoài ngân sách

Sáng 14.12, tại trụ sở Văn phòng Quốc hội – 35 Ngô Quyền, Hà Nội, Viện Nghiên cứu lập pháp thuộc Ủy ban Thường vụ Quốc hội tổ chức Hội thảo “Cơ sở lý luận, thực tiễn hoàn thiện chính sách, pháp luật về quỹ tài chính nhà nước ngoài ngân sách”.

Phó Chủ nhiệm Ủy ban Tài chính – Ngân sách Phạm Thúy Chinh và Phó Viện trưởng Viện Nghiên cứu lập pháp Lê Hải Đường đồng chủ trì hội thảo.

Hội thảo là một trong những hoạt động nhằm triển khai kế hoạch nghiên cứu khoa học năm 2023 của Đề tài khoa học cấp Bộ “Hoàn thiện chính sách pháp luật về các quỹ tài chính nhà nước ngoài ngân sách” do Phó Chủ nhiệm Ủy ban Tài chính – Ngân sách Phạm Thúy Chinh làm Chủ nhiệm Đề tài.

Phó Chủ nhiệm Ủy ban Tài chính - Ngân sách Phạm Thúy Chinh phát biểu tại hội thảo
Phó Chủ nhiệm Ủy ban Tài chính - Ngân sách Phạm Thúy Chinh phát biểu tại hội thảo

Tại hội thảo, các đại biểu nhất trí cho rằng, thời gian qua, các quỹ tài chính nhà nước ngoài ngân sách đã có những đóng góp quan trọng trong thu hút vốn đầu tư của khu vực kinh tế tư nhân cũng như các nguồn tài chính hỗ trợ ngân sách nhà nước trong thúc đẩy tăng trưởng kinh tế và phát triển xã hội. Thống kê sơ bộ hiện nay có khoảng trên 40 quỹ hoặc loại quỹ tài chính nhà nước ngoài ngân sách được thành lập tại trung ương và địa phương.

Thực tế đã chứng minh việc thành lập và vận hành các quỹ tài chính nhà nước ngoài ngân sách đã tạo ra công cụ tài chính linh hoạt trong việc huy động các nguồn lực của xã hội phục vụ các hoạt động của khu vực công hay hỗ trợ đầu tư cho một số lĩnh vực cần khuyến khích, góp phần thúc đẩy sự phát triển kinh tế - xã hội đất nước.

Phó Viện trưởng Viện Nghiên cứu lập pháp Lê Hải Đường phát biểu tại hội thảo
Phó Viện trưởng Viện Nghiên cứu lập pháp Lê Hải Đường phát biểu tại hội thảo

Cũng theo các đại biểu, hiện nay ở Việt Nam đã chú trọng đến tạo cơ sở pháp lý cho việc hình thành và tổ chức hoạt động các quỹ tài chính nhà nước ngoài ngân sách. Điều này được thể hiện rõ nét tại các quy định pháp luật như: khoản 19, Điều 4 Luật Ngân sách nhà nước về việc hình thành quỹ và giải thích rõ nội hàm của quỹ; Nghị định số 163/2016/NĐ-CP của Chính phủ quy định về điều kiện hình thành, hoạt động và chế độ báo cáo của quỹ; Thông tư số 342/2016/TT-BTC của Bộ Tài chính quy định về việc lập kế hoạch tài chính các quỹ.

Tuy nhiên, một số ý kiến chỉ rõ, hệ thống pháp luật về quỹ tài chính nhà nước ngoài ngân sách ở nước ta hiện nay vẫn còn thiếu vắng nhiều quy định quan trọng: chưa đưa ra một khái niệm thống nhất về quỹ; chưa quy định rõ chủ thể có thẩm quyền thành lập; các điều kiện, tiêu chuẩn cho việc thành lập; các nguyên tắc pháp lý cần phải bảo đảm trong quá trình quản lý và sử dụng; điều kiện và mức hỗ trợ của ngân sách nhà nước; các quy định về trách nhiệm; các biện pháp xử lý vi phạm trong quá trình quả lý và sử dụng quỹ; vai trò giám sát của các cơ quan dân cử…

Toàn cảnh hội thảo
Toàn cảnh hội thảo

Các ý kiến cũng cho rằng, việc thiếu vắng các quy định như trên cũng là nguyên nhân dẫn đến tình trạng sử dụng quỹ không đúng mục đích, thiếu hiệu quả, và thiếu trách nhiệm, gây ra tổn thất cho nhà nước và xã hội. Do đó, cần hoàn thiện khung pháp lý theo hướng gắn với các quy định về tài chính – ngân sách ở mỗi giai đoạn phát triển của đất nước; thực hiện rà soát, đánh giá và bổ sung, sửa đổi các quy định trong các văn bản quy phạm pháp luật đối với từng loại quỹ; chú trọng việc quy định tổ chức bộ máy quản lý gọn nhẹ, bảo đảm hiệu suất, hiệu quả quản lý; quy định cụ thể về vấn đề hình thành và giải thể quỹ...

Kết luận hội thảo, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Tài chính – Ngân sách Phạm Thúy Chinh, Chủ nhiệm Đề tài cho biết, các luận cứ khoa học, thực tiễn và nội dung được trao đổi, thảo luận, kiến nghị, đề xuất tại hội thảo là nguồn tư liệu, thông tin quan trọng trong quá trình nghiên cứu, hoàn thiện đề tài. Ban Chủ nhiệm Đề tài sẽ tiếp tục nghiên cứu, tổng hợp để hoàn thiện các báo cáo chuyên đề liên quan đến hoàn thiện cơ chế pháp lý đối với quỹ tài chính nhà nước ngoài ngân sách.

Thời sự Quốc hội

Đề nghị nâng mức hỗ trợ tu sửa cấp thiết di tích
Chính trị

Đề nghị nâng mức hỗ trợ tu sửa cấp thiết di tích

Làm việc với Đoàn giám sát của Ủy ban Văn hóa, Giáo dục chiều 14.11, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch Thái Bình đề nghị kiến nghị tỉnh bố trí kinh phí thực hiện Đề án bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hóa trên địa bàn tỉnh; quan tâm bổ sung ngân sách, nâng mức hỗ trợ tu sửa cấp thiết di tích từ 50 triệu đồng/di tích như hiện nay lên 100 triệu đồng/di tích.

Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Khắc Định phát biểu. Ảnh: Lâm Hiển
Thời sự Quốc hội

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn: Sắp xếp đơn vị hành chính là để tinh gọn bộ máy hoạt động hiệu lực, hiệu quả, phục vụ người dân

Nhấn mạnh sắp xếp đơn vị hành chính là việc hết sức quan trọng, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn yêu cầu, phải tuyên truyền mạnh mẽ trong Nhân dân về việc sắp xếp đơn vị hành chính để người dân hiểu mục tiêu sắp xếp đơn vị hành chính là nhằm tinh gọn bộ máy hoạt động hiệu lực, hiệu quả; mang lại cuộc sống ấm no, hạnh phúc cho người dân.

Quang cảnh khai mạc Diễn tập
Thời sự Quốc hội

Khai mạc diễn tập thực chiến bảo đảm an toàn thông tin mạng tại Văn phòng Quốc hội năm 2024

Sáng 14.11, tại Trụ sở Văn phòng Quốc hội - 22 Hùng Vương, Hà Nội, Văn phòng Quốc hội phối hợp với Bộ Tư lệnh 86 - Bộ Quốc phòng, Ban Cơ yếu Chính phủ, Bộ Thông tin và Truyền thông, Tập đoàn Công nghiệp - Viễn thông Quân đội (Viettel) tổ chức diễn tập thực chiến bảo đảm an toàn thông tin mạng tại Văn phòng Quốc hội năm 2024.

Thông qua Nghị quyết về phương án phân bổ ngân sách trung ương năm 2025
Thời sự Quốc hội

Thông qua Nghị quyết về phương án phân bổ ngân sách trung ương năm 2025

Chiều 13.11, tiếp tục chương trình Kỳ họp thứ Tám, dưới sự điều hành của Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Đức Hải, Quốc hội đã biểu quyết thông qua Nghị quyết về phương án phân bổ ngân sách Trung ương năm 2025 với 432/432 đại biểu Quốc hội tham gia biểu quyết tán thành, chiếm 90,19% tổng số đại biểu Quốc hội.

Rõ cơ chế nếu nhà đầu tư không thực hiện đúng tiến độ
Thời sự Quốc hội

Rõ cơ chế nếu nhà đầu tư không thực hiện đúng tiến độ

Nhấn mạnh cơ chế thí điểm theo dự thảo Nghị quyết về thí điểm thực hiện dự án nhà ở thương mại thông qua thỏa thuận về nhận quyền sử dụng đất hoặc đang có quyền sử dụng đất là nội dung rất mới, đại biểu Quốc hội đề nghị, cần làm rõ cơ chế xử lý trong trường hợp nhà đầu tư thực hiện dự án không theo đúng tiến độ.

Quang cảnh Tổ 14 họp tổ
Thời sự Quốc hội

Đường sắt tốc độ cao trục Bắc – Nam: Lựa chọn kỹ công nghệ

Thảo luận tại Tổ 14 (gồm Đoàn ĐBQH các tỉnh: Hải Dương, Khánh Hòa, Đồng Tháp) sáng 13.11, các đại biểu cho rằng, công nghệ áp dụng cho Dự án sẽ quyết định việc đầu tư như thế nào, do đó, cần tiếp thu kinh nghiệm của các nước đi trước, lựa chọn những công nghệ mới, công nghệ tiên tiến phù hợp với điều kiện nước ta để thực hiện Dự án. 

Quang cảnh thảo luận tại Tổ 10
Thời sự Quốc hội

Đường sắt tốc độ cao trục Bắc - Nam: Cần đưa ra bức tranh tổng thể để có phương án phù hợp nhất

Tán thành cao chủ trương đầu tư Dự án Đường sắt tốc độ cao trên trục Bắc - Nam, các ĐBQH tại Tổ 10 (gồm Đoàn ĐBQH các tỉnh: Thái Bình, Đắk Nông, Tiền Giang) đề nghị, cần đánh giá kỹ phương án bố trí vốn và khả năng cân đối vốn ngân sách nhà nước sử dụng cho Dự án; quan tâm nâng cao năng lực, chuyển giao công nghệ không chỉ liên quan tới việc vận hành mà cả các dịch vụ phụ trợ khác, sự phát triển của các địa phương khi có đường sắt đi qua.

Thảo luận tại Tổ 5 về Dự án đường sắt tốc độ cao Bắc - Nam
Thời sự Quốc hội

Đường sắt tốc độ cao Bắc - Nam: Làm rõ hơn phương án huy động vốn thực hiện Dự án

Thảo luận tại Tổ về chủ trương đầu tư dự án đường sắt tốc độ cao trên trục Bắc – Nam, các đại biểu Quốc hội tại Tổ 5 gồm Đoàn ĐBQH các tỉnh Quảng Nam, Kiên Giang, Vĩnh Phúc và Lào Cai thống nhất sự cần thiết đầu tư Dự án và tin tưởng Dự án sẽ là hành trang, điểm nhấn khi nước ta bước vào kỷ nguyên mới.

Thảo luận tại tổ 15 sáng 13.11. Ảnh: Hạnh Nhung
Thời sự Quốc hội

Đường sắt tốc độ cao trục Bắc Nam: Cần giải pháp kiểm soát nguy cơ rủi ro tài chính trong dài hạn

Cho ý kiến về Chủ trương đầu tư Dự án đường sắt tốc độ cao trên trục Bắc – Nam tại phiên thảo luận tổ sáng 13.11, các đại biểu Tổ 15 gồm Đoàn ĐBQH các tỉnh Yên Bái, Quảng Trị, Bình Phước, Bình Thuận lưu ý vấn đề nguồn vốn và rủi ro phải trả nợ. Đánh giá đây là một áp lực lớn đối với Dự án, đại biểu Quốc hội đề nghị có giải pháp minh bạch, quản lý chặt chẽ và kiểm soát nguy cơ rủi ro về tài chính dài hạn.

Đường sắt tốc độ cao Bắc - Nam: Cần có khung đền bù trong thu hồi đất
Thời sự Quốc hội

Đường sắt tốc độ cao Bắc - Nam: Cần có khung đền bù trong thu hồi đất

Dự kiến, sau khi Quốc hội quyết định chủ trương đầu tư Dự án đường sắt tốc độ cao trên trục Bắc – Nam thì sẽ thực hiện công tác bồi thường, hỗ trợ, tái định cư, giải phóng mặt bằng. Thảo luận tại tổ, đại biểu Quốc hội đề nghị, cần có khung đền bù để tạo công bằng giữa người dân bị thu hồi đất ở các địa phương.