Thi viết danh ngôn của Chủ tịch Hồ Chí Minh trên thư pháp Hàn Quốc

Ngày 27.10, tại Văn Miếu - Quốc Tử Giám, 100 sinh viên khoa tiếng Hàn từ các trường đại học Việt Nam và người yêu nghệ thuật thư pháp sẽ tranh tài trong cuộc thi viết "Danh ngôn của Chủ tịch Hồ Chí Minh trên thư pháp Hàn Quốc".

Đây là một trong những Chương trình chính giao lưu văn hoá nhân kỷ niệm 30 năm thiết lập quan hệ ngoại giao Hàn Quốc - Việt Nam (1992 - 2022).

Ý tưởng cùng khám phá vẻ đẹp của nghệ thuật thư pháp Hàn Quốc và chia sẻ những câu nói sâu sắc, triết lý sống của Chủ tịch Hồ Chí Minh với giới trẻ Việt Nam và Hàn Quốc do Viện Nguồn lực văn hóa Hàn Quốc đề xuất và nhận được sự ủng hộ của các cơ quan quản lý văn hóa của Hàn Quốc.

Thi viết danh ngôn của Chủ tịch Hồ Chí Minh trên thư pháp Hàn Quốc -0
Cuộc thi là sự kết hợp giá trị tinh túy của hai dân tộc Việt Nam và Hàn Quốc, đó là chữ Hangeul (bộ chữ riêng của Hàn Quốc được sáng lập năm 1443) và danh ngôn của Chủ tịch Hồ Chí Minh

Theo đó, cuộc thi viết Danh ngôn của Chủ tịch Hồ Chí Minh trên thư pháp Hàn Quốc sẽ được tổ chức vào ngày 27.10 tại Khu di tích Quốc gia đặc biệt Văn Miếu - Quốc tử Giám, Hà Nội. Các tác phẩm đạt giải sẽ được đưa về Hàn Quốc để các nghệ nhân tài năng của thành phố Boryeong thể hiện trên bản khắc gỗ. Những tác phẩm đạt giải viết trên giấy, thể hiện trên điêu khắc gỗ cùng Văn phòng Tứ Bảo là các hiện vật quý liên quan đến nghệ thuật thư pháp Hàn Quốc sẽ được tổ chức từ ngày 28.10 - 30.11 tại Bảo tàng Mỹ thuật Việt Nam.

Chia sẻ tại họp báo, chiều 25.10, TS. Lê Thị Minh Lý, Phó Chủ tịch Hội Di sản Văn hóa Việt Nam cho biết, kết nối thư pháp Hàn Quốc với tư tưởng Hồ Chí Minh là ý tưởng tuyệt vời của TS. Seung Yong Uhm, Viện trưởng Viện Nguồn lực văn hóa Hàn Quốc, một người rất yêu Việt Nam và dành tâm huyết nghiên cứu về văn hóa Việt Nam. Qua đó nhằm kết nối văn hóa hai quốc gia Việt Nam và Hàn Quốc, kết nối di sản văn hóa với vấn đề thời đại. Ở đó vừa có sự sáng tạo vừa có sự tìm tòi khi tìm ra nét tương đồng giữa thư pháp Việt Nam và thư pháp Hàn Quốc.

Thi viết danh ngôn của Chủ tịch Hồ Chí Minh trên thư pháp Hàn Quốc -0
Chuyên gia Hàn Quốc chia sẻ tại họp báo - Nguồn: http://www.hanoimoi.com.vn/

Chuyên gia về Hồ Chí Minh đã lựa chọn gần 100 câu nói sâu sắc, triết lý sống của Chủ tịch Hồ Chí Minh, những câu phù hợp với ngữ cảnh cuộc thi và cuối cùng lựa chọn 15 câu để mở ra trong cuộc thi tới đây. Thí sinh sẽ tự chọn câu danh ngôn để thể hiện bằng thư pháp Hàn Quốc. Chỉ trong thời gian ngắn thông báo, cuộc thi đã thu hút đông đảo thí sinh tham gia, trong đó có nhiều bạn trẻ.

TS. Nguyễn Thị Tình, nguyên Giám đốc Bảo tàng Hồ Chí Minh, là người trực tiếp lựa chọn những câu danh ngôn của Chủ tịch Hồ Chí Minh cho cuộc thi. Bà cho biết, các câu nói sâu sắc, triết lý sống của Chủ tịch Hồ Chí Minh được lựa chọn trong “Hồ Chí Minh toàn tập”, trong đó là 15 tập xuất bản năm 2011. "Chúng tôi đã lựa chọn từng câu, từng chữ của Chủ tịch Hồ Chí Minh rất kỹ lưỡng. Nếu nói đến tư tưởng Hồ Chí Minh thì đó là văn hóa Việt Nam, văn hóa Hồ Chí Minh và tư tưởng ấy, văn hóa sẽ sống mãi. Bác Hồ không bao giờ nói khó hiểu mà rất dễ hiểu, đi vào lòng người. Vì vậy, cần lan tỏa cuộc thi này, lan tỏa tư tưởng Hồ Chí Minh, văn hóa Việt Nam rộng rãi hơn".

TS. Seung Yong Uhm - Viện trưởng Viện Nguồn lực văn hóa Hàn Quốc cho biết, chương trình lấy cảm hứng từ Thạch Nghiên, một di sản văn hóa giá trị của TP Boryeong, tái hiện giá trị đó theo cách sáng tạo, nhằm thu hút sự quan tâm của giới trẻ, khi khai thác cách viết truyền thống thư pháp để chia sẻ những giá trị tinh túy của hai dân tộc Việt Nam và Hàn Quốc, đó là chữ Hangeul (bộ chữ riêng của Hàn Quốc được sáng lập năm 1443) và danh ngôn của Chủ tịch Hồ Chí Minh.

"Thông qua sự kiện văn hóa này, tôi mong muốn thặt chặt hơn nữa mối quan hệ ngoại giao hữu hảo giữa hai nước, truyền bá rộng rãi tư tưởng Hồ Chí Minh, không chỉ tới Nhân dân Hàn Quốc mà còn tới cả thế hệ trẻ Việt Nam. Tôi hy vọng, sự kiện này sẽ giúp văn hóa Hàn Quốc ngày càng trở nên gần gũi và được người dân Việt Nam yêu mến. Chương trình cũng đặt mục tiêu tìm thêm nhiều điểm tương đồng về văn hóa Việt Nam và Hàn Quốc. Đây không phải là một sự kiện giao lưu văn hóa thông thường mà là một chương trình văn hóa được sáng tạo dựa trên những giá trị văn hóa quý báu của hai dân tộc", TS. Seung Yong Uhm nói.

Cuộc thi viết “Danh ngôn của Chủ tịch Hồ Chí Minh trên thư pháp Hàn Quốc” sẽ trao 15 giải. Trong đó có 1 giải Đặc biệt trị giá 20 triệu đồng; 2 giải Nhất mỗi giải trị giá 10 triệu đồng; 4 giải Nhì mỗi giải trị giá 5 triệu đồng; 8 giải Ba mỗi giải trị giá 2 triệu đồng.

Văn hóa

Lịch sử lâu đời, nền văn hóa phong phú, đa dạng là nguồn tài nguyên mang đậm bản sắc Việt Nam mà du lịch có thể khai thác
Văn hóa - Thể thao

Bài cuối: Góc nhìn mới về tài nguyên cũ

Chiến lược phát triển các ngành công nghiệp văn hóa Việt Nam đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030 xác định du lịch văn hóa là một trong 12 ngành công nghiệp văn hóa; đồng thời phấn đấu phát triển du lịch văn hóa chiếm 10 - 15% trong 8 tỷ USD tổng thu du lịch, đến năm 2030, chiếm 15 - 20% trong 40 tỷ USD tổng thu du lịch.

Một cảnh trong vở “Bản danh sách điệp viên II”
Văn hóa - Thể thao

Công diễn “Bản danh sách điệp viên II” gây quỹ hỗ trợ đồng bào bị ảnh hưởng bão số 3

Vào 20h tối 22.9, tại Nhà hát Hồ Gươm, Hà Nội, Nhà hát Kịch Công an nhân dân biểu diễn vở “Bản danh sách điệp viên II”. Toàn bộ số tiền bán vé trong đêm diễn cùng sự ủng hộ của khán giả sẽ được thông qua Cục Công tác đảng và công tác chính trị gửi tới đồng bào bị thiệt hại bởi bão lũ.

Festival Hoa Đà Lạt lần thứ X có chủ đề "Hoa Đà Lạt - Bản giao hưởng sắc màu" - Nguồn: BCP
Văn hóa

Hoa Đà Lạt - Bản giao hưởng sắc màu

Thông qua Festival Hoa Đà Lạt 2024, Lâm Đồng muốn khẳng định Đà Lạt là thành phố Festival Hoa của Việt Nam, thành phố sáng tạo trong lĩnh vực âm nhạc của UNESCO và thành phố thuộc Nhóm 5 thành phố Festival ấn tượng của châu Á.

Trưởng ban Tuyên giáo Trung ương Nguyễn Trọng Nghĩa trao thưởng cho các tác giả đoạt mức B. Nguồn: NH
Văn hóa - Thể thao

Trao tặng thưởng các tác phẩm văn học, nghệ thuật, xuất bản năm 2023

Tối 19.9, tại Hà Nội, Hội đồng Lý luận, phê bình văn học, nghệ thuật Trung ương đã tổ chức Lễ trao tặng thưởng các tác phẩm lý luận, phê bình văn học, nghệ thuật xuất bản năm 2023. Tổng Bí thư, Chủ tịch Nước Tô Lâm và Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính gửi lẵng hoa chúc mừng.

"Thu qua phố", màu nước trên giấy, 2022, Nguyễn Phương
Văn hóa

Làm giàu cho nghệ thuật và cho Hà Nội

Hà Nội với vẻ đẹp cổ kính và hiện đại luôn là nguồn cảm hứng nghệ thuật vô tận. Những bức tranh về Hà Nội là câu chuyện, cảm xúc và tình yêu dành cho mảnh đất này.

Tưởng niệm 724 năm ngày mất Anh hùng dân tộc Trần Hưng Đạo và khai hội mùa Thu Côn Sơn - Kiếp Bạc 2024
Văn hóa

Tưởng niệm 724 năm ngày mất Anh hùng dân tộc Trần Hưng Đạo và khai hội mùa Thu Côn Sơn - Kiếp Bạc 2024

Tối 18.9, trước nghi môn Đền Kiếp Bạc, Khu di tích Quốc gia đặc biệt Côn Sơn - Kiếp Bạc, Tỉnh ủy, HĐND, UBND, Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh Hải Dương đã tổ chức trọng thể Lễ tưởng niệm 724 năm ngày mất Anh hùng dân tộc Trần Hưng Đạo và khai hội mùa Thu Côn Sơn - Kiếp Bạc năm 2024.

'Mỏ vàng' của truyện tranh
Văn hóa

'Mỏ vàng' của truyện tranh

Thị trường truyện tranh ngày càng phát triển phong phú, đa dạng, từ thể loại tới nội dung. Nhiều tác giả không chỉ đầu tư làm cốt truyện, nét vẽ mà còn chú trọng khai thác chất liệu văn hóa, lịch sử, truyền thống dân tộc…

Triển lãm tranh lụa "Tằm"
Văn hóa

Triển lãm tranh lụa "Tằm"

"Tằm" là tên gọi triển lãm thứ 2 của Kén Lab, với ý nghĩa là sự nối tiếp cho hành trình học hỏi, phát triển tốt đẹp của nhóm đối với nghệ thuật vẽ tranh lụa truyền thống.