Theo Luật Đất đai 2024, nội dung nào thuộc lĩnh vực khuyến khích đầu tư vào sử dụng đất đai?

Xin hỏi, theo quy định của Luật Đất đai 2024, những nội dung nào thuộc lĩnh vực khuyến khích đầu tư vào sử dụng đất đai? Cơ quan nào có trách nhiệm theo dõi và đánh giá đối với việc quản lý, sử dụng đất đai? – Câu hỏi của bạn Dương Anh (Hòa Bình).

Nội dung nào thuộc lĩnh vực khuyến khích đầu tư vào sử dụng đất đai theo quy định của Luật Đất đai 2024? -0
Ảnh minh họa/ITN

Luật sư Hoàng Văn Chiển, Đoàn Luật sư TP. Hà Nội tư vấn như sau:

Nội dung nào thuộc lĩnh vực khuyến khích đầu tư vào sử dụng đất đai theo quy định tại Điều 8, Luật Đất đai 2024?

Căn cứ Điều 8, Luật Đất đai 2024 quy định nội dung thuộc lĩnh vực khuyến khích đầu tư vào sử dụng đất đai bao gồm:

[1] Nâng cao hiệu quả sử dụng đất.

[2] Bảo vệ, cải tạo, làm tăng độ màu mỡ của đất; xử lý đất, đất có mặt nước bị ô nhiễm, phục hồi đất bị thoái hóa.

[3] Lấn biển, đưa diện tích đất trống, đồi núi trọc, đất bãi bồi ven sông, ven biển, đất có mặt nước hoang hóa vào sử dụng theo quy định của Luật này.

[4] Tập trung đất đai để sản xuất nông nghiệp, lâm nghiệp quy mô lớn.

[5] Phát triển kết cấu hạ tầng để làm tăng giá trị của đất, phát triển công trình ngầm.

[6] Phát triển văn hóa, y tế, giáo dục và đào tạo, thể dục, thể thao, khoa học và công nghệ, môi trường.

Cơ quan nào có trách nhiệm theo dõi và đánh giá đối với việc quản lý, sử dụng đất đai?

Căn cứ Điều 232, Luật Đất đai 2024 quy định theo dõi và đánh giá đối với việc quản lý, sử dụng đất đai:

Điều 232. Theo dõi và đánh giá đối với việc quản lý, sử dụng đất đai

1. Theo dõi và đánh giá đối với việc quản lý, sử dụng đất đai là việc sử dụng các thông tin trong hoạt động quản lý, sử dụng đất đai, hoạt động giám sát để đánh giá việc thi hành pháp luật về đất đai; hiệu quả quản lý, sử dụng đất đai; tác động của chính sách, pháp luật về đất đai đến kinh tế, xã hội và môi trường trên phạm vi cả nước và các địa phương.

2. Nội dung theo dõi và đánh giá bao gồm:

- Việc tổ chức, triển khai thi hành pháp luật về đất đai đối với cơ quan quản lý nhà nước về đất đai;

- Việc chấp hành pháp luật về đất đai của người sử dụng đất;

- Hiệu quả quản lý, sử dụng đất đai; tác động của chính sách, pháp luật về đất đai đến kinh tế, xã hội và môi trường;

- Kiểm tra, giám sát thực tế đối với việc quản lý, sử dụng đất đai.

3. Việc theo dõi và đánh giá được thực hiện định kỳ hằng năm.

4. Trách nhiệm theo dõi và đánh giá đối với việc quản lý, sử dụng đất đai được quy định như sau:

a) Bộ Tài nguyên và Môi trường có trách nhiệm giúp Chính phủ theo dõi và đánh giá đối với việc quản lý, sử dụng đất đai của các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương; việc sử dụng đất đối với các dự án quan trọng quốc gia do Quốc hội quyết định chủ trương đầu tư, Thủ tướng Chính phủ chấp thuận, quyết định đầu tư và các dự án có quy mô lớn, sử dụng nhiều diện tích đất;

[...]

Theo quy định trên, cơ quan có trách nhiệm theo dõi và đánh giá đối với việc quản lý, sử dụng đất đai bao gồm:

- Bộ Tài nguyên và Môi trường có trách nhiệm giúp Chính phủ theo dõi và đánh giá đối với việc quản lý, sử dụng đất đai của các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương

- Ủy ban nhân dân cấp tỉnh đánh giá việc quản lý, sử dụng đất đai trên địa bàn cấp tỉnh

- Ủy ban nhân dân cấp huyện đánh giá việc quản lý, sử dụng đất đai trên địa bàn cấp huyện

- Ủy ban nhân dân cấp xã đánh giá việc quản lý, sử dụng đất đai trên địa bàn cấp xã.

Cơ quan nào thực hiện quyền giám sát đối với việc quản lý, sử dụng đất đai trong phạm vi cả nước?

Căn cứ Điều 14, Luật Đất đai 2024 quy định nhà nước thực hiện quyền đại diện chủ sở hữu về đất đai:

Điều 14. Nhà nước thực hiện quyền đại diện chủ sở hữu về đất đai

Nhà nước thực hiện quyền đại diện chủ sở hữu về đất đai theo thẩm quyền quy định của Luật này và luật khác có liên quan thông qua các cơ quan sau đây:

1. Quốc hội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội ban hành luật, pháp lệnh, nghị quyết về đất đai; quyết định quy hoạch sử dụng đất quốc gia; thực hiện quyền giám sát đối với việc quản lý, sử dụng đất đai trong phạm vi cả nước;

2. Hội đồng nhân dân các cấp thực hiện quyền thông qua quy hoạch sử dụng đất của địa phương mình trước khi trình cơ quan có thẩm quyền phê duyệt; thông qua việc thu hồi đất để thực hiện các dự án phát triển kinh tế - xã hội vì lợi ích quốc gia, công cộng của địa phương theo thẩm quyền; thông qua việc chuyển mục đích sử dụng đất trồng lúa, đất rừng đặc dụng, đất rừng phòng hộ, đất rừng sản xuất theo thẩm quyền quy định của Luật này; quyết định bảng giá đất; giám sát việc thi hành pháp luật về đất đai tại địa phương;

[...]

Theo quy định trên, Quốc hội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội thực hiện quyền giám sát đối với việc quản lý, sử dụng đất đai trong phạm vi cả nước.

Giải đáp pháp luật

Nguồn ảnh: ITN
Giải đáp pháp luật

Người đang hưởng trợ cấp bảo hiểm xã hội có được hưởng trợ cấp một lần khi ra nước ngoài định cư không?

Từ 1.7.2025, người đang hưởng trợ cấp bảo hiểm xã hội hằng tháng nếu ra nước ngoài để định cư có được hưởng trợ cấp một lần không? Hồ sơ đề nghị hưởng trợ cấp một lần đối với người ra nước ngoài định cư? – Câu hỏi của bạn Minh Thùy (Hà Tĩnh).

Công dân được trực tiếp thực hiện quyền giám sát trong quản lý, sử dụng đất qua hình thức nào?
Giải đáp pháp luật

Công dân được trực tiếp thực hiện quyền giám sát trong quản lý, sử dụng đất qua hình thức nào?

Xin hỏi, theo quy định của Luật Đất đai 2024, công dân được trực tiếp thực hiện quyền giám sát trong quản lý, sử dụng đất thông qua hình thức nào? Nội dung giám sát của công dân trong quản lý, sử dụng đất đai gồm những gì?– Câu hỏi của bạn Phạm Lập (Bắc Giang).

Mức chi trả bảo hiểm hưu trí bổ sung được xác định dựa trên những nguyên tắc nào?
Giải đáp pháp luật

Mức chi trả bảo hiểm hưu trí bổ sung được xác định dựa trên những nguyên tắc nào?

Xin hỏi, từ ngày 1.7.2025, mức chi trả bảo hiểm hưu trí bổ sung được xác định dựa trên những nguyên tắc nào? Bảo hiểm hưu trí bổ sung tự nguyện được chi trả theo hình thức nào? Chính sách của Nhà nước đối với bảo hiểm hưu trí bổ sung là gì? – Câu hỏi của bạn Lan Phương (Vĩnh Phúc).