Thể hiện rõ nét tinh thần lắng nghe của Quốc hội đối với cử tri - người lao động

Trao đổi với phóng viên Báo Đại biểu Nhân dân bên lề Diễn đàn Người lao động 2023, nhiều đại biểu khẳng định, Diễn đàn có ý nghĩa rất lớn, không chỉ với tổ chức Công đoàn mà còn với hàng chục triệu công nhân, người lao động trên cả nước. Diễn đàn một lần nữa thể hiện rõ tinh thần lắng nghe của Quốc hội, thể hiện đúng vị trí, vai trò là cơ quan đại biểu đại diện cho ý chí, nguyện vọng của cử tri và Nhân dân, trong đó có đội ngũ công nhân, người lao động. 

Trưởng ban Quan hệ lao động - Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam Trần Thị Thanh Hà:
Thể hiện sự thấu hiểu, chia sẻ và gần gũi của Quốc hội với người lao động

Tôi rất xúc động khi Diễn đàn Người lao động 2023 lần đầu tiên được tổ chức và diễn ra đúng vào ngày thành lập Công đoàn Việt Nam. Đặc biệt, Diễn đàn có sự tham dự và chủ trì trực tiếp của Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ với chủ đề rất thiết thực, thời sự: “Hoàn thiện chính sách, pháp luật liên quan đến người lao động và tổ chức Công đoàn”.

Thể hiện rõ nét tinh thần lắng nghe của Quốc hội đối với cử tri - người lao động -3

Vì thế, Diễn đàn có ý nghĩa rất lớn không những đối với tổ chức Công đoàn mà còn với hàng chục triệu người lao động trên cả nước với nhiều vấn đề đã được đề cập, từ những nội dung vĩ mô tầm chủ trương, chính sách, pháp luật đến những vấn đề cụ thể liên quan đến đời sống của công nhân, người lao động, như bữa ăn giữa ca... và được Chủ tịch Quốc hội dành sự quan tâm, chỉ đạo.

Thực tế diễn biến của Diễn đàn cũng cho thấy rõ, vấn đề người lao động quan tâm hơn cả vẫn là nhà ở, tiếp đó là tiền lương, đời sống vật chất, tinh thần và bảo đảm việc làm. Đồng thời, Diễn đàn còn đề cập đến tình trạng dịch chuyển lao động khi người lao động bị mất việc làm hậu Covid-19, hoặc do doanh nghiệp giảm đơn hàng; và những vấn đề hết sức rất thiết thực, nhức nhối hiện nay, như nợ, trốn đóng bảo hiểm xã hội, trợ cấp thất nghiệp cho người lao động, giảm giờ làm… 

Về phía Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam, là tổ chức được giao nhiệm vụ đại diện nói lên tiếng nói của công nhân, người lao động, chúng tôi nhận thấy, mong muốn chung của công nhân, người lao động hiện nay là có nhà để ở, con em có nơi để đi học và được bảo đảm mức sống tối thiểu, công bằng. Hiện nay, đã có 5 thiết chế công đoàn trên tổng số 30 thiết chế được triển khai. Và, đây cũng chỉ là con số rất nhỏ. Vì vậy, Quốc hội đóng vai trò vô cùng quan trọng trong việc sửa đổi, bổ sung, hoàn thiện các quy định của pháp luật cũng như ban hành những nghị quyết đặc thù để hạn chế tối đa sự chồng chéo, mâu thuẫn giữa các văn bản pháp luật; đồng thời triển khai và đẩy nhanh việc xây dựng các thiết chế công đoàn cũng như gỡ vướng mắc về nhà ở cho công nhân, người lao động hiện nay. 

Qua Diễn đàn cũng thấy rõ hơn tình trạng rút bảo hiểm xã hội một lần của công nhân, người lao động đang diễn ra với số lượng rất lớn. Điều này một mặt cho thấy nhu cầu của người lao động ưu tiên bảo đảm cuộc sống trước mắt, nhưng mặt khác cũng phản ánh thực tế rằng quyền lợi của người lao động khi đóng bảo hiểm xã hội bị giảm đi. Đơn cử như việc tăng thời gian đóng bảo hiểm; khi người lao động nghỉ trước thời gian đóng bảo hiểm xã hội theo quy định sẽ bị trừ 2% thay vì 1% như trước đây... Những vấn đề này đã được Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội trực tiếp tiếp thu và cho biết sẽ nghiên cứu trong quá trình sửa đổi Luật Bảo hiểm xã hội hiện hành theo hướng: Tăng quyền lợi cho người lao động, bảo đảm tính minh bạch hoặc có lưới an sinh cho người lao động để họ có thể có những khoản tiền chi trả cho những quyền lợi cấp bách trước mắt. Qua Diễn đàn lần này, chúng tôi mong muốn và hy vọng, đây là một trong những nội dung sẽ được giải quyết thấy đáo khi sửa Luật Bảo hiểm xã hội tới đây.

Có thể khẳng định, Diễn đàn Người lao động 2023 là "cuộc tiếp xúc cử tri chuyên đề đặc biệt” của Chủ tịch Quốc hội, có ý nghĩa thực tiễn, động viên rất sâu sắc, bởi 500 đại biểu là người lao động, đại diện các tổ chức công đoàn... cũng chính là 500 cử tri. Vì thế, Diễn đàn còn là nơi thể hiện sự thấu hiểu, chia sẻ và gần gũi của Quốc hội đối với người lao động. Sau Diễn đàn, tin rằng, những ý kiến, kiến nghị của người lao động chắc chắn sẽ được Quốc hội, Chủ tịch Quốc hội ghi nhận, chỉ đạo trực tiếp trong quá trình sửa đổi, bổ sung các luật cũng như xem xét, ban hành các cơ chế, chính sách đặc biệt, đặc thù.

Phó Chủ tịch phụ trách Công đoàn, Đại học Quốc gia Hà Nội Nguyễn Thị Thảo:
Thể hiện rõ tinh thần lắng nghe của Quốc hội đối với cử tri và Nhân dân

Ngay từ phát biểu gợi mở, Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ đã đánh giá rất cao sáng kiến của Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam về việc tổ chức Diễn đàn Người lao động 2023. Đây là nơi đại diện người lao động trên khắp cả nước có cơ hội trực tiếp chia sẻ tâm tư, nguyện vọng tới Lãnh đạo Quốc hội, các đại biểu Quốc hội để kịp thời có sự điều chỉnh phù hợp trong quá trình xây dựng pháp luật.

Thể hiện rõ nét tinh thần lắng nghe của Quốc hội đối với cử tri - người lao động -0

Là một công đoàn viên, tôi rất vui mừng và ủng hộ sáng kiến của Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam. Hoạt động công đoàn Việt Nam đang có những thay đổi rõ rệt và ngày càng đi sâu vào đời sống của người lao động, không còn là những câu chuyện "trên văn bản" mà đã trở thành những hành động cụ thể.

Tôi cũng rất xúc động khi nghe phát biểu của Chủ tịch Quốc hội rằng, đây là một "cuộc tiếp xúc cử tri chuyên đề đặc biệt". Điều này một lần nữa cho thấy đánh giá rất cao của Quốc hội với tổ chức Công đoàn và người lao động, thể hiện tinh thần lắng nghe của Quốc hội đối với cử tri và Nhân dân nói chung và người lao động nói riêng, bởi Công đoàn là tổ chức đại diện cho công nhân, người lao động cả nước.

Tại Diễn đàn, người lao động, đoàn viên công đoàn có cơ hội để bày tỏ ý kiến, nguyện vọng, kiến nghị của mình. Nếu trước đây, chúng tôi được tập hợp, phản ánh qua kênh này, kênh khác, thì bây giờ lần đầu tiên chúng tôi được trực tiếp phản ánh và nghe trả lời cũng như các cam kết, lời hứa, giải pháp về chính sách, pháp luật.

Thông qua Diễn đàn, có thể cảm nhận rất rõ rằng, Quốc hội ngày càng đổi mới, sáng tạo, bám sát thực tiễn đời sống, thu hút sự quan tâm của cử tri và Nhân dân cả nước. Mong rằng, Quốc hội sẽ có thêm nhiều hoạt động có ý nghĩa thiết thực và sáng tạo như Diễn đàn lần này, để mang đến không khí tươi mới hơn cho việc lắng nghe ý kiến, kiến nghị của người dân ở mọi vị trí công việc, ngành nghề khác nhau. Qua đó, Quốc hội ngày càng gần gũi với Nhân dân hơn và các quyết sách của Quốc hội ngày càng lan tỏa rộng rãi hơn tới các tầng lớp nhân dân.

ĐBQH, Chủ tịch Liên đoàn Lao động TP. Hồ Chí Minh Trần Thị Diệu Thúy:
Chính sách, pháp luật phải đi trước thực tiễn

Diễn đàn Người lao động 2023 lần đầu tiên được tổ chức để Lãnh đạo Quốc hội gặp gỡ, lắng nghe ý kiến, kiến nghị của công nhân, người lao động, cán bộ công đoàn cả nước. Tôi đánh giá cao Diễn đàn lần này, bởi thông qua các cuộc tiếp xúc cử tri của Đoàn ĐBQH các địa phương thời gian qua, thì nhóm vấn đề liên quan đến đời sống của người lao động được cử tri vô cùng quan tâm.

Thể hiện rõ nét tinh thần lắng nghe của Quốc hội đối với cử tri - người lao động -1

Tại Kỳ họp thứ Năm vừa qua, khi thảo luận về kinh tế - xã hội, nhiều ĐBQH cũng đã phản ánh tiếng nói của người lao động thông qua những phát biểu rất sâu sắc, phản ánh sinh động đời sống, việc làm và an sinh xã hội. Vì vậy, người lao động, cán bộ công đoàn kỳ vọng rất cao vào Diễn đàn lần này và mong muốn được lắng nghe, tiếp cận những nội dung liên quan đến các quyết sách, giải pháp cho những vướng mắc, tồn tại khi triển khai thực hiện chủ trương, chính sách, pháp luật của Đảng, Nhà nước đối với công nhân, người lao động.

Một trong những khó khăn hiện nay là thực tiễn của cuộc sống của người lao động đã khác xa rất nhiều so với thời điểm chính sách, pháp luật được ban hành. Các chính sách ban hành mới phải tiếp cận cụ thể hơn, rõ hơn, hiệu quả hơn với đời sống thực tiễn của người lao động để họ cảm thấy an tâm hơn. Do đó, vấn đề không phải là chính sách như thế nào mà là sửa đổi có phù hợp và dự báo được các vấn đề xã hội hay không? Chính sách, pháp luật phải đi trước thực tiễn để có thể định hướng và tạo điều kiện cho người lao động yên tâm làm việc, lao động, đóng góp cho xã hội.

Qua Diễn đàn lần này, mong rằng các chính sách, pháp luật Quốc hội đang thảo luận và chuẩn bị xem xét, thông qua tới đây, như dự án Luật Nhà ở (sửa đổi), dự án Luật Bảo hiểm xã hội (sửa đổi)... và các văn bản pháp luật khác cần được tính toán thực tiễn hơn, nhất là với những nội dung liên quan đến đối tượng lao động tại cơ sở. Bởi, tùy theo nhóm lao động tại mỗi khu vực, vùng miền sẽ có nhu cầu khác nhau; cùng với đó là chính sách về bảo hiểm cho người lao động, bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp, chính sách đặc thù dành cho các đối tượng riêng, như nữ công nhân, chế độ thai sản…

Theo chương trình, trong nhiệm kỳ này Quốc hội dự kiến sẽ xem xét, sửa đổi Luật Công đoàn. Mong muốn lớn nhất của những người làm công tác công đoàn như chúng tôi là Luật phải gắn liền với đời sống, điều kiện, hoàn cảnh xã hội và những yêu cầu, đòi hỏi của người lao động dành cho tổ chức công đoàn. Quyền và chức năng, nhiệm vụ của tổ chức công đoàn cũng cần được xác định rõ hơn nữa với cơ chế cụ thể hơn nữa. 

Viện trưởng Viện Công nhân và Công đoàn Vũ Minh Tiến:
Diễn đàn nên được duy trì hàng năm

Là "cuộc tiếp xúc cử tri chuyên đề đặc biệt”, Diễn đàn là nơi người lao động trực tiếp bày tỏ tâm tư, nguyện vọng của đông đảo người lao động cả nước tới Lãnh đạo Quốc hội và các bộ, ngành, cơ quan trong việc hoàn thiện chính sách, pháp luật về đời sống việc làm và hoạt động công đoàn.

Thể hiện rõ nét tinh thần lắng nghe của Quốc hội đối với cử tri - người lao động -2

Việc tổ chức Diễn đàn cũng là một hình thức nâng cao chất lượng, đổi mới phương thức lắng nghe và tiếp xúc cử tri, tiếp thu ý kiến, nguyện vọng của các tầng lớp nhân dân, trong đó có công nhân, người lao động.

Vấn đề bức xúc và được quan tâm nhất của người lao động hiện nay là việc làm đã được đưa ra thảo luận, giải đáp tại Diễn đàn. Tại các tỉnh thành phía Nam, công nhân, người lao động bị giảm sút về việc làm rất nhiều, thậm chí một doanh nghiệp có thể giảm 30 - 40%, dẫn đến giảm thu nhập của người lao động. Ngoài ra, còn là vấn đề an sinh xã hội, không được đóng bảo hiểm xã hội đầy đủ; trăn trở tìm việc làm mới sau khi bị mất việc.

Không chỉ vậy, có rất nhiều người lao động lo lắng về chỗ ở. Theo tôi, vướng mắc hiện nay là công nhân lao động không thể có đủ tiền để mua nhà ở, do đó, tôi nêu kiến nghị nên tập trung vào việc cung cấp dịch vụ cho thuê nhà cho công nhân, người lao động. Bởi, công nhân, lao động có thể làm 3-5 năm ở một khu công nghiệp của tỉnh này, sau đó có thể chuyển sang tỉnh khác hoặc về địa phương.

Với ý nghĩa thiết thực, mong rằng Diễn đàn Người lao động sẽ được duy trì tổ chức hàng năm để Quốc hội trực tiếp lắng nghe phản ánh, kiến nghị chính đáng của công nhân, người lao động và đoàn viên công đoàn cả nước, thiết thực phục vụ cho quá trình xây dựng, hoàn thiện hệ thống pháp luật.

Quốc hội và Cử tri

Hành động thực chất
Chính sách và cuộc sống

Hành động thực chất

Trước ngày 20.11, các địa phương phải hoàn thành việc xóa bỏ toàn bộ tàu cá “3 không”: không đăng ký, không đăng kiểm, không cấp phép. Đây là yêu cầu của Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà, Trưởng Ban Chỉ đạo quốc gia phòng, chống khai thác hải sản bất hợp pháp, không báo cáo và không theo quy định (IUU) tại cuộc họp với các bộ, ngành và 28 địa phương ven biển diễn ra mới đây.

Có thu hồi đất sau khi Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư bị thu hồi?
Diễn đàn Quốc hội

Có thu hồi đất sau khi Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư bị thu hồi?

Thảo luận tại tổ 16 về dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Quy hoạch, Luật Đầu tư, Luật Đầu tư theo phương thức đối tác công tư và Luật Đấu thầu… các đại biểu Đoàn ĐBQH tỉnh Hà Tĩnh, Lai Châu, Cà Mau và Lâm Đồng kiến nghị làm rõ và bổ sung quy định về việc có thu hồi đất sau khi Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư bị thu hồi hay không?.

Quy định rõ biện pháp xử lý vật chứng, tài sản trong vụ án hình sự
Hoạt động của Đoàn ĐBQH

Quy định rõ biện pháp xử lý vật chứng, tài sản trong vụ án hình sự

Thảo luận tại Tổ 3 về dự thảo Nghị quyết thí điểm xử lý vật chứng, tài sản trong quá trình điều tra, truy tố, xét xử một số vụ việc, vụ án hình sự, ĐBQH Trần Đức Thuận (Nghệ An) đề nghị quy định rõ các biện pháp xử lý vật chứng, tài sản để bảo đảm minh bạch; có tiêu chí trong xử lý vật chứng tài sản có ý nghĩa lưu thông phục vụ phát triển kinh tế - xã hội, không để lãng phí.

ĐBQH Đỗ Ngọc Thịnh (Khánh Hòa)
Quốc hội và Cử tri

Hài hòa quyền, lợi chính đáng của các bên liên quan

Thảo luận tại Tổ sáng nay, 30.10, về dự thảo Nghị quyết về thí điểm xử lý vật chứng, tài sản trong quá trình điều tra, truy tố, xét xử một số vụ việc, vụ án hình sự, một số đại biểu Quốc hội (ĐBQH) cho rằng, việc áp dụng cơ chế thí điểm sẽ có tác động rất lớn đến quyền con người, quyền công dân, nhất là quyền tài sản và đề nghị, cơ quan soạn thảo tiếp tục rà soát nhằm bảo đảm hài hòa quyền lợi chính đáng của các bên liên quan.

Quang cảnh thảo luận tại tổ 17
Quốc hội và Cử tri

Tháo "nút thắt" thể chế để khơi thông nguồn lực phát triển

Góp ý vào dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Quy hoạch, Luật Đầu tư, Luật Đầu tư theo phương thức đối tác công tư, Luật Đấu thầu, các ĐBQH tỉnh Cao Bằng, Gia Lai, An Giang nhấn mạnh, dù là nội dung khó và phức tạp song việc sửa đổi các luật trên là cần thiết, phù hợp với yêu cầu của thực tiễn; kịp thời tháo gỡ khó khăn, vướng mắc cho địa phương, doanh nghiệp, tạo môi trường thuận lợi, thúc đẩy kinh tế - xã hội phát triển. 

Rà soát lại quy trình thủ tục đầu tư tránh chồng chéo giữa các luật
Quốc hội và Cử tri

Rà soát lại quy trình thủ tục đầu tư tránh chồng chéo giữa các luật

Thảo luận tại Tổ 9 về dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Quy hoạch, Luật Đầu tư, Luật đầu tư theo phương thức đối tác công tư và Luật Đấu thầu, các ĐBQH tỉnh: Quảng Ninh, Hòa Bình, Bến Tre, Phú Yên đều đồng tình với sự cần thiết phải sửa đổi, bổ sung, tuy nhiên cần rà soát lại quy trình thủ tục đầu tư để tránh chồng chéo giữa các luật liên quan.

Phân cấp, ủy quyền phải gắn với bố trí nguồn lực cho các địa phương
Quốc hội và Cử tri

Phân cấp, ủy quyền phải gắn với bố trí nguồn lực cho các địa phương

Chiều 29.10, tiếp tục chương trình Kỳ họp thứ Tám, Đoàn ĐBQH thành phố Hà Nội đã thảo luận tại Tổ 1 về Dự án Luật Đầu tư công (sửa đổi); Dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Chứng khoán, Luật Kế toán, Luật Kiểm toán độc lập, Luật Ngân sách nhà nước, Luật Quản lý, sử dụng tài sản công, Luật Quản lý thuế và Luật Dự trữ quốc gia.

TS. Bắc
Kinh tế

Nâng quy mô dự án là mở không gian cho tư duy mới

Theo TS. NGUYỄN PHƯƠNG BẮC, Viện trưởng Viện Nghiên cứu phát triển kinh tế - xã hội Bắc Ninh, dự thảo Luật Đầu tư công (sửa đổi) có nhiều điểm mới quan trọng. Trong đó, việc nâng quy mô dự án chính là mở không gian cho tư duy mới, để thiết kế các dự án theo cách liên kết với nhau, mang tính tổng thể, tức là những dự án lớn. Điều này phù hợp với bối cảnh mới - bước vào “kỷ nguyên vươn mình của dân tộc”.

Gỡ “điểm nghẽn” tài chính cho các dự án BOT giao thông
Ý kiến đại biểu

Gỡ “điểm nghẽn” tài chính cho các dự án BOT giao thông

Cần sửa đổi Luật để khắc phục “điểm nghẽn” cho cả các dự án BOT giao thông đã khai thác vận hành để tháo gỡ khó khăn, củng cố niềm tin cho các nhà đầu tư. Đây là kiến nghị của ĐBQH Hoàng Văn Nghiệm - Trưởng đoàn ĐBQH tỉnh Lạng Sơn trong buổi thảo luận tại Tổ của Quốc hội chiều 26.10.

Khắc phục những bất cập, khó khăn trong thực hiện biện pháp cưỡng chế thu nợ thuế
Ý kiến đại biểu

Khắc phục những bất cập, khó khăn trong thực hiện biện pháp cưỡng chế thu nợ thuế

Phát biểu về Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của 7 luật gồm Luật Chứng khoán, Luật Kế toán, Luật Kiểm toán độc lập, Luật Ngân sách Nhà nước, Luật Quản lý, sử dụng tài sản công, Luật Quản lý thuế và Luật Dự trữ quốc gia, ĐBQH Trần Thị Vân (Bắc Ninh) cho rằng việc quy định rõ cơ quan quản lý thuế phải có đủ thông tin, điều kiện thì mới thực hiện cưỡng chế.

ĐBQH Huỳnh Thị Phúc
Ý kiến đại biểu

Bổ sung quy định khấu trừ thuế giá trị gia tăng khi thanh toán bằng cổ phiếu, trái phiếu

Sáng 29.10, phát biểu tại hội trường về dự thảo Luật Thuế giá trị gia tăng (sửa đổi), ĐBQH Huỳnh Thị Phúc (Bà Rịa- Vũng Tàu) đề nghị Ban soạn thảo cần xem xét bổ sung quy định cho phép khấu trừ thuế giá trị gia tăng đầu vào khi thanh toán bằng cổ phiếu, trái phiếu. Đây là các hình thức thanh toán không dùng tiền mặt, cần được quy định để tạo điều kiện thuận lợi cho tổ chức, cá nhân trong hoạt động giao dịch.

ĐBQH Leo Thị Lịch (Bắc Giang)
Ý kiến đại biểu

Bảo đảm linh hoạt và chặt chẽ trong thực hiện đầu tư công

Thảo luận tại Tổ về dự án Luật Đầu tư công (sửa đổi), các đại biểu Quốc hội cho rằng, các quy định tại dự thảo Luật đã đẩy mạnh phân cấp, phân quyền trong đầu tư công, tạo sự chủ động, linh hoạt cho tổ chức thực hiện. Tuy nhiên, cần tiếp tục rà soát các điều, khoản liên quan đến phân cấp, phân quyền; bổ sung đánh giá tác động với một số nội dung; thực hiện lấy ý kiến đầy đủ các đối tượng chịu tác động… để bảo đảm chặt chẽ, tạo thuận lợi trong thực hiện.

Không miễn thuế đối với hàng hóa nhập khẩu có giá trị nhỏ
Ý kiến đại biểu

Không miễn thuế đối với hàng hóa nhập khẩu có giá trị nhỏ

Tham gia ý kiến tại hội trường về một số nội dung còn ý kiến khác nhau của dự thảo Luật Thuế giá trị gia tăng (sửa đổi), ĐBQH Hoàng Minh Hiếu (Nghệ An) bày tỏ sự đồng tình việc không quy định miễn thuế đối với hàng hóa nhập khẩu có giá trị nhỏ; đồng thời, thống nhất với quy định nhà quản lý sàn giao dịch điện tử, nhà quản lý nền tảng số thực hiện kê khai, nộp thuế thay cho các hộ, cá nhân kinh doanh thương mại điện tử…

Tập trung vào các biện pháp thúc đẩy sự minh bạch thông tin và nâng cao hiểu biết của nhà đầu tư
Ý kiến đại biểu

Tập trung vào các biện pháp thúc đẩy sự minh bạch thông tin và nâng cao hiểu biết của nhà đầu tư

Ngày 29.10, Phát biểu tại phiên thảo luận tổ về Luật Chứng khoán, theo ĐBQH Nguyễn Như So (Bắc Ninh), nên tập trung vào các biện pháp thúc đẩy sự minh bạch thông tin và nâng cao hiểu biết của nhà đầu tư, để họ có thể tự quyết định và tự chịu trách nhiệm đối với các giao dịch của mình. Điều này không chỉ hỗ trợ sự phát triển của thị trường vốn mà còn tạo ra môi trường cạnh tranh công bằng cho doanh nghiệp.

Quang cảnh họp Tổ 14
Ý kiến đại biểu

Không tạo ra rào cản, vướng ở đâu gỡ ở đó

Thảo luận tại Tổ 14 (gồm Đoàn ĐBQH các tỉnh: Hải Dương, Khánh Hòa, Đồng Tháp) về dự án Luật Đầu tư công (sửa đổi) chiều 29.10, một số ĐBQH đề nghị, nếu là công trình, dự án liên xã thì giao cho Ban quản lý dự án của cấp huyện làm đơn vị chủ quản, chủ đầu tư nhằm bảo đảm chuyên môn và công tác quản lý. Đặc biệt, việc sửa đổi Luật lần này sẽ không tạo ra rào cản, đúng với tinh thần "vướng ở đâu, gỡ ở đấy", đồng thời không đưa vào dự thảo Luật những nội dung chưa chín, chưa rõ, chưa cụ thể.

Phân cấp mạnh, địa phương có đủ sức đảm đương?
Ý kiến đại biểu

Phân cấp mạnh, địa phương có đủ sức đảm đương?

Thảo luận tại Tổ 4, chiều 29.10 về dự thảo Luật Đầu tư công (sửa đổi), các đại biểu khẳng định việc đẩy mạnh phân cấp, phân quyền là cần thiết. Tuy nhiên, ĐBQH Lê Tiến Châu (Hải Phòng) lưu ý, cần tính đến việc liệu địa phương và các chủ đầu tư có đủ sức đảm đương không?

Toàn cảnh phiên thảo luận tại Tổ 6
Ý kiến đại biểu

Tăng cường phân cấp, phân quyền cho địa phương trong đầu tư công

Chiều 29.10, thảo luận về Dự án Luật Đầu tư công (sửa đổi), các đại biểu tại Tổ 6 (gồm Đoàn ĐBQH các tỉnh: Hà Giang, Bình Định, Sóc Trăng, Bạc Liêu) đề nghị: việc sửa đổi luật cần xem xét về tổng thể, đánh giá toàn diện những tồn tại, hạn chế để khắc phục các vướng mắc, khó khăn trong thực hiện đầu tư công...

ĐBQH Trần Quốc Quân (Long An) phát biểu thảo luận. Ảnh: Đào Cảnh
Ý kiến đại biểu

Gỡ “điểm nghẽn” thúc đẩy tiến độ giải ngân vốn đầu tư công

Chiều 29.10, thảo luận tại Tổ 11 (gồm Đoàn Đại biểu Quốc hội các tỉnh: Đà Nẵng, Tây Ninh, Long An, Sơn La) về dự án Luật Đầu tư công (sửa đổi), các ĐBQH cho rằng, dự luật lần này đã sửa đổi khá toàn diện, tháo gỡ được nhiều “điểm nghẽn”, vướng mắc trong phân cấp, phân quyền cho địa phương; cắt giảm thủ tục đầu tư trong quá trình tổ chức thực hiện các dự án nhằm thúc đẩy giải ngân vốn đầu tư công.

Áp thuế giá trị gia tăng 5% với mặt hàng phân bón: Lợi ích tổng thể của nền kinh tế
Ý kiến đại biểu

Áp thuế giá trị gia tăng 5% với mặt hàng phân bón: Lợi ích tổng thể của nền kinh tế

Thời gian qua, các doanh nghiệp phân bón Việt Nam liên tiếp kiến nghị việc đưa phân bón vào đối tượng chịu thuế giá trị gia tăng (VAT), bởi khi mặt hàng này được áp thuế VAT đầu ra, doanh nghiệp sẽ được khấu trừ thuế đầu vào, từ đó có nhiều dư địa để giảm giá thành sản phẩm; thu hút đầu tư, mở rộng quy mô sản xuất, tăng cường ứng dụng khoa học, công nghệ để nâng cao chất lượng sản phẩm.