Đổi thanh xuân, gieo mầm tri thức -0

Xã Chế Tạo là xã đặc biệt khó khăn của huyện, cách trung tâm Mù Cang Chải 35km và đây cũng là xã xa nhất của tỉnh Yên Bái.  Để di chuyển đến đây, từ thành phố Yên Bái vượt qua đèo Khau Phạ với chiều dài 27km, rồi từ quốc lộ 32 rẽ trái, thêm hơn ba giờ vượt qua các đỉnh Kim Nọi, Háng Gàng, Chế Tạo cao sừng sững, mới đến xã Chế Tạo.

Địa hình phúc tạp, xa trung tâm, di chuyển khó khăn khiến kinh tế nơi đây rất khó khăn. Tuy nhiên, Trường Phổ thông Dân tộc Bán Trú (PTDTBT) TH và THCS Chế Tạo - nơi thầy Sùng A Trừ công tác như một điểm nhấn, thay thế cho những lớp học tạm bợ. 

Trường mới, được xây dựng lại nằm trên rẻo cao, khang trang, sạch đẹp, có đủ lớp học, nhà vệ sinh kiên cố. Mái trường ấy được được ví như “ngôi nhà hạnh phúc” - ở đó có các thầy, cô giáo đang từng ngày dìu dắt các em học sinh vững bước trên con đường chinh phục tri thức. Hiện nhà trường đang có 530 em học sinh là con em đồng bào dân tộc đang theo học.

Cùng với đó là những con đường bê tông mới như những “con đường hạnh phúc” đưa bước các em học sinh vùng cao đến trường. Bởi trước khi có những con đường mới, nhiều học sinh đã phải đi bộ đến trường, qua những con đường đất trượt trơn, ẩn chứa đầy hiểm nguy mỗi mùa mưa lũ.

Những học sinh ở xa, mỗi ngày các em phải đi bộ 2-3 tiếng để đến trường. Các em đi qua bóng tối mù sương từ lúc chưa nhìn rõ mặt đất và trở về nhà lúc không còn trông rõ mặt người.

Cứ thế, các em đi qua ngày, qua tháng, qua trời mưa, vượt lũ quét và đất lở. Hành trang đi học của các em ngoài cặp sách có khi còn là phần cơm trưa có khi chỉ là cơm trắng, mèng méng, cùng chút thức ăn,…

Đổi thanh xuân, gieo mầm tri thức -0

Khó khăn trăm bề và để giữ học sinh ở lại với trường, các thầy, cô luôn song hành với các em.

Nhớ lại những ngày băng rừng, vượt núi đi vận động các gia đình cho con đến trường, thầy Trừ tâm sự: "Đường sá xa xôi, chúng tôi phải đi bộ đến từng nhà để vận động, nhưng càng vì thế tôi càng quyết tâm thuyết phục đưa các cháu đến trường thường xuyên hơn. Hơn thế, là giáo viên tôi luôn mong các em học sinh đến trường đều đặn, cùng bè bạn học tập, rèn luyện để tương lai có thể thoát nghèo, vượt khó".

Cũng là người dân tộc Mông, hơn ai hết thầy giáo Sùng A Trừ hiểu được nỗi khó khăn vất vả của những em nhỏ người dân tộc thiểu số nên ngay từ khi còn “theo đuổi” con chữ trên ghế nhà trường, thầy Trừ đã ước mong sau này khi lớn lên cũng sẽ được là thầy giáo trở về quê hương dạy chữ cho các em nhỏ.

Sau khi tốt nghiệp Trường Đại học Sư phạm Hà Nội, thầy Trừ lựa chọn quay trở về quê hương. Trong suốt 12 năm qua, thầy luôn nỗ lực đem kiến thức truyền dạy cho lớp lớp những em nhỏ vùng cao Mù Cang Chải. 

“Hình ảnh các em nhỏ phải đi bộ từ 6 - 7 tiếng đồng hồ để đến trường, nên tôi quyết tâm về đây để dạy các em biết cái chữ, mong các em yêu thích trường lớp và học tập tích cực. Tôi luôn tự nhủ, dẫu khó khăn, vất vả đến mấy nhưng tôi và các đồng nghiệp vẫn kiên định bám bản, bởi chúng tôi hiểu muốn gieo chữ nơi vùng cao khó khăn là phải biết hy sinh”, thầy Trừ chia sẻ.

Đổi thanh xuân, gieo mầm tri thức -0

Vốn là giáo viên dạy giáo dục thể chất, vừa đảm nhận công tác đoàn đội, thầy Trừ cũng kiên luôn dạy chữ cho các em. Sau mỗi giờ tan lớp, thầy Trừ lại tranh thủ làm công việc cá nhân và soạn giáo án, chuẩn bị bài giảng, tối đến tập trung giúp đỡ các em học sinh học tiếng Việt. Thầy cũng là người có sáng kiến để các em học sinh lớn kèm các em lớp nhỏ hơn nhận biết mặt chữ, giúp nhau trong học tập để các em tiến bộ.

Đổi thanh xuân, gieo mầm tri thức -0

Theo thầy Trừ, khó khăn nhất là một số học sinh nhỏ tuổi chưa đọc được bằng tiếng phổ thông. Do đó, phải kiên nhẫn giảng dạy, hướng dẫn cho các em nhỏ bằng tiếng địa phương.

Để cải thiện việc học tiếng phổ thông, thầy Trừ đã có sáng kiến đưa các bạn học sinh lớn tuổi hơn kèm các bạn học sinh lớp dưới, giúp các em nhận biết mặt chữ nhanh hơn.

Không chỉ vậy, thầy Trừ còn khai thác, mở rộng thêm những phương pháp dạy khác, để các em hứng thú hơn, yêu thích tiết học hơn. Trong quá trình dạy, thầy Trừ thường tổ chức trò chơi tạo sự lôi cuốn cho các em học sinh trước và sau đó lồng ghép thêm phần nội dung bài học chính khoá.

“Sau khi các em tập trung tiếp thu nội dung bài học chính khoá, tôi cho học sinh tập thể dục, như vậy sẽ tạo hứng thú hơn cho các em học sinh khi học tập, rèn luyện”, thầy Trừ chia sẻ kinh nghiệm.

Đổi thanh xuân, gieo mầm tri thức -0
Thầy Trừ thường tổ chức trò chơi tạo sự lôi cuốn cho các em học sinh

Thầy Trừ cho biết: "Trải qua nhiều năm công tác, tôi thấy rằng cùng với sự phát triển của kinh tế - xã hội, nhận thức của trẻ em tốt hơn, đời sống phụ huynh đã có nhiều thay đổi. Họ biết quan tâm hơn nhiều đến việc chăm sóc và nuôi dạy con. Vì vậy, tôi cũng càng cảm nhận rõ hơn về trách nhiệm của người giáo viên.

Chính sự khát khao biết chữ, mong muốn được đến trường và tình yêu của những em học sinh vùng cao đã giúp những giáo viên vùng cao như chúng tôi bám trụ lại ở những vùng đất khó.

Tôi luôn mong muốn được đóng góp nhiều hơn cho sự nghiệp giáo dục, thắp lên những ngọn “lửa hy vọng”, những “mầm xanh” tri thức của các em học sinh ở mảnh đất Mù Cang Chải, nơi tôi đang sinh sống”.

Có lẽ với những người “lái đò” niềm vui lớn nhất là nhìn thấy những em học sinh của mình từng ngày tiến bộ, tương lai thêm rộng mở, hay chỉ đơn giản là thấy các em biết đọc, biết viết để giao tiếp với cộng đồng được dễ dàng hơn. Điều đó cũng tạo thêm cơ hội cho các em nhỏ vùng cao tiếp cận với kiến thức mới nhiều hơn,...

Đổi thanh xuân, gieo mầm tri thức -0

EMagazine

Cô giáo "vén mây" giúp trẻ vùng cao làm bạn với tiếng Anh
Giáo dục

Cô giáo "vén mây" giúp trẻ vùng cao làm bạn với tiếng Anh

Trên cung đường đèo quanh co, trắc trở lên Bản Mù, huyện Trạm Tấu chứng kiến hành trình cô giáo Nguyễn Hải Quyên - Trường TH&THCS Võ Thị Sáu, Thị xã Nghĩa Lộ, mang tiếng Anh đến bản vùng cao khó khăn nhất của tỉnh Yên Bái, nơi ngày đêm lẩn khuất trong sương mù.

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn đã phát biểu kết thúc Phiên chất vấn.
Thời sự Quốc hội

Với tinh thần “nói đi đôi với làm và làm ngay”, khẩn trương khắc phục những hạn chế, có giải pháp mới thực hiện hiệu quả hơn các nhiệm vụ

Lời Tòa soạn: Sau 2 ngày làm việc nghiêm túc và trách nhiệm cao, với tinh thần đổi mới, đồng hành cùng với Chính phủ, cùng các cơ quan, tổ chức trong cả hệ thống chính trị, quyết tâm vượt qua các khó khăn, thách thức, phấn đấu hoàn thành cao nhất các mục tiêu năm 2025 và những năm tiếp theo, Quốc hội đã hoàn thành toàn bộ chương trình Phiên chất vấn và trả lời chất vấn tại Kỳ họp thứ Tám. Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn đã phát biểu kết thúc Phiên chất vấn. Báo Đại biểu Nhân dân trân trọng giới thiệu toàn văn:

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn chủ trì và phát biểu khai mạc Phiên chất vấn. Ảnh: Hồ Long
Thời sự Quốc hội

Nỗ lực cao nhất đưa đất nước bước vào kỷ nguyên mới với ý chí, niềm tin vào tương lai phát triển mạnh mẽ

Lời Tòa soạn: Sáng nay, Quốc hội bắt đầu Phiên chất vấn và trả lời chất vấn tại Kỳ họp thứ Tám với 3 nhóm lĩnh vực. Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn chủ trì, phát biểu khai mạc và điều hành phiên chất vấn. 

Báo Đại biểu Nhân dân trân trọng giới thiệu toàn văn phát biểu: 

Tạo động lực đưa sự nghiệp giáo dục lên tầm cao mới
EMagazine

Tạo động lực đưa sự nghiệp giáo dục lên tầm cao mới

Ngày mai (9.11), dự thảo Luật Nhà giáo sẽ được trình Quốc hội cho ý kiến lần đầu. Đây là một trong những dự án luật được đông đảo cử tri quan tâm và đội ngũ nhà giáo mong đợi từ lâu… Kỳ vọng, khi luật được ban hành và có hiệu lực sẽ góp phần đổi mới công tác quản lý nhà nước về nhà giáo, giúp nâng cao tính chủ động của cơ quan quản lý giáo dục các cấp; đồng thời, sẽ là hành lang pháp lý vững chắc để phát triển đội ngũ nhà giáo, tạo động lực lớn để đưa sự nghiệp giáo dục nước ta lên tầm cao mới.

Nông dân là chủ thể, là trung tâm của quá trình phát triển nông nghiệp, kinh tế nông thôn và xây dựng nông thôn mới
Thời sự Quốc hội

Nông dân là chủ thể, là trung tâm của quá trình phát triển nông nghiệp, kinh tế nông thôn và xây dựng nông thôn mới

Lời Tòa soạn: Tối 14.10, Ủy viên Bộ Chính trị, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn đã dự và phát biểu chỉ đạo tại Lễ tôn vinh và trao danh hiệu Nông dân Việt Nam xuất sắc, biểu dương Hợp tác xã tiêu biểu toàn quốc năm 2024. Báo Đại biểu Nhân dân trân trọng giới thiệu toàn văn:

CHỐNG LÃNG PHÍ
Sự kiện nổi bật

CHỐNG LÃNG PHÍ

Lời Toà soạn: Trong mọi giai đoạn cách mạng, Đảng, Nhà nước ta luôn đặc biệt quan tâm công tác phòng, chống lãng phí. Trước yêu cầu tăng cường nguồn lực, khơi dậy sức dân đưa đất nước bước vào kỷ nguyên mới dưới sự lãnh đạo của Đảng, công tác phòng, chống lãng phí đang đứng trước những yêu cầu, nhiệm vụ mới rất khẩn trương, cấp bách. Báo Đại biểu Nhân dân trân trọng giới thiệu bài viết của Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm với tiêu đề "Chống lãng phí".

Bài cuối: Sớm xây dựng bộ cơ sở dữ liệu hiện trạng phục vụ công tác cảnh báo, ứng phó
Trên đường phát triển

Bài cuối: Sớm xây dựng bộ cơ sở dữ liệu hiện trạng phục vụ công tác cảnh báo, ứng phó

Với tập quán sinh sống ven sông, rạch, ven biển, nhiều hoạt động kinh tế - xã hội chủ yếu dựa vào sông nước nên đối với Vĩnh Long hay các địa phương khác trong vùng Đồng bằng sông Cửu Long, khi xảy ra sạt lở là ảnh hưởng trực tiếp ngay đến người dân. Vì vậy, mục tiêu ngăn chặn, đẩy lùi tình trạng sụt lún, sạt lở; phát triển, bảo vệ, khai thác bền vững đất, rừng, tài nguyên, khoáng sản; bảo vệ môi trường sinh thái, phát triển bền vững là nhiệm vụ được cấp ủy, chính quyền địa phương xác định phải tập trung thực hiện với các giải pháp cả cấp bách lẫn lâu dài.

 Bài 2: Ưu tiên nguồn lực cho các giải pháp công trình, phi công trình phòng, chống sạt lở
Trên đường phát triển

Bài 2: Ưu tiên nguồn lực cho các giải pháp công trình, phi công trình phòng, chống sạt lở

Xác định những tác động của sạt lở đến đời sống kinh tế - xã hội, thời gian qua, các cơ quan, đơn vị, địa phương trên địa bàn tỉnh Vĩnh Long đã tập trung thực hiện song song các giải pháp phi công trình và công trình trong phòng, chống sạt lở. Các giải pháp phi công trình được đánh giá đã giảm thiểu hiệu quả các tác động từ tự nhiên; nâng cao nhận thức, trách nhiệm của cộng đồng đối với phòng, chống sạt lở. Trong khi đó, các công trình hướng tới giải quyết dứt điểm hiện tượng sạt lở bờ sông ở những nơi nguy hiểm, xây dựng khu tái định cư bố trí hàng trăm hộ dân vùng sạt lở nguy hiểm về nơi ở mới, an toàn và góp phần chỉnh trang các đô thị, khu dân cư theo hướng văn minh, hiện đại…

Bài 1: Vĩnh Long triển khai đồng bộ các giải pháp ứng phó, giảm thiểu thiệt hại do sạt lở bờ sông
Trên đường phát triển

Bài 1: Vĩnh Long triển khai đồng bộ các giải pháp ứng phó, giảm thiểu thiệt hại do sạt lở bờ sông

Trong những năm qua, tình hình sạt lở bờ sông tại vùng Đồng bằng sông Cửu Long diễn ra rất phức tạp, có xu hướng gia tăng cả về phạm vi và quy mô; nguy cơ ảnh hưởng đến tính mạng con người và trực tiếp làm thiệt hại tài sản, cơ sở hạ tầng của Nhà nước và người dân. Tại Vĩnh Long, địa phương đang triển khai đồng bộ, căn cơ nhiều giải pháp ngắn hạn và dài hạn nhằm tăng cường công tác dự báo, ứng phó và khắc phục hậu quả do sạt lở bờ sông gây ra

Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm thay mặt lãnh đạo Đảng, Nhà nước đọc Diễn văn kỷ niệm 70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô. Ảnh: Trí Dũng
Sự kiện nổi bật

Sớm xây dựng Hà Nội trở thành "Thủ đô xã hội chủ nghĩa” như mong muốn của Chủ tịch Hồ Chí Minh, xứng tầm Thủ đô trong kỷ nguyên phát triển mới của đất nước

Lời Tòa soạn: Sáng nay, Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Quốc hội, Chủ tịch nước, Chính phủ, Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam và Thành phố Hà Nội đã tổ chức trọng thể Lễ kỷ niệm 70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô (10.10.1954-10.10.2024). Thay mặt Lãnh đạo Đảng và Nhà nước, Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm đọc Diễn văn kỷ niệm. Báo Đại biểu Nhân dân trân trọng giới thiệu toàn văn:

Khẩn trương khắc phục hậu quả bão lũ, nhanh chóng ổn định đời sống Nhân dân, tích cực khôi phục sản xuất kinh doanh, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, kiểm soát lạm phát
Sự kiện nổi bật

Khẩn trương khắc phục hậu quả bão lũ, nhanh chóng ổn định đời sống Nhân dân, tích cực khôi phục sản xuất kinh doanh, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, kiểm soát lạm phát

Lời Toà soạn: Bão số 3 (Yagi) đã gây thiệt hại nghiêm trọng về người và tài sản đối với nhiều địa phương Bắc Bộ, nhưng ngay trong những thời khắc khó khăn nhất luôn có sự vào cuộc chủ động, quyết liệt của cả hệ thống chính trị, tinh thần đoàn kết, chung sức, đồng lòng của toàn Đảng, toàn dân, toàn quân ta, qua đó góp phần giảm đến mức tối đa thiệt hại.

Ngày 21.9, Ủy viên Bộ Chính trị, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính có bài viết: "Khẩn trương khắc phục hậu quả bão lũ, nhanh chóng ổn định đời sống Nhân dân, tích cực khôi phục sản xuất kinh doanh, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, kiểm soát lạm phát". Báo Đại biểu Nhân dân trân trọng giới thiệu toàn văn:

Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm phát biểu bế mạc
Chính trị

Tập trung cao nhất các công việc “về đích” để thực hiện thắng lợi Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng, chuẩn bị tốt nhất cho Đại hội XIV của Đảng

Lời Tòa soạn: Chiều nay, 20.9, sau 3 ngày làm việc khẩn trương, với tinh thần trách nhiệm rất cao, Hội nghị Trung ương 10 khóa XIII đã hoàn thành toàn bộ nội dung, chương trình đề ra và họp phiên bế mạc. Tại Hội nghị, Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm đã có bài phát biểu bế mạc quan trọng.

Báo Đại biểu Nhân dân trân trọng giới thiệu toàn văn phát biểu bế mạc:

Tiếp nối trang sử hào hùng của dân tộc
Văn hóa - Thể thao

Tiếp nối trang sử hào hùng của dân tộc

Ngày 19.9.1954, tại Đền Giếng, khu di tích Đền Hùng (Phú Thọ), Chủ tịch Hồ Chí Minh đã gặp mặt, nói chuyện với cán bộ, chiến sĩ Đại đoàn quân Tiên Phong trước khi về tiếp quản Thủ đô Hà Nội. Người căn dặn: “Các vua Hùng đã có công dựng nước, Bác cháu ta phải cùng nhau giữ lấy nước”. 70 năm qua, lời căn dặn ấy của Bác Hồ là ngọn lửa thiêng, soi đường cho dân tộc ta vượt qua biết bao gian truân và thách thức.

titlecolor:3
Quốc hội và Cử tri

Cần kiên trì, nhất quán, thống nhất trong quan điểm chỉ đạo và tổ chức thực hiện

Cần phải tập trung chỉ đạo để hoàn thiện các văn bản thuộc thẩm quyền, đồng thời đẩy mạnh công tác tập huấn, tuyên truyền, phổ biến rộng rãi, thường xuyên, liên tục đến tất cả các cấp, các ngành, người dân, doanh nghiệp nhằm tạo sự đồng thuận, thống nhất trong nhận thức và tổ chức thực hiện. Đó là chia sẻ của Thứ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường Lê Minh Ngân với Báo Đại biểu Nhân dân về các nội dung liên quan đến việc áp dụng Bảng giá đất theo quy định tại khoản 1, Điều 257, Luật Đất đai năm 2024.

titlecolor:2
Chính trị

Chuyển đổi số - Động lực quan trọng phát triển lực lượng sản xuất, hoàn thiện quan hệ sản xuất đưa đất nước bước vào kỷ nguyên mới

TÔ LÂM- Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam, Chủ tịch nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam

Lời Tòa soạn: Trong không khí phấn khởi, tự hào của toàn Đảng, toàn dân và toàn quân đón chào kỷ niệm 79 năm Quốc khánh (2.9.1945 - 2.9.2024), Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam, Chủ tịch nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam TÔ LÂM đã có bài viết quan trọng với tiêu đề: “Chuyển đổi số - động lực quan trọng phát triển lực lượng sản xuất, hoàn thiện quan hệ sản xuất đưa đất nước bước vào kỷ nguyên mới.

Báo Đại biểu Nhân dân trân trọng giới thiệu toàn văn phát biểu: