Thẩm tra sơ bộ dự án đường liên vùng kết nối Khánh Hòa, Ninh Thuận và Lâm Đồng

Ngày 13.4, tại trụ sở Văn phòng Quốc hội - 22 Hùng Vương, Hà Nội, Thường trực Ủy ban Khoa học, Công nghệ và Môi trường tổ chức Hội nghị thẩm tra sơ bộ dự án đường liên vùng kết nối Khánh Hòa, Ninh Thuận và Lâm Đồng. Ủy viên Trung ương Đảng, Chủ nhiệm Ủy ban Lê Quang Huy chủ trì Hội nghị.

Thẩm tra sơ bộ Dự án đường liên vùng kết nối Khánh Hoà, Ninh Thuận và Lâm Đồng -0
Toàn cảnh Hội nghị

Dự án có tổng diện tích chiếm dụng sơ bộ khoảng 128,96 ha, trong đó, đất rừng cần chuyển đổi mục đích sử dụng là 75,58ha; tổng chiều dài 56,9 km, địa điểm đầu giao với Quốc lộ 27C tại km16+900 thuộc địa phận xã Sông Cầu, huyện Khánh Vĩnh (Khánh Hòa). Điểm cuối tại ranh giới tỉnh Khánh Hòa và tỉnh Ninh Thuận trên đường tỉnh ĐT.656/Km55+900 vào địa phận xã Phước Bình, huyện Bắc Ái, tỉnh Ninh Thuận. Tổng mức đầu tư sơ bộ khoảng 1.929,88 tỷ đồng. Dự kiến hoàn thành toàn tuyến vào năm 2027.

Thẩm tra sơ bộ Dự án đường liên vùng kết nối Khánh Hoà, Ninh Thuận và Lâm Đồng -0
Các đại biểu dự hội nghị
Thẩm tra sơ bộ Dự án đường liên vùng kết nối Khánh Hoà, Ninh Thuận và Lâm Đồng -0
Các đại biểu dự hội nghị

Tại Hội nghị, các đại biểu cho rằng, dự án này có ý nghĩa hết sức quan trọng, góp phần phát triển mạng lưới giao thông của vùng núi phía Tây tỉnh Khánh Hòa, khơi thông liên kết vùng với các huyện miền núi của các tỉnh Ninh Thuận, Lâm Đồng, thúc đẩy phát triển kinh tế, tăng cường an ninh - quốc phòng. Cơ bản nhất trí với sự cần thiết về chủ trương đầu tư dự án và các nội dung được nêu trong Tờ trình của Chính phủ, song có ý kiến đề nghị tính toán phương án phù hợp để bố trí vốn ngân sách Trung ương, ngân sách địa phương hiệu quả, tiết kiệm.

Đồng thời, để bảo đảm tính chắc chắn, khả thi, một số ý kiến đề nghị trong Nghị quyết của Quốc hội về phê duyệt chủ trương đầu tư dự án, cần xác định trách nhiệm của địa phương trong bố trí nguồn lực thực hiện. Địa phương cam kết nguồn vốn từ ngân sách địa phương và bảo đảm đầy đủ căn cứ xác định nguồn vốn, tính khả thi, chấp hành nghiêm kỷ cương, kỷ luật trong quản lý ngân sách, đầu tư công.

Cũng có ý kiến nêu vấn đề, dự án được xác định là liên kết vùng kết nối Khánh Hòa, Ninh Thuận và Lâm Đồng, nhưng tính chất liên vùng còn chưa thể hiện rõ, chủ yếu đánh giá trên cơ sở dự báo, tiềm năng của tỉnh Khánh Hòa. Do vậy, cần xác định rõ các tiêu chí cụ thể để xác định một dự án liên kết vùng, những tác động cụ thể đến phát triển kinh tế - xã hội đối với các tỉnh Lâm Đồng và Ninh Thuận như thế nào.

Thẩm tra sơ bộ Dự án đường liên vùng kết nối Khánh Hoà, Ninh Thuận và Lâm Đồng -0
Phó Chủ nhiệm Ủy ban Khoa học, Công nghệ và Môi trường Nguyễn Tuấn Anh phát biểu tại hội nghị

Liên quan đến phương án giải phóng mặt bằng, tái định cư dự án, đề nghị Chính phủ chỉ đạo rà soát, điều tra kỹ về hiện trạng sử dụng đất cần thu hồi, giải phóng mặt bằng để thực hiện dự án; xây dựng phương án bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất, nhất là đối với các hộ bị ảnh hưởng phải bố trí tái định cư để hạn chế vướng mắc, khiếu kiện phát sinh trong quá trình thực hiện. Đồng thời, cần nghiên cứu có phương án tạo việc làm, chuyển đổi nghề, bảo tồn bản sắc văn hóa dân tộc cho người dân bị ảnh hưởng phù hợp, ổn định, lâu dài; quan tâm đến hộ gia đình người có công với cách mạng, người dân tộc thiểu số có hoàn cảnh khó khăn, hộ nghèo, hộ cận nghèo trong thực hiện bồi thường, giải phóng mặt bằng, tái định cư. Ngoài ra, cần rà soát, đánh giá kỹ để rút ngắn hơn thời gian thi công xây dựng, hoàn thành dự án nhằm nâng cao hiệu quả, tránh đầu tư dàn trải, kéo dài; rà soát lại phương án trồng rừng thay thế phù hợp với quy định hiện nay. 

Về yêu cầu hướng tuyến không cắt qua phân khu bảo tồn thiên nhiên Hòn Bà, cần tiếp tục rà soát nghiên cứu, lựa chọn giải pháp tối ưu về hướng tuyến, chú trọng việc xây dựng hầm để hạn chế tối đa việc chuyển đổi diện tích rừng, nhất là rừng tự nhiên; bổ sung đánh giá kỹ hơn các tác động sinh học, hệ sinh thái khi thực hiện dự án.

Thẩm tra sơ bộ Dự án đường liên vùng kết nối Khánh Hoà, Ninh Thuận và Lâm Đồng -0
Chủ nhiệm Ủy ban Khoa học, Công nghệ và Môi trường Lê Quang Huy kết luận Hội nghị

Kết luận Hội nghị, Chủ nhiệm Ủy ban Khoa học, Công nghệ và Môi trường Lê Quang Huy cảm ơn và đánh giá cao các ý kiến trách nhiệm, chất lượng của các đại biểu; nêu rõ, Thường trực Ủy ban sẽ phối hợp với cơ quan liên quan nghiên cứu, tiếp thu tối đa các ý kiến để tiếp tục hoàn thiện dự thảo báo cáo thẩm tra sơ bộ trình Ủy ban Thường vụ Quốc hội vào ngày mai, 14.4.

Thời sự Quốc hội

ĐBQH Trần Nhật Minh (Nghệ An)
Thời sự Quốc hội

Cân nhắc không quy định thu thuế với điều hòa nhiệt độ công suất từ 90.000 BTU trở xuống

Thảo luận tại Tổ 3 (gồm Đoàn ĐBQH các tỉnh Bắc Giang, Nghệ An, Quảng Ngãi) sáng nay, nhiều đại biểu đề nghị cân nhắc quy định thu thuế tiêu thụ đặc biệt đối với điều hòa nhiệt độ công suất từ 90.000 BTU trở xuống. Bởi lẽ, cùng với sự phát triển của xã hội, điều hòa nhiệt độ đang trở thành nhu cầu thiết yếu trong công việc cũng như cuộc sống của người dân. Đây không còn là mặt hàng xa xỉ như trước.

Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Thanh phát biểu tại phiên họp tổ
Thời sự Quốc hội

Cần lộ trình đánh thuế tiêu thụ đặc biệt với nước giải khát có đường

Sáng 22.11, thảo luận tại Tổ 12 (gồm Đoàn ĐBQH các tỉnh Hưng Yên, Ninh Bình, Quảng Bình, Bắc Kạn), Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Thanh nêu rõ, với nhiều nước trên thế giới, thuế tiêu thụ đặc biệt thường hướng tới các sản phẩm hàng hóa có hại cho sức khỏe, môi trường hoặc các mặt hàng xa xỉ. Việt Nam cũng đang theo xu hướng chung của thế giới. Tuy nhiên, cần làm rõ, đánh giá kỹ lưỡng hơn và có lộ trình phù hợp, bởi có những sản phẩm vừa đóng góp thu ngân sách vừa phục vụ nhu cầu chính đáng con người.

Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Khắc Định phát biểu tại buổi thảo luận Tổ 10. Ảnh: Minh Trang
Thời sự Quốc hội

Bảo đảm công bằng và thỏa đáng với các đối tượng nộp thuế

Phát biểu tại phiên thảo luận Tổ 10 (gồm Đoàn ĐBQH các tỉnh: Thái Bình, Đắk Nông, Tiền Giang) sáng nay, 22.11, Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Khắc Định nhấn mạnh, dự thảo Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp (sửa đổi) và dự thảo Luật Thuế tiêu thụ đặc biệt (sửa đổi) là 2 dự luật rất quan trọng. Việc sửa đổi phải bảo đảm công bằng và thỏa đáng với các đối tượng nộp thuế, kể cả tổ chức, cá nhân, doanh nghiệp, đối tượng là người nước ngoài, tổ chức thương mại trong nước hay nước ngoài... nhưng cũng phải phù hợp với các thông lệ quốc tế.

Thảo luận tổ 15 sáng 22.11. Ảnh: Hạnh Nhung
Thời sự Quốc hội

Xem xét tăng thuế tiêu thụ đặc biệt đối với mặt hàng thuốc lá

Thảo luận tại Tổ 15 (gồm Đoàn ĐBQH các tỉnh: Yên Bái, Quảng Trị, Bình Thuận, Bình Phước) sáng 22.11 về dự án Luật Thuế tiêu thụ đặc biệt (sửa đổi), các ĐBQH đề nghị, cần tăng mạnh thuế tiêu thụ đặc biệt đối với mặt hàng thuốc lá; đồng thời xem xét, nghiên cứu, bổ sung đối tượng chịu thuế là thuốc lá điện tử.

Tổ 5 (gồm Đoàn ĐBQH các tỉnh Quảng Nam, Vĩnh Phúc, Lào Cai và Kiên Giang) thảo luận về dự án Luật Thuế tiêu thụ đặc biệt (sửa đổi)
Thời sự Quốc hội

Cần có lộ trình tăng thuế phù hợp, tránh ảnh hưởng lớn đến doanh nghiệp

Thảo luận tại Tổ 5 (gồm Đoàn ĐBQH các tỉnh Quảng Nam, Vĩnh Phúc, Lào Cai và Kiên Giang) về dự thảo Luật Thuế tiêu thụ đặc biệt (sửa đổi) sáng nay, 22.11, các đại biểu đề nghị, cơ quan chủ trì soạn thảo cân nhắc đưa ra lộ trình tăng thuế tiêu thụ đặc biệt phù hợp trong 3 - 5 năm tới với một số mặt hàng đặc thù, tránh gây ảnh hưởng lớn đến doanh nghiệp.

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn cùng các Trưởng đoàn chào xã giao Chủ tịch danh dự Hội nghị ICAPP 12
Thời sự Quốc hội

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn cùng các Trưởng đoàn chào xã giao Chủ tịch danh dự Hội nghị ICAPP 12

Sáng 22.11, tại thủ đô Phnom Penh, trước khi dự khai mạc Hội nghị toàn thể lần thứ 12 Hội nghị quốc tế các đảng chính trị châu Á ICAPP 12, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn cùng các thành viên Ban Chấp hành ICAPP, Lãnh đạo Hội nghị toàn thể ICAPP 12, Lãnh đạo các đảng chính trị/tổ chức đối tác đã chào xã giao Chủ tịch Đảng Nhân dân Campuchia, Chủ tịch Thượng viện Vương quốc Campuchia Samdech Hun Sen, Chủ tịch danh dự của Hội nghị toàn thể ICAPP lần thứ 12 và Phó Chủ tịch Đảng Nhân dân Campuchia, Thủ tướng Chính phủ Hoàng gia Vương quốc Campuchia Samdech Hun Manet.

Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Khắc Định điều hành phiên họp - Ảnh Quang Khánh
Thời sự Quốc hội

Tạo cơ hội mới cho Hải Phòng phát triển mạnh mẽ và tự chủ hơn

Theo các đại biểu, việc thông qua Nghị quyết tổ chức chính quyền đô thị tại TP. Hải Phòng sẽ là bước đột phá lớn, tạo cơ hội mới để Hải Phòng sẽ phát triển mạnh mẽ và tự chủ hơn nữa. Đồng thời, phát huy được vị trí địa lý của thành phố, phù hợp với tính cách năng động của người dân Hải Phòng, thực hiện chủ trương "địa phương quyết, địa phương làm, địa phương chịu trách nhiệm" như chỉ đạo của Tổng Bí thư Tô Lâm.