Thái Nguyên: Phấn đấu trở thành trung tâm kinh tế công nghiệp hiện đại

Thái Nguyên là tỉnh thứ 5 trong toàn quốc được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt quy hoạch thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050.

Theo đó, đến năm 2030, tỉnh Thái Nguyên phấn đấu trở thành 1 trong những trung tâm kinh tế công nghiệp hiện đại của vùng Thủ đô Hà Nội gắn với phát triển bền vững, có sức lan tỏa, tác động lớn đến phát triển công nghiệp toàn vùng Trung du và miền núi phía Bắc. Nhằm hiện thực hóa mục tiêu, tỉnh Thái Nguyên chú trọng phát triển kinh tế tư nhân, công nghệ cao, thông qua phát triển các khu công nghiệp (KCN) với hạ tầng kỹ thuật hiện đại, đồng bộ, phát triển công nghiệp theo định hướng và tạo động lực thu hút đầu tư trên địa bàn tỉnh.

Hội nhập sâu rộng vào chuỗi cung ứng toàn cầu

Theo UBND tỉnh Thái Nguyên, quy hoạch của tỉnh có dư địa trên 6.000ha đất phục vụ phát triển công nghiệp gồm: 4.245ha đất phát triển KCN, 2.067ha đất phát triển cụm công nghiệp. Trong đó, mở rộng 11 KCN và 1 khu công nghệ thông tin tập trung, phát triển 41 cụm công nghiệp.

CCN Điềm Thụy có mức vốn đầu tư trên 526 tỷ đồng
CCN Điềm Thụy có mức vốn đầu tư trên 526 tỷ đồng

Nhằm hiện thực hóa mục tiêu, ngay sau khi Quy hoạch được thông qua, UBND tỉnh đã triển khai đồng bộ các nhiệm vụ, giải pháp, trong đó, có việc công bố quy hoạch, ban hành kế hoạch thực hiện nhiệm vụ quy hoạch và các văn bản chỉ đạo các sở, ngành, địa phương tổ chức triển khai theo chức năng, nhiệm vụ của từng ngành, địa phương.

Trong năm 2023, HĐND tỉnh Thái Nguyên Khóa XIV đã thông qua các Nghị quyết về nhiệm vụ quy hoạch chung, phân khu, chi tiết tỷ lệ 1/2.000 các KCN như KCN Đô thị Dịch vụ Phú Bình, KCN Đô thị Dịch vụ Tây Phổ Yên, KCN Thượng Đình, KCN Yên Bình 2; KCN Yên Bình 3 và Khu Công nghệ thông tin tập trung Yên Bình.

Trưởng Ban Quản lý các KCN Thái Nguyên Lê Kim Phúc cho biết, Ban Quản lý sẽ tiếp tục tham mưu cho UBND tỉnh đẩy nhanh tiến độ triển khai các khu quy hoạch công nghiệp theo đúng quy hoạch chung của tỉnh, theo nội dung Thủ tướng Chính phủ phê duyệt; sớm đưa các KCN triển khai, tạo ra quỹ đất sạch, tạo điều kiện thuận lợi nhất cho các nhà đầu tư vào các KCN để sản xuất, kinh doanh hiệu quả.

Việc cụ thể hóa Quy hoạch chung, quy hoạch phân khu và quy hoạch chi tiết các KCN là cơ sở để các ngành chức năng và địa phương có quy hoạch KCN hoạch định chính sách, xác định nguồn lực đầu tư, xây dựng kết cấu hạ tầng, thu hút đầu tư, góp phần thúc đẩy mạnh mẽ sự phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh.

Thu hút nhiều thương hiệu hàng đầu thế giới

Theo Ban Quản lý các KCN tỉnh Thái Nguyên, nhằm phát huy tối đa lợi thế, cơ chế, chính sách để phát triển kinh tế; tỉnh Thái Nguyên đã và đang ưu tiên triển khai đồng bộ các giải pháp; trong đó, ưu tiên thu hút vốn đầu tư nước ngoài (FDI) với sự chủ động đổi mới, sáng tạo.

Cùng với định hướng đồng hành với doanh nghiệp, tỉnh đã tập trung đẩy nhanh tiến độ xây dựng kết cấu hạ tầng, hỗ trợ triển khai các dự án phát triển hạ tầng KCN, gắn với chuẩn bị kỹ các điều kiện sẵn sàng thu hút các nhà đầu tư dịch vụ, tạo điều kiện cho doanh nghiệp đến đầu tư sản xuất, hội nhập sâu rộng vào chuỗi cung ứng toàn cầu…

Đối với các KCN hiện có 5/8 KCN đi vào hoạt động ổn định, thu hút 302 dự án đăng ký đầu tư. Trong đó, có 167 dự án FDI, với tổng vốn đăng ký đầu tư trên 10,8 tỷ USD; 135 dự án DDI tổng vốn đăng ký trên 17,3 nghìn tỷ đồng, nhiều KCN đã có tỷ lệ lấp đầy đạt 100% diện tích.

Năm 2023, là năm khó khăn chung của nền kinh tế, lạm phát lan rộng trên toàn thế giới, sự bất ổn chính trị xảy ra ở nhiều khu vực; song, Thái Nguyên vẫn được chọn là điểm đến của nhiều nhà đầu tư trong và ngoài nước. Thái Nguyên đã có 48 dự án được cấp giấy chứng nhận đầu tư mới đạt 320% so với kế hoạch năm, với tổng vốn đăng ký đạt trên 225 triệu USD và trên 1.000 tỷ đồng. Đây là minh chứng rõ nét cho thấy, dư địa phát triển và ưu thế của tỉnh Thái Nguyên trong thu hút các nhà đầu tư vào các KCN.

Ông Ahn Hui Sun, Phó Giám đốc Công ty CP Aluminium Hàn Việt chia sẻ: chúng tôi quyết định đầu tư vào KCN Điềm Thụy Thái Nguyên. Trước nhất, công ty có những doanh nghiệp hàng đầu về cung cấp các sản phẩm phôi nhôm phục vụ ngành công nghiệp công nghệ cao, trong đó có các doanh nghiệp phụ trợ của Tập đoàn Samsung. Tại đây, ngoài lợi thế về vị trí địa lý, giao thông thuận tiện, công ty nhận được nhiều sự hỗ trợ về chính sách đầu tư thủ tục đăng ký đầu tư thuận lợi và nhanh gọn.

Theo các chuyên gia, dư địa đất công nghiệp của Thái Nguyên xếp vào Top đầu các tỉnh, thành phố trên địa bàn cả nước. Đây là lợi thế để các nhà đầu tư thuận lợi trong tiếp cận đất đai, triển khai các dự án đầu tư. Việc tích cực và quyết liệt triển khai nhiệm vụ quy hoạch tỉnh thể hiện đón đầu cơ hội đầu tư tạo ra động lực bứt phá. Hiện có thêm gần 2.000ha đất phát triển công nghiệp tại các khu, CCN trên địa bàn. Với kỳ vọng, Thái Nguyên có thể nâng giá trị sản xuất công nghiệp lên mức trên 2 triệu tỷ đồng, góp phần hiện thực hóa mục tiêu trở thành một trong những trung tâm kinh tế công nghiệp theo hướng hiện đại, thông minh.

Địa phương

Bà Rịa - Vũng Tàu: Tăng cường cải cách tư pháp và phòng, chống tham nhũng
Địa phương

Bà Rịa - Vũng Tàu: Triển khai nhiều giải pháp nâng cao chất lượng kiểm kê tài sản công

Tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu đã triển khai nhiều giải pháp nhằm khắc phục sai sót và đảm bảo tính chính xác trong công tác kiểm kê tài sản công. Các cơ quan, tổ chức, đơn vị thực hiện nhiệm vụ này đúng tiến độ, trong khi Sở Tài chính tỉnh cung cấp các hướng dẫn cụ thể để nâng cao chất lượng kiểm kê, bảo đảm quản lý tài sản công minh bạch và hiệu quả.

Hành động không ngừng nghỉ và những con số biết nói
Hoạt động chính quyền

Hành động không ngừng nghỉ và những con số biết nói

Trong quý đầu tiên của năm 2025, thành phố Hải Phòng tiếp tục khẳng định vị thế là đầu tàu kinh tế phía Bắc với tốc độ tăng trưởng ấn tượng, tiếp tục là điểm sáng, trong top đầu của cả nước, bộ máy hành chính được tinh gọn mạnh mẽ, các nhiệm vụ trọng tâm được triển khai bài bản, quyết liệt. Không chỉ là những con số biết nói, mà còn là tinh thần hành động không ngừng nghỉ hướng tới một thành phố hiện đại, xanh, số và giàu bản sắc, tạo sức lan tỏa mạnh mẽ cho cả vùng kinh tế trọng điểm phía Bắc.

Phó Bí thư Thành uỷ, Chủ tịch UBND thành phố Nguyễn Văn Tùng phát biểu tại phiên họp- B. HỢP
Địa phương

Không chỉ là những con số biết nói

Trong quý đầu tiên của năm 2025, thành phố Hải Phòng tiếp tục khẳng định vị thế là đầu tàu kinh tế phía Bắc với tốc độ tăng trưởng ấn tượng, tiếp tục là điểm sáng, trong top đầu của cả nước, bộ máy hành chính được tinh gọn mạnh mẽ, các nhiệm vụ trọng tâm được triển khai bài bản, quyết liệt. Không chỉ là những con số biết nói, mà còn là tinh thần hành động không ngừng nghỉ hướng tới một thành phố hiện đại, xanh, số và giàu bản sắc, tạo sức lan tỏa mạnh mẽ cho cả vùng kinh tế trọng điểm phía Bắc.

Đắk Lắk: Tiếp nhận nguyên trạng Cục Quản lý thị trường về Sở Công Thương
Địa phương

Đắk Lắk: Tiếp nhận nguyên trạng Cục Quản lý thị trường về Sở Công Thương

UBND tỉnh Đắk Lắk vừa có quyết định về việc sắp xếp, tổ chức lại cơ cấu tổ chức của Sở Công thương, trong đó tiếp nhận nguyên trạng Cục Quản lý thị trường tỉnh Đắk Lắk (thuộc Bộ Công thương) và tổ chức lại thành Chi cục Quản lý thị trường tỉnh trực thuộc Sở Công thương.

 Đảm bảo an ninh, an toàn cho Lễ kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng Lâm Đồng
An ninh cơ sở

Đảm bảo an ninh, an toàn cho Lễ kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng Lâm Đồng

Để đảm bảo an toàn tuyệt đối chuỗi hoạt động Lễ kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng Lâm Đồng (3.4.1975 - 3.4.2025), Ban Giám đốc Công an tỉnh Lâm Đồng đã chỉ đạo các đơn vị nghiệp vụ phối hợp chặt chẽ với công an địa phương triển khai đồng bộ các phương án, kế hoạch đã được duyệt.

Chủ tịch UBND tỉnh Long An Nguyễn Văn Út tại buổi làm việc tại trụ sở Tập đoàn Sapporo
Địa phương

Sapporo Long An - biểu tượng thành công của doanh nghiệp Nhật Bản tại Long An

Tập đoàn Sapporo tại Long An đã ghi dấu như một mô hình hợp tác thành công giữa doanh nghiệp nước ngoài và các địa phương tại Việt Nam. Thành công của Sapporo phản ánh rõ nét chính sách thu hút đầu tư bài bản, sự đồng hành sát sao của chính quyền tỉnh Long An cùng nỗ lực thích nghi, phát triển của doanh nghiệp nước ngoài trong môi trường kinh doanh Việt Nam.

Hà Nội: Tăng cường các biện pháp cấp bách phòng cháy, chữa cháy rừng
Địa phương

Hà Nội: Tăng cường các biện pháp cấp bách phòng cháy, chữa cháy rừng

Trước tình hình thời tiết diễn biến phức tạp, nguy cơ cháy rừng gia tăng, UBND thành phố Hà Nội vừa ban hành Công văn số 1176/UBND-NNMT về việc thực hiện Công điện số 25/CĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ nhằm triển khai các biện pháp cấp bách bảo vệ rừng và phòng cháy, chữa cháy rừng trên địa bàn.

TP. Hồ Chí Minh: Cần xem xét đền bù thỏa đáng khi thu hồi đất thực hiện dự án mở rộng đường Lã Xuân Oai
Địa phương

TP. Hồ Chí Minh: Cần xem xét đền bù thỏa đáng khi thu hồi đất thực hiện dự án mở rộng đường Lã Xuân Oai

Một hộ dân tại phường Trường Thạnh, TP. Thủ Đức, TP. Hồ Chí Minh bị thu hồi hơn 301m2 đất để thực hiện dự án nâng cấp, mở rộng đường Lã Xuân Oai nhưng chỉ được đền bù hơn 1,7 tỷ đồng. Chủ đất cho rằng việc đền bù chưa thoả đáng nên khởi kiện các quyết định hành chính ra toà..

Bài 1: Để mảnh đất cực Bắc không còn hộ nghèo
Xã hội

Bài 1: Để mảnh đất cực Bắc không còn hộ nghèo

Hoạt động không vì lợi nhuận với sứ mệnh không để ai bị bỏ lại phía sau, hơn 20 năm qua, mỗi cán bộ, viên chức, người lao động của Ngân hàng Chính sách xã hội (NHCSXH) Hà Giang luôn tận tâm, tận lực chuyển tải các chính sách hỗ trợ của Đảng, Nhà nước một cách nhanh nhất, hiệu quả nhất với mong muốn làm sao để Hà Giang không còn hộ nghèo và một ngày không xa, đồng bào địa phương sẽ tiến kịp miền xuôi về mọi mặt...

Từng bước khẳng định vai trò điểm đến đầu tư chiến lược
Địa phương

Từng bước khẳng định vai trò điểm đến đầu tư chiến lược

Những kết quả ấn tượng đạt được tại Chương trình xúc tiến đầu tư thương mại Long An - Nhật Bản năm 2025 do UBND tỉnh Long An phối hợp với Đại sứ quán Việt Nam tại Nhật Bản và Hiệp hội Xúc tiến kinh tế Việt Nam - Nhật Bản vừa tổ chức cho thấy, Long An không chỉ thu hút sự quan tâm mạnh mẽ từ các doanh nghiệp Nhật Bản mà còn dần khẳng định vai trò là điểm đến đầu tư chiến lược tại Việt Nam. Những thỏa thuận hợp tác quan trọng được ký kết chính là bước khởi đầu cho một giai đoạn hợp tác sâu rộng hơn, tạo ra động lực phát triển lâu dài giữa Long An và các đối tác Nhật Bản.