Thách thức và tiềm năng đối với giáo dục đại học khi AI và ChatGPT “trỗi dậy”

Viện Đào tạo Quốc tế, Trường Đại học Kinh tế Quốc dân vừa tổ chức Tọa đàm “Sự trỗi dậy của AI và ChatGPT: Thách thức và tiềm năng đối với giáo dục đại học”. Toạ đàm là dịp để các nhà quản lý giáo dục, các nhà nghiên cứu, các giảng viên trong và ngoài nước thảo luận, chia sẻ quan điểm về ảnh hưởng của AI đến tương lai của giáo dục đại học.

Toạ đàm “Sự trỗi dậy của AI và ChatGPT: Thách thức và tiềm năng đối với giáo dục đại học” thu hút hàng trăm đại biểu tham dự là các nhà khoa học, giảng viên, sinh viên; đại diện các trường đại học có chương trình liên kết đào tạo quốc tế tại Việt Nam; đại diện các doanh nghiệp có liên quan; đại diện các đối tác nước ngoài của Trường Đại học Kinh tế Quốc dân và các trường đại học nước ngoài tại Việt Nam: ĐH West of England, ĐH Coventry, ĐH Huddersfield, ĐH Lincoln, ĐH Leeds Beckett, ĐH Koblenz, ULB Solvay Brussels School, TMC Singapore, RMIT, BUV.

Toạ đàm là một trong những hoạt động của chương trình kỷ niệm 20 năm thành lập Viện đào tạo Quốc tế, Trường Đại học Kinh tế Quốc dân.

Thách thức và tiềm năng đối với giáo dục đại học khi AI và ChatGPT “trỗi dậy” -0
PGS.TS Nguyễn Thành Hiếu, Phó Hiệu trưởng Trường Đại học Kinh tế Quốc dân cùng PGS.TS Lê Trung Thành, Viện trưởng Viện đào tạo quốc tế, Trường Đại học Kinh tế Quốc dân và các diễn giả tham dự Toạ đàm

5 diễn giả trình bày tại Toạ đàm gồm: PGS.TS Phạm Văn Hải, Chuyên gia AI & BigData, Trường Công nghệ Thông tin -Truyền Thông, Đại học Bách Khoa Hà Nội; TS. Trần Thế Trung, Giám đốc khoa học FPT Smart Cloud; TS. Michal Bobula, Trường Kinh doanh và Luật, ĐH West of England;  TS. Reem Muaid, Trường Marketing và Quản lý, ĐH Coventry, UK và GS.TS Harald Von Korflesch, ĐH Koblenz, CHLB Đức.

Chia sẻ với phóng viên Báo Đại biểu Nhân dân, PGS.TS Lê Trung Thành, Viện trưởng Viện đào tạo quốc tế, Trường Đại học Kinh tế Quốc dân cho biết, trong cuộc sống nói chung cũng như trong lĩnh vực giáo dục đào tạo, giáo dục đại học nói riêng, AI, ChatGPT tạo ra nhiều cơ hội, nhưng cũng có rất nhiều thách thức.

Nếu chúng ta quản lý không tốt, những mặt tiêu cực sẽ luôn hiện hữu và làm giảm vai trò của giáo dục đào tạo là nâng cao trí tuệ, nâng cao kiến thức, nâng cao kỹ năng của đội ngũ học sinh, sinh viên hiện nay - chính là những người lãnh đạo các doanh nghiệp, các tổ chức và đất nước ngày mai.

Toạ đàm “Sự trỗi dậy của AI và ChatGPT: Thách thức và tiềm năng đối với giáo dục đại học” được tổ chức với mục tiêu giúp mọi người nhận thức rõ hơn cơ hội, tiềm năng của ChatGPT, AI trong lĩnh vực giáo dục và đào tạo ở bậc đại học, cũng như những mặt trái chúng có thể đem lại. Từ đó, chủ động phát huy tối đa mặt tích cực của AI và ChatGPT trong giáo dục đại học.

“Chúng tôi mong muốn sau chương trình Toạ đàm này, mọi người từ người học, người dạy tới những người quản lý giáo dục đại học sẽ nhìn nhận rõ hơn để phát huy tối đa vai trò của AI cũng như ChatGPT.

Đặc biệt, với những người vận hành, quản trị các cơ sở giáo dục đại học, chúng ta phải làm sao cùng với đội ngũ giáo viên đưa ra những công cụ hướng dẫn, những cách thức để một mặt vẫn tận dụng tối đa AI và ChatGPT, mặt khác cũng có những cách thức đánh giá, kiểm soát, đảm bảo tính liêm chính học thuật, chống các hiện tượng gian dối trong suốt quá trình học tập, giảng dạy, thi cử”, PGS.TS Lê Trung Thành cho hay.

Thách thức và tiềm năng đối với giáo dục đại học khi AI và ChatGPT “trỗi dậy” -0
Toàn cảnh Toạ đàm
Thách thức và tiềm năng đối với giáo dục đại học khi AI và ChatGPT “trỗi dậy” -0
Đại biểu tham dự Toạ đàm

Tại chương trình Toạ đàm, 5 diễn giả đã trình bày những tham luận đóng góp rất nhiều thông tin giá trị như “AI, Dữ liệu và Công nghệ trợ lý ảo trong giáo dục đại học” của PGS.TS Phạm Văn Hải; “Ảnh hưởng của AI đối với giáo dục và đào tạo tại các trường đại học” của TS. Trần Thế Trung;

“AI trong giáo dục đại học: Thách thức, cơ hội và tiềm năng” của TS. Michal Bobula; “Chuyển đổi giáo dục: Cuộc cách mạng AI sáng tạo” của TS. Reem Muaid; “AI và ứng dụng AI tại ĐH Koblenz, CHLB Đức” của GS.TS Harald Von Korflesch.

Trong phần trình bày của mình, PGS.TS Phạm Văn Hải, Chuyên gia AI & BigData, Trường Công nghệ Thông tin - Truyền Thông, Đại học Bách Khoa Hà Nội đã đưa ra các khái niệm về AI.

Theo PGS Hải, AI được chia thành 4 nhóm: hệ thống tư duy giống con người, hệ thống tư duy logic, hệ thống hành động như con người, hệ thống hành động lý trí. AI có chức năng học và sáng tạo như hành vi của con người. PGS Hải cũng đưa ra ví dụ áp dụng AI vào hệ thống chăm sóc sức khoẻ.

Thách thức và tiềm năng đối với giáo dục đại học khi AI và ChatGPT “trỗi dậy” -0
PGS.TS Phạm Văn Hải, Chuyên gia AI & BigData, Trường Công nghệ Thông tin - Truyền Thông, Đại học Bách Khoa Hà Nội trình bày tham luận

TS. Michal Bobula, Trường Kinh doanh và Luật, ĐH West of England đã đưa ra các cơ hội và thách thức của AI trong giáo dục đại học như vấn đề đạo văn; thiết kế cách đánh giá bài thi/bài tập; vấn đề liêm chính học thuật. TS. Michal Bobula đưa ra một vài gợi ý như sử dụng một số phần mềm để kiểm soát sự gian lận, thiết kế các bài đánh giá đòi hỏi kỹ năng về sáng tạo và phản biện,…

Ngoài ra, các diễn giả, các đại biểu tham gia Toạ đàm cũng tham gia Thảo luận mở để cùng chia sẻ quan điểm về ảnh hưởng của AI đến tương lai của giáo dục đại học.

Thách thức và tiềm năng đối với giáo dục đại học khi AI và ChatGPT “trỗi dậy” -0
Các đại biểu tham dự  Tọa đàm “Sự trỗi dậy của AI và ChatGPT: Thách thức và tiềm năng đối với giáo dục đại học"

Giáo dục

Đại học Bách khoa Hà Nội sẽ thay đổi công thức quy đổi điểm xét tuyển như thế nào?
Giáo dục

Đại học Bách khoa Hà Nội sẽ thay đổi công thức quy đổi điểm xét tuyển như thế nào?

Phó Giám đốc Đại học Bách khoa Hà Nội, PGS.TS Nguyễn Phong Điền cho biết, năm nay, nhà trường áp dụng thêm một tổ hợp mới gồm toán, ngữ văn và một trong các môn lý, hóa, sinh, tin học cho phương thức xét tuyển bằng điểm thi tốt nghiệp THPT. Công thức điểm xét sẽ áp dụng theo quy tắc điểm toán nhân hệ số 3, điểm ngữ văn hệ số 1 và một trong các môn lý, hóa, sinh, tin sẽ có hệ số 2.

Học sinh thuộc hệ thống trường Tuệ Đức trong một bữa ăn. Ảnh: fb Haseca Food...
Giáo dục

Vụ học sinh trường Tuệ Đức bị nghi ngộ độc thực phẩm: Công ty Cổ phần Quốc tế Haseca Mekong trúng thầu cung cấp suất ăn những trường nào?

Công ty Cổ phần Quốc tế Haseca Mekong liên quan đến vụ việc 33 học sinh bị nghi ngờ ngộ độc thực phẩm sau bữa ăn tại 2 cơ sở ở TP. Thủ Đức của hệ thống trường Tuệ Đức hiện cung cấp suất ăn học sinh nhiều trường; đáng chú ý, công ty này từng trượt thầu vì hồ sơ vi phạm điều cấm của Luật An toàn thực phẩm.

Phải đảm bảo công bằng trong tuyển sinh để học sinh yên tâm học tập và thi tốt
Giáo dục

Phải đảm bảo công bằng trong tuyển sinh để học sinh yên tâm học tập và thi tốt

Thứ trưởng Bộ GD-ĐT Hoàng Minh Sơn yêu cầu các đơn vị thuộc Bộ, các Sở GD-ĐT, các đại học, cao đẳng khẩn trương cùng phối hợp chặt chẽ, trách nhiệm, hiệu quả, với tinh thần "những gì khó khăn, Bộ GD-ĐT và các trường sẽ khắc phục tốt nhất cho thí sinh", để các em yên tâm học tập và thi tốt, đảm bảo công bằng trong tuyển sinh.

Khai mạc hội thảo “Thắp lửa cùng tiến lên 2025”: Hội tụ sức mạnh mới
Giáo dục

Khai mạc hội thảo “Thắp lửa cùng tiến lên 2025”: Hội tụ sức mạnh mới

Ngày 29.3, tại Quảng Ninh, đã khai mạc Hội thảo “Thắp Lửa Cùng Tiến Lên 2025” với sự tham dự của hơn 240 đại biểu là nhà quản lý giáo dục, các chuyên gia giáo dục trên khắp cả nước với một điểm chung là: “làm sao để giáo dục Việt Nam tiến lên – mạnh mẽ hơn, sâu sắc hơn và nhân văn hơn”.

Nhiều doanh nghiệp săn đón sinh viên ngay tại Ngày hội việc làm của Trường ĐH Công nghiệp Hà Nội
Giáo dục

Nhiều doanh nghiệp săn đón sinh viên ngay tại Ngày hội việc làm của Trường ĐH Công nghiệp Hà Nội

Ngày 29.3, Trường Đại học Công nghiệp Hà Nội tổ chức Ngày hội việc làm năm 2025, với sự tham gia của gần 70 doanh nghiệp thuộc nhiều lĩnh vực như thiết kế vi mạch bán dẫn, gia công cơ khí chính xác, hạ tầng viễn thông và xây dựng dân dụng, sản xuất linh kiện ô tô, dệt, nhuộm vải,…