Tập trung giám sát những kiến nghị kéo dài nhiều năm

Cùng với tăng cường tiếp xúc cử tri (TXCT) theo chuyên đề, đối tượng; củng cố hoạt động của đường dây tiếp nhận ý kiến cử tri; đôn đốc các địa phương tổ chức Hội nghị đối thoại giữa Chủ tịch UBND quận, Chủ tịch UBND phường với Nhân dân… Thường trực HĐND thành phố Đà Nẵng chỉ đạo lựa chọn một số vấn đề được cử tri quan tâm để chất vấn trực tiếp tại kỳ họp; tổ chức phiên họp giải trình yêu cầu các cơ quan, đơn vị giải trình và thông qua Chương trình “HĐND với cử tri”. Để giám sát hiệu quả, Thường trực chỉ đạo các Ban tập trung kiểm tra thực tế, giám sát những ý kiến, kiến nghị đã kéo dài nhiều năm, chưa được giải quyết dứt điểm...

Đó là những điểm nhấn trong hoạt động TXCT và giám sát việc giải quyết kiến nghị cử tri được thể hiện trong Báo cáo kết quả giám sát việc giải quyết các kiến nghị của cử tri; tiếp công dân và xử lý đơn thư tại Kỳ họp thứ 15, HĐND thành phố Khóa X.

Tăng cường các hình thức TXCT chuyên đề, đối tượng

Theo đó, công tác tiếp nhận kiến nghị của cử tri được Thường trực HĐND thành phố Đà Nẵng thường xuyên đổi mới, thông qua nhiều kênh, nhất là nghiên cứu các hình thức TXCT theo chuyên đề, đối tượng. Năm 2023, Thường trực HĐND thành phố đã phối hợp tổ chức Hội nghị TXCT chuyên đề “Đại biểu dân cử với công nhân lao động thành phố”; “Hội đồng nhân dân với nông dân”; phối hợp tổ chức hai Chương trình “Hội đồng nhân dân với cử tri”. Qua các hội nghị đã đánh giá kết quả giải quyết các kiến nghị của cử tri từ đầu nhiệm kỳ đến nay; các nội dung liên quan đến chất vấn và trả lời chất vấn tại các kỳ họp HĐND thành phố; kết quả triển khai thực hiện chính sách hỗ trợ doanh nghiệp trên địa bàn thành phố; các cơ chế, chính sách và giải pháp nâng cao công tác chuyển đổi số tại các khu dân cư và những vấn đề liên quan đến chính sách xã hội, và đã tiếp nhận 55 ý kiến, kiến nghị của cử tri.

Thường trực HĐND thành phố tiếp tục củng cố hoạt động của đường dây tiếp nhận ý kiến cử tri (0236.3888888). Tính đến nay, Văn phòng Đoàn ĐBQH và HĐND thành phố đã tiếp nhận, phân loại và tham mưu Thường trực HĐND thành phố chuyển cho các cơ quan chức năng kiểm tra, giải quyết 366 thông tin phản ánh, kiến nghị. Hoạt động theo dõi, rà soát, chỉ đạo xử lý thông tin phản ánh của các cơ quan báo, đài liên quan đến các vấn đề tồn tại, bức xúc, nổi cộm trên địa bàn thành phố luôn được Thường trực HĐND thành phố quan tâm, chỉ đạo thực hiện.

Thường trực HĐND thành phố Đà Nẵng tổ chức Chương trình Hội đồng nhân dân với cử tri lần thứ 4 - ẢNH T. YÊN
Thường trực HĐND thành phố Đà Nẵng tổ chức Chương trình Hội đồng nhân dân với cử tri lần thứ 4. Ảnh: T. Yên

Thực hiện thí điểm tổ chức mô hình chính quyền đô thị và một số cơ chế, chính sách đặc thù phát triển thành phố Đà Nẵng, Thường trực HĐND thành phố chỉ đạo triển khai, đôn đốc các địa phương tổ chức Hội nghị đối thoại giữa Chủ tịch UBND quận, Chủ tịch UBND phường với Nhân dân trước Kỳ họp thứ 12 và Kỳ họp thứ 15 HĐND thành phố. Qua đối thoại, đã có 1.718 kiến nghị của Nhân dân được tổng hợp.

Giám sát những kiến nghị kéo dài nhiều năm

Năm 2023, Thường trực và các Ban HĐND thành phố Đà Nẵng tổ chức hơn 200 cuộc giám sát, kiểm tra thực tế để giải quyết kiến nghị của cử tri. Sau khi rà soát, tổng hợp và chuyển ý kiến, kiến nghị đến UBND thành phố, Thường trực HĐND thành phố chỉ đạo các Ban, Tổ đại biểu HĐND thành phố giám sát, đôn đốc giải quyết, thông qua các hoạt động. Nhất là lựa chọn một số vấn đề được cử tri quan tâm để chất vấn trực tiếp tại kỳ họp; tổ chức phiên họp giải trình yêu cầu các cơ quan, đơn vị giải trình và thông qua Chương trình “HĐND với cử tri” .

Để giám sát hiệu quả, Thường trực HĐND thành phố xây dựng kế hoạch cụ thể, chi tiết, xác định, phân loại từng nội dung, nhóm vấn đề; đồng thời, chỉ đạo các Ban HĐND thành phố cần tập trung kiểm tra thực tế, giám sát đối với những ý kiến, kiến nghị của cử tri đã kéo dài nhiều năm, chưa được giải quyết dứt điểm và báo cáo thường xuyên kết quả cho Thường trực HĐND thành phố như: việc di dời, giải tỏa các khu chung cư, nhà tập thể xuống cấp trên địa bàn; tình trạng ngập úng ở một số khu vực trung tâm thành phố; liên quan các cơ sở sản xuất, kinh doanh gây ô nhiễm môi trường trong khu dân cư...

Dứt điểm các vấn đề cử tri bức xúc, kiến nghị nhiều lần

Qua theo dõi, giám sát, hầu hết các kiến nghị của cử tri do Thường trực HĐND thành phố chuyển đến đều được UBND thành phố chỉ đạo các sở, ban, ngành và UBND các quận, huyện xử lý. Tuy nhiên, một số nội dung cử tri kiến nghị đã được UBND thành phố chỉ đạo các cơ quan chuyên môn tiếp thu, giải quyết, trả lời nhưng chưa đáp ứng được yêu cầu, nguyện vọng của cử tri, nội dung trả lời chưa trọng tâm, chưa rõ thời gian, lộ trình giải quyết, chưa bám sát với ý kiến, kiến nghị của cử tri. Đáng chú ý, một số vấn đề cử tri đã có ý kiến nhiều lần nhưng chưa được cấp có thẩm quyền giải quyết dứt điểm.

Vì vậy, Thường trực HĐND thành phố đề nghị UBND thành phố thường xuyên kiểm tra, đôn đốc các sở, ngành liên quan đến các kiến nghị của cử tri, xem đây là một trong những nội dung để đánh giá mức độ hoàn thành nhiệm vụ của sở, ngành trong năm. Đối với các kiến nghị của cử tri qua thẩm tra của các Ban HĐND thành phố cho thấy nội dung trả lời chưa được cử tri đồng thuận; các kiến nghị còn tồn đọng, đề nghị UBND thành phố xây dựng kế hoạch, biện pháp, lộ trình, thời gian giải quyết phù hợp. Nhất là tập trung chỉ đạo các ngành quan tâm xử lý, giải quyết dứt điểm đối với các vấn đề cử tri bức xúc, kiến nghị nhiều lần. Bên cạnh đó, báo cáo việc giải quyết, trả lời các ý kiến, kiến nghị của cử tri trình tại các kỳ họp HĐND thành phố cần nêu cụ thể, đưa ra lộ trình, phương hướng giải quyết…

Hội đồng nhân dân

Đoàn giám sát HĐND tỉnh khảo sát thực tế tại cơ sở - ảnh NGUYỄN OANH
Hội đồng nhân dân

Kiểu mẫu phát triển sản xuất hàng hóa nông nghiệp bền vững tại huyện Xuân Lộc

Với nhiều giải pháp thiết thực, nhất là trong công tác tuyên truyền, vận động, việc triển khai xây dựng nông thôn mới (NTM), NTM nâng cao, kiểu mẫu của huyện Xuân Lộc đạt hiệu quả cao, đi đầu của tỉnh Đồng Nai. Tuy nhiên, kết quả phát triển nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao chưa nổi bật; chưa có mô hình sản xuất nông nghiệp đạt chứng nhận hữu cơ...

Quảng Ninh dành nguồn lực cho an sinh xã hội và khắc phục hậu quả bão lũ
Chuyển động

Quảng Ninh dành nguồn lực cho an sinh xã hội và khắc phục hậu quả bão lũ

Cụ thể hóa chủ trương của Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh tại Hội nghị thứ 55, HĐND tỉnh đã thống nhất điều chỉnh, bổ sung phân bổ dự toán chi ngân sách cấp tỉnh năm 2024. Trong đó, triệt để thực hiện cơ cấu lại nhiệm vụ chi, tiết kiệm chi thường xuyên, cắt giảm những khoản chi không thực sự cần thiết để dành 1.000 tỷ đồng thực hiện các cơ chế, chính sách đặc thù khắc phục thiệt hại, ổn định đời sống và khôi phục hoạt động sản xuất kinh doanh sau bão. Đây là nội dung nhận được sự đồng thuận, đánh giá cao của cử tri, Nhân dân trong tỉnh.

Người dân huyện Vân Đồn và các thợ lặn chuyên nghiệp nghiên cứu phương án trục vớt tàu bị đắm
Hội đồng nhân dân

Quảng Ninh: Sớm vực dậy, ổn định cuộc sống sau bão số 3

Bão số 3 càn quét qua địa bàn đã khiến hàng nghìn ngôi nhà tốc mái, đổ sập, hư hỏng; hàng nghìn tàu thuyền bị lật, chìm… Việc HĐND tỉnh thông qua các biện pháp hỗ trợ chi phí xây mới, sửa chữa nhà ở và hỗ trợ một phần chi phí trục vớt phương tiện tàu, thuyền là nghĩa cử quan trọng cùng người dân vực dậy, ổn định cuộc sống, khôi phục hoạt động sản xuất kinh doanh.

Tháo gỡ 'điểm nghẽn', thúc đẩy kinh tế - xã hội phát triển
Hội đồng nhân dân

Tháo gỡ 'điểm nghẽn', thúc đẩy kinh tế - xã hội phát triển

Với hàng loạt quyết nghị quan trọng, Kỳ họp thứ 26, HĐND tỉnh Quảng Nam Khóa X đã kịp thời tạo cơ sở giải quyết những nội dung, công việc đột xuất trong công tác quản lý nhà nước; tiếp tục cùng toàn tỉnh tập trung tháo gỡ những "điểm nghẽn" trong quá trình thực hiện các chỉ tiêu, mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội của địa phương.

Quảng Ninh hỗ trợ 100% học phí cho học sinh trong năm học 2024 - 2025
Chuyển động

Quảng Ninh hỗ trợ 100% học phí cho học sinh trong năm học 2024 - 2025

Sau khi Nghị quyết về một số biện pháp hỗ trợ khắc phục hậu quả bão số 3 trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh được thông qua, dự kiến sẽ có gần 244.000 học sinh công lập là con em của gần 165.000 hộ gia đình được hưởng hỗ trợ 100% học phí trong năm học 2024 - 2025. Dự kiến nguồn kinh phí hỗ trợ được bố trí từ nguồn ngân sách tỉnh khoảng 167 tỷ đồng.

Trách nhiệm, sẻ chia với những mất mát của người dân, doanh nghiệp
Chuyển động

Trách nhiệm, sẻ chia với những mất mát của người dân, doanh nghiệp

Dưới sự chỉ đạo sát sao của Ban Thường vụ Tỉnh ủy; sự vào cuộc, phối hợp chặt chẽ, chuẩn bị kỹ lưỡng của Thường trực, các Ban HĐND tỉnh và UBND tỉnh cùng các cơ quan liên quan, Kỳ họp thứ 21 (chuyên đề) của HĐND tỉnh Quảng Ninh Khóa XIV đã diễn ra thành công tốt đẹp. Được tổ chức trong bối cảnh địa phương vừa trải qua những thiệt hại hết sức nặng nề của siêu bão số 3, rất nhiều những chính sách, biện pháp khẩn cấp đã được quyết nghị để toàn tỉnh vượt qua giai đoạn khó khăn; thực hiện các chỉ tiêu, mục tiêu phát triển trong điều kiện thời gian còn lại của năm 2024 không còn nhiều.

Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy, Bí thư Đảng đoàn, Chủ tịch HĐND tỉnh Tạ Văn Long chủ trì Phiên họp
Hội đồng nhân dân

Đảng đoàn HĐND tỉnh Yên Bái tổ chức Phiên họp thứ 36

Ngày 26.9, Đảng đoàn Hội đồng nhân dân tỉnh tỉnh Yên Bái tổ chức Phiên họp thứ 36 để đánh giá công tác chuẩn bị tổ chức kỳ họp thứ 19 (chuyên đề); đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ 9 tháng đầu năm, triển khai nhiệm vụ 3 tháng cuối năm 2024. Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy, Bí thư Đảng đoàn, Chủ tịch HĐND tỉnh Tạ Văn Long chủ trì Phiên họp. 

Bí thư Thị ủy, Chủ tịch HĐND thị xã Lê Trường Giang gặp gỡ, lắng nghe ý kiến cử tri
Diễn đàn

Bài cuối: Kiên trì đeo bám, không để kiến nghị bị “lãng quên”

Bên cạnh chú trọng tập hợp ý kiến, kiến nghị của cử tri, phân loại theo lĩnh vực, đánh số theo thứ tự để có cơ sở theo dõi, đôn đốc giải quyết… Thường trực HĐND thị xã Hoàng Mai, Nghệ An cùng với các Ban, Tổ đại biểu và đại biểu xác định rõ giám sát kiên trì, đeo bám liên tục, không để kiến nghị cử tri bị “lãng quên” và “đi đến cùng sự việc”.

Toàn cảnh buổi làm việc
Hội đồng nhân dân

Bảo đảm định mức biên chế góp phần nâng cao chất lượng giáo dục

Để bảo đảm định mức giáo viên theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo, phục vụ kịp thời cho công tác dạy và học, thì việc ban hành quyết định giao số lượng hợp đồng lao động giảng dạy thuộc lĩnh vực giáo dục và đào tạo trên địa bàn tỉnh Hà Tĩnh năm học 2024-2025 là cần thiết… Tuy nhiên, cần quan tâm sắp xếp, bảo đảm định mức số học sinh/lớp theo quy định; nghiên cứu kỹ việc thừa, thiếu cục bộ giáo viên để có tính toán, phân bổ khoa học;…

Cao Bằng: HĐND thông qua danh mục các dự án, công trình cần thu hồi đất trên địa bàn tỉnh
Hội đồng nhân dân

Cao Bằng: HĐND thông qua danh mục các dự án, công trình cần thu hồi đất trên địa bàn tỉnh

Sáng 25.9, HĐND tỉnh Cao Bằng Khóa XVII tổ chức Kỳ họp thứ 22 (kỳ họp chuyên đề) để thông qua một số chủ trương, chính sách quan trọng nhằm thúc đẩy sự phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh. Trong đó, thông qua danh mục các dự án, công trình cần thu hồi đất trên địa bàn tỉnh

Tổ đại biểu HĐND huyện Thanh Chương giám sát thực tế việc thực hiện các ý kiến, kiến nghị của cử tri trên địa bàn
Hội đồng nhân dân

Bài 2: Định kỳ nghe báo cáo tiến độ, kết quả giải quyết

Theo Thường trực HĐND huyện Thanh Chương, việc Thường trực HĐND huyện định kỳ tổ chức họp nghe UBND huyện, các tổ chức, đơn vị báo cáo tiến độ, kết quả giải quyết các kiến nghị của cử tri có ý nghĩa quan trọng, góp phần nâng cao chất lượng báo cáo trả lời việc giải quyết; đồng thời, bảo đảm việc tuân thủ thực hiện đúng quy định trong hoạt động giám sát việc giải quyết kiến nghị của cử tri. Cùng với đó là phát huy vai trò giám sát của Tổ đại biểu.

HĐND huyện Yên Thành giám sát việc thực hiện Đề án phát triển chăn nuôi hàng hóa giai đoạn 2021 - 2025.
Diễn đàn

Bài 1: Hướng về cơ sở, tăng cường khảo sát thực tế

Tại Hội nghị trao đổi kinh nghiệm hoạt động với Thường trực HĐND cấp huyện lần thứ 5, nhiệm kỳ 2021 - 2026 do Thường trực HĐND tỉnh Nghệ An tổ chức vừa qua, nhiều cách làm hiệu quả đã được chia sẻ nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động giám sát quyền lực như: tăng cường sự lãnh đạo toàn diện của cấp ủy Đảng đối với hoạt động của HĐND; định kỳ tổ chức họp nghe tiến độ, kết quả giải quyết các kiến nghị; tăng cường hướng về cơ sở; đồng hành với chính quyền, giám sát các kiến nghị ngay trong quá trình giải quyết…

Quảng Ninh: Họp HĐND tỉnh quyết nghị một số chính sách cấp bách hỗ trợ khắc thiệt hại bão số 3
Hội đồng nhân dân

Quảng Ninh: Họp HĐND tỉnh quyết nghị một số chính sách cấp bách hỗ trợ khắc thiệt hại bão số 3

Sáng 23.9, HĐND tỉnh Quảng Ninh đã khai mạc Kỳ họp thứ 21 (kỳ họp chuyên đề) để nhằm xem xét, ban hành kịp thời một số chính sách khẩn cấp, cấp bách theo trình tự, thủ tục rút gọn để hỗ trợ khắc phục thiệt hại do bão số 3 (Yagi) gây ra trên địa bàn và thực hiện các chỉ tiêu, mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh. Phó Chủ tịch Thường trực HĐND tỉnh Vi Ngọc Bích chủ trì kỳ họp.

HĐND các tỉnh, thành phố đang phải tổ chức rất nhiều kỳ họp chuyên đề để giải quyết công việc phát sinh
Diễn đàn

Bài cuối: “Trao quyền” cho Thường trực HĐND giải quyết các vấn đề phát sinh

Thường trực HĐND là cơ quan thường trực, hoạt động thường xuyên của HĐND. Tuy nhiên, hiện nay mọi vấn đề thuộc thẩm quyền của HĐND chỉ được giải quyết tại kỳ họp HĐND chứ không quy định về việc HĐND ủy quyền cho Thường trực HĐND thực hiện một số công việc phát sinh thuộc thẩm quyền của HĐND trong thời gian giữa hai kỳ họp. Điều này khiến HĐND đang phải tổ chức nhiều kỳ họp chuyên đề gây tốn kém ngân sách, không phát huy được vai trò của Thường trực HĐND.

Phiên chất vấn và trả lời chất vấn tại kỳ họp HĐND tỉnh Thanh Hóa Ảnh: Minh Hiếu
Hội đồng nhân dân

Bài 2: Tạo chuyên nghiệp, hiệu quả

Chất vấn; xem xét báo cáo của các cơ quan, đơn vị; xem xét văn bản quy phạm pháp luật của UBND cùng cấp, nghị quyết của HĐND cấp dưới trực tiếp; giám sát chuyên đề; lấy phiếu tín nhiệm đối với người giữ chức vụ do HĐND bầu; tổ chức hoạt động giải trình tại phiên họp Thường trực HĐND… là các hình thức giám sát của HĐND. Như vậy, hoạt động giám sát của đại biểu HĐND chiếm phần lớn thời gian và cường độ làm việc lớn. Để hoạt động giám sát của HĐND ngày càng chuyên nghiệp và hiệu quả, cần tăng số lượng đại biểu HĐND chuyên trách tại các Ban HĐND.