Tập đoàn Thành Nam (TNI) bị xử phạt vì một loạt lỗi công bố thông tin

Ủy ban Chứng khoán Nhà nước (UBCKNN) mới ban hành Quyết định về việc xử phạt vi phạm hành chính đối với Công ty Cổ phần Tập đoàn Thành Nam (Mã chứng khoán: TNI) với tổng số tiền phải nộp 120 triệu đồng.

Theo đó, Công ty đã có hành vi vi phạm hành chính khi công bố thông tin không đúng thời hạn theo quy định pháp luật (không đúng thời hạn trên hệ thống của UBCKNN, trên trang thông tin điện tử của HoSE và trên trang thông tin điện tử của công ty).

Các tài liệu gồm: Bản cung cấp thông tin của người nội bộ ngày 5.7.2021, 3.1.2022, 17.1.2022, 6.10.2022, 28.2.2022; Văn bản giải trình ý kiến ngoại trừ của kiểm toán tại Báo cáo tài chính riêng và hợp nhất năm 2021; Biên bản họp HĐQT số 03A/2022/BB-HĐQT-TNI ngày 3.1.2022; Giấy xác nhận về việc thay đổi nội dung đăng ký doanh nghiệp ngày 2.6.2022.

Tập đoàn Thành Nam bị xử phạt vì một loạt lỗi công bố thông tin -0
Diễn biến lợi nhuận sau thuế của TNI.

Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp thay đổi lần thứ 15 ngày 3.8.2022; Nghị quyết HĐQT số 19/2021/NQ-HĐQT-TNI ngày 9.4.2021; Nghị quyết HĐQT ngày 10/8/2022 về việc nhận chuyển nhượng bất động sản và ủy quyền cho Tổng Giám đốc ký kết nhận chuyển nhượng bất động sản; Nghị quyết về việc thu hồi nguồn vốn đầu tư bất động sản không đạt hiệu quả; Nghị quyết về việc thông qua chủ trương giao dịch mua bán hàng hóa với Công ty cổ phần Thép Sài Gòn.

Ngoài ra, công ty còn công bố thông tin không đầy đủ nội dung các Báo cáo thường niên năm 2020 và năm 2021; Báo cáo tình hình quản trị công ty năm 2020 và năm 2021, 6 tháng đầu năm 2021 và 6 tháng đầu năm 2022.

Trước đó, tập đoàn này còn bị xử phạt hành chính về thuế sau đợt thanh tra thuế định kỳ việc chấp hành pháp luật về thuế. Tổng số tiền truy thu thuế, tiền phạt, tiền chậm nộp thuế vào ngân sách Nhà nước hơn 6 tỷ đồng.

Sở Giao dịch Chứng khoán TP HCM (HoSE) cũng có văn bản nhắc nhở công ty về việc chậm công bố thông tin hàng loạt tài liệu như giải trình chênh lệch lợi nhuận sau thuế các quý, Nghị quyết HĐQT…

Theo tìm hiểu, Tập đoàn Thành Nam xuất phát điểm là một công ty quy mô nhỏ chuyên sản xuất inox. Đến hiện tại, doanh nghiệp này đã phát triển thành tập đoàn đa ngành trong lĩnh vực bất động sản, đầu tư khu du lịch, khách sạn, nông sản...

Về hoạt động kinh doanh của TNI, dữ liệu tài chính 9 tháng đầu năm, doanh thu công ty vẫn tăng trưởng 33% lên mức 1.422 tỷ đồng. Lợi nhuận sau thuế đạt 86 tỷ đồng, gấp hơn nhiều so với số lãi 778 triệu đồng của cùng kỳ một năm trước. Phần lớn số lãi đột biến đến từ chuyển nhượng lô đất A1.1 (Đà Nẵng) và hoạt động kinh doanh được cắt giảm chi phí.

Báo cáo lưu chuyển tiền tệ cho thấy, thời điểm ngày cuối tháng 9.2022, dòng tiền kinh doanh của TNI đang âm hơn 363 tỷ đồng. Tiền và các khoản tương đương tiền của doanh nghiệp giảm về mức hơn 2 tỷ đồng.

Doanh nghiệp

Nhóm doanh nghiệp “kín tiếng” liên hệ mật thiết với MIK Group đang kinh doanh thua lỗ hàng nghìn tỷ, nợ "khủng" trái phiếu
Kinh tế

Nhóm doanh nghiệp “kín tiếng” liên hệ mật thiết với MIK Group đang kinh doanh thua lỗ hàng nghìn tỷ, nợ "khủng" trái phiếu

Chỉ tính riêng trong năm 2023, nhóm doanh nghiệp liên quan hệ sinh thái của MIK Group đã thua lỗ tới hàng nghìn tỷ đồng. Với thực trạng thị trường bất động sản đang gặp khó như hiện nay, tương lai gần của nhóm doanh nghiệp này sẽ vô cùng ảm đạm.

Bà Rịa - Vũng Tàu: Công ty TNHH Đầu tư Phát triển và Xây dựng Bình Minh, “chuyên gia” trúng thầu đầu tư công, tiết kiệm ngân sách "nhỏ giọt"
Doanh nghiệp

Bà Rịa - Vũng Tàu: Công ty TNHH Đầu tư Phát triển và Xây dựng Bình Minh, “chuyên gia” trúng thầu đầu tư công, tiết kiệm ngân sách "nhỏ giọt"

Công ty TNHH Đầu tư Phát triển và Xây dựng Bình Minh liên tục là nhà thầu quen thuộc, trúng thầu hầu hết các gói thầu đầu tư công tại tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu. Các gói thầu công ty này trúng thường có tỷ lệ tiết kiệm ngân sách rất thấp, chỉ dao động khoảng vài triệu đồng, tương đương dưới 0,1%.

Vimexpo 2024: Cơ hội giao thương - Mở rộng kết nối
Kinh tế

Vimexpo 2024: Cơ hội giao thương - Mở rộng kết nối

Thời gian qua, ngành Công nghiệp hỗ trợ và Chế biến chế tạo tại Việt Nam (CNHT và CBCT) đã có những bước phát triển đáng ghi nhận. Trong 6 tháng đầu năm 2024, sản xuất công nghiệp tiếp tục cho thấy sự khởi sắc, đóng góp tích cực vào thành quả chung của cả nền kinh tế.

Thiên Long (TLG) điều chỉnh chức danh các Phó Tổng Giám đốc
Kinh tế

Thiên Long (TLG) điều chỉnh chức danh các Phó Tổng Giám đốc

Để đáp ứng nhu cầu phát triển, Công ty Cổ phần Tập đoàn Thiên Long (TLG) vừa đưa ra quyết định điều chỉnh hệ thống chức danh của các Phó tổng Giám đốc. Việc điều chỉnh chức danh không ảnh hưởng đến quyền hạn, thẩm quyền phê duyệt, trách nhiệm và phạm vi công việc của các Phó tổng Giám đốc này.

Dùng tài liệu giả trong hồ sơ dự thầu, Công ty từng xây Cầu Thăng Long bị xem xét xử lý vi phạm
Kinh tế

Dùng tài liệu giả trong hồ sơ dự thầu, Công ty từng xây Cầu Thăng Long bị xem xét xử lý vi phạm

Cuối tháng 8 vừa qua, Ban Quản lý Dự án Đầu tư Xây dựng Công trình Giao thông Lào Cai đã có Quyết định số 218/QĐ-BGT huỷ gói thầu số 12: Thi công xây dựng công trình (bao gồm cả đảm bảo giao thông; thuế, phí tài nguyên; xây dựng trạm trộn, di chuyển thiết bị) thuộc Dự án Xây dựng đường Tỉnh lộ 155 đoạn từ cầu Móng Sến đến Sa Pả (Km13+800 - Km20+272).

Cần cơ chế hỗ trợ, khuyến khích người dân mua bảo hiểm
Doanh nghiệp

Cần cơ chế hỗ trợ, khuyến khích người dân mua bảo hiểm

Cơn bão số 3 đã qua nhưng hệ lụy còn rất lớn. Có rất nhiều việc cần cả xã hội chung tay tái thiết cuộc sống cho người dân vùng ảnh hưởng. Nhưng điều người dân, doanh nghiệp cần nghĩ tới đó là nên cân nhắc việc mua bảo hiểm để giảm thiểu thiệt hại khi không may xảy ra rủi ro.

BIDV - “Ngân hàng chuyển đổi số tốt nhất Việt Nam” 2024
Doanh nghiệp

BIDV - “Ngân hàng chuyển đổi số tốt nhất Việt Nam” 2024

Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BIDV) vừa được Tạp chí Euromoney vinh danh với giải thưởng “Vietnam’s Best Digital Bank” (Ngân hàng chuyển đổi số tốt nhất Việt Nam). Giải thưởng được trao trong khuôn khổ chương trình “Awards for Excellence 2024” với sự tham gia của các ngân hàng trong khu vực châu Á - Thái Bình Dương tại Singapore.

Dấu ấn của doanh nghiệp Việt trên lộ trình phát triển bền vững của ngành nước giải khát
Doanh nghiệp

Dấu ấn của doanh nghiệp Việt trên lộ trình phát triển bền vững của ngành nước giải khát

Sự phát triển của ngành nước giải khát luôn song hành cùng sự phát triển kinh tế, đảm bảo an sinh xã hội. Trên hành trình phát triển ấy, các doanh nghiệp Việt cũng đã có những dấu ấn riêng của mình bằng những bứt phá trong hoạt động sản xuất, kinh doanh và được khẳng định bằng những giá trị thiết thực đóng góp vào sự phát triển bền vững của ngành.