Báo cáo kết quả thực hành tiết kiệm, chống lãng phí năm 2024:

Rà soát tài sản công để có giải pháp sử dụng có hiệu quả hơn

Cho ý kiến về kết quả thực hành tiết kiệm, chống lãng phí năm 2024 tại Phiên họp sáng 24.4, các Ủy viên Ủy ban Thường vụ Quốc hội nhấn mạnh, phải xem đây là nhiệm vụ hết sức quan trọng với những nội dung rất cụ thể để các bộ, ngành, địa phương, cơ quan thực hiện. Cần rà soát lại tất cả các dự án chậm triển khai để kịp thời tháo gỡ vướng mắc về cơ chế, chính sách để khơi thông nguồn lực; rà soát các tài sản công ở các địa phương để có giải pháp sử dụng có hiệu quả hơn.

Tiết kiệm hơn 64.000 tỷ đồng

avatar
Phó Chủ tịch Quốc hội Trần Quang Phương phát biểu. Ảnh: Hồ Long

Đánh giá cao báo cáo của Chính phủ về kết quả thực hành tiết kiệm, chống lãng phí năm 2024, các Ủy viên Ủy ban Thường vụ Quốc hội cũng nhận thấy, công tác thực hành tiết kiệm, chống lãng phí đã có nhiều chuyển biến trên các lĩnh vực trọng điểm như: việc ban hành định mức, tiêu chuẩn, chế độ; quản lý, sử dụng kinh phí ngân sách nhà nước; mua sắm, quản lý, sử dụng tài sản công; quản lý đầu tư xây dựng, đầu tư công; quản lý, khai thác, sử dụng tài nguyên; tổ chức bộ máy, quản lý, sử dụng lao động và thời gian lao động trong khu vực nhà nước; quản lý, sử dụng vốn và tài sản nhà nước tại doanh nghiệp…

Theo Báo cáo của Chính phủ, công tác thực hành tiết kiệm, chống lãng phí trong năm 2024 đã góp phần vào thực hiện thắng lợi mục tiêu, chỉ tiêu phát triển kinh tế - xã hội với đạt và vượt toàn bộ 15/15 chỉ tiêu chủ yếu phát triển kinh tế - xã hội đã đề ra. Cụ thể là, trong quản lý, sử dụng kinh phí ngân sách nhà nước, thu ngân sách năm 2024 tăng 20,1% so với dự toán và báo Quốc hội. Chi ngân sách nhà nước năm 2024 ước đạt 86,4% dự toán. Công tác điều hành chi ngân sách nhà nước năm 2024 được thực hiện chủ động, chặt chẽ theo dự toán, bảo đảm triệt để tiết kiệm chi thường xuyên, cắt giảm những nhiệm vụ chi chưa thực sự cần thiết, chậm triển khai. Tổng số tiết kiệm kinh phí, vốn nhà nước năm 2024 theo báo cáo của các bộ, ngành, địa phương là 64.014 tỷ đồng.

tqp.jpg
Quang cảnh phiên họp. Ảnh: Hồ Long

Công tác quản lý, mua sắm tài sản công tại các bộ, ngành và địa phương năm 2024 tiếp tục chuyển biến, bảo đảm chặt chẽ, tiết kiệm. Đến ngày 31.12.2024, tổng số tài sản kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ đăng nhập thông tin vào Cơ sở dữ liệu quốc gia về tài sản công là 67.480 tài sản, với tổng nguyên giá 3,8 triệu tỷ đồng, giá trị còn lại 2,7 triệu tỷ đồng; tổng chiều dài các tuyến đường, cầu đường đã đăng nhập vào Cơ sở dữ liệu quốc gia về tài sản công là 915,2 nghìn km; tổng số tài sản là công trình nước sạch nông thôn tập trung đã đăng nhập thông tin vào Cơ sở dữ liệu quốc gia về tài sản công là 15.460 công trình, tổng giá trị 38.388 tỷ đồng, giá trị còn lại là 20.014 tỷ đồng.

Trong quản lý đầu tư xây dựng, đầu tư công, báo cáo của Chính phủ cho biết, việc đẩy mạnh giải ngân vốn đầu tư công đã góp phần khởi công mới, đẩy nhanh tiến độ triển khai nhiều dự án, công trình hạ tầng giao thông trọng điểm quốc gia để hoàn thành các dự án đưa vào sử dụng. Tuy nhiên, còn 30/46 bộ, cơ quan trung ương và 26/63 địa phương có tỷ lệ ước giải ngân thấp hơn bình quân chung của cả nước.

Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Khắc Định phát biểu. Ảnh: Hồ Long

Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Khắc Định phát biểu. Ảnh: Hồ Long

Chủ nhiệm Ủy ban Văn hóa và Xã hội Nguyễn Đắc Vinh cho rằng, công tác thực hành tiết kiệm, chống lãng phí năm 2024 đã khắc phục được tình trạng lãng phí so với những năm trước. Bên cạnh đó, vẫn còn một số tồn tại, hạn chế như: vẫn còn tình trạng văn bản pháp luật chưa đồng bộ, một số quy định pháp lý chưa được hoàn thiện đầy đủ gây khó khăn cho việc thực thi và áp dụng vào thực tế. Mặc dù có sự tăng trưởng trong đầu tư công nhưng một số dự án vẫn chưa được triển khai đúng tiến độ, ảnh hưởng đến hiệu quả đầu tư. Một số quỹ tài chính nhà nước không đạt hiệu quả cao, không còn phù hợp với tình hình phát triển kinh tế - xã hội, dẫn tới lãng phí nguồn lực. Tỷ lệ hộ nghèo tuy đã giảm nhưng kết quả đạt được trong việc giảm nghèo bền vững còn thấp ở một số vùng.

Trong lĩnh vực đầu tư công, Chủ nhiệm Ủy ban Văn hóa và Xã hội cho biết, mặc dù Chính phủ đã có nhiều nỗ lực nhằm cải thiện tình trạng này nhưng một số bộ ngành, địa phương vẫn gặp khó khăn trong giải ngân vốn đầu tư công, làm ảnh hưởng đến tiến độ triển khai các dự án quan trọng. Do vậy, đối với khâu phê duyệt các đề án, dự án, cần chỉ đạo các bộ, ngành và các địa phương chuẩn bị thật kỹ công tác dự toán, chuẩn bị dự án, tránh những vướng mắc dẫn đến việc chậm giải ngân.

Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Đức Hải phát biểu kết luận. Ảnh: Hồ Long

Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Đức Hải phát biểu kết luận. Ảnh: Hồ Long

Trong cải cách thủ tục hành chính và đơn giản hóa thủ tục, Chủ nhiệm Ủy ban Văn hóa và Xã hội ghi nhận, Chính phủ đã đẩy mạnh cải cách hành chính, giảm chi phí tuân thủ cho người dân và doanh nghiệp, giúp nâng cao hiệu quả quản lý Nhà nước. Mặc dù vậy, một số thủ tục hành chính vẫn còn phức tạp và chưa được cải cách đồng bộ tại các cơ quan địa phương. “Một số chính sách còn thiếu sự linh hoạt, chưa phản ứng kịp thời với những biến động kinh tế - xã hội. Việc phân bổ ngân sách và nguồn lực cho các dự án vẫn chưa thực sự hợp lý, gây khó khăn trong việc bảo đảm hiệu quả ngân sách nhà nước”.

chu-nhiem-uy-ban-van-hoa-va-xa-hoi-nguyen-dac-vinh.jpg
Chủ nhiệm Ủy ban Văn hóa và Xã hội Nguyễn Đắc Vinh phát biểu. Ảnh: Hồ Long

Làm rõ kết quả thực hiện các kiến nghị, kết luận giám sát về thực hành tiết kiệm, chống lãng phí

Phó Chủ tịch Quốc hội Trần Quang Phương cho rằng, báo cáo của Chính phủ đã nêu rất rõ những ưu điểm và kết quả đạt được trong công tác thực hành tiết kiệm, chống lãng phí trong năm qua; phân tích cụ thể, dẫn chứng số liệu đầy đủ. Tuy nhiên, phần hạn chế, khuyết điểm nêu ra trong báo cáo còn quá đơn giản và đề nghị bổ sung, làm rõ hơn nội dung này trong báo cáo, nhất là từng lĩnh vực trong công tác thực hành tiết kiệm, chống lãng phí.

Phó Chủ tịch Quốc hội lưu ý, năm 2022, Quốc hội đã giám sát chuyên đề về thực hành tiết kiệm, chống lãng phí. Vì vậy, trong năm 2023 và 2024, việc khắc phục những khuyết điểm, tồn tại, hạn chế trong công tác thực hành tiết kiệm, chống lãng phí và thực hiện theo các kiến nghị của Đoàn giám sát, kết luận của Quốc hội cần phải được đánh giá cụ thể hơn.

“Trong toàn bộ báo cáo toàn văn ở từng mục không có dòng khuyết điểm nào. Trong đánh giá chung có 3 dòng nhưng nêu được chuyện một số bộ, ngành chưa xây dựng chương trình và một số bộ, ngành chưa báo cáo; còn việc tổ chức thực hiện, những hạn chế, khuyết điểm thế nào, khắc phục được những gì của năm trước chỉ ra thì không có”. Nêu vấn đề này, Phó Chủ tịch Quốc hội cũng nhấn mạnh, nếu không chỉ rõ những khuyết điểm, hạn chế trên 7 lĩnh vực trọng tâm của thực hành tiết kiệm, chống lãng phí thì các giải pháp sau này sẽ chỉ mang tính hô khẩu hiệu, không có tính khả thi, khó đi vào cuộc sống.

Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Khắc Định nhấn mạnh, trong bối cảnh mới, khi toàn Đảng và hệ thống chính trị quyết tâm thực hiện mục tiêu tăng trưởng 8% năm 2025 và tăng trưởng đạt 2 con số từ 2026 - 2030, công tác thực hành tiết kiệm, chống lãng phí càng phải được xem là nhiệm vụ hết sức quan trọng của năm 2026 với những nội dung rất cụ thể để các bộ, các ngành, các địa phương, các cơ quan thực hiện. Do vậy, cần rà soát lại tất cả các dự án chậm triển khai để kịp thời tháo gỡ vướng mắc về cơ chế, chính sách để khơi thông nguồn lực; rà soát các tài sản công sử dụng không hiệu quả ở các địa phương để có giải pháp sử dụng có hiệu quả hơn, chỗ nào sử dụng không có hiệu quả thì cho đấu giá, đấu thầu lấy tiền để làm trường học, làm bệnh viện, làm các công trình công cộng…

Kết luận nội dung này, Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Đức Hải đề nghị, Chính phủ cần tiếp tục sửa đổi, bổ sung, hoàn thiện cơ chế, chính sách về định mức, tiêu chuẩn chế độ còn thiếu hoặc bất cập; tiếp tục cắt giảm, đơn giản hóa thủ tục hành chính để tiết kiệm chi ngân sách và chi phí cho người dân và doanh nghiệp, gắn liền với chuyển đổi số quốc gia, ứng dụng trí tuệ nhân tạo trong quản lý nhà nước. Cùng với đó, cần đẩy mạnh công tác tuyên truyền, nâng cao nhận thức, ý thức trách nhiệm trong thực hành tiết kiệm, chống lãng phí, đồng thời xử lý nghiêm các vi phạm để thiết lập kỷ luật, kỷ cương trong thực hành tiết kiệm, chống lãng phí.

Chính trị

Chủ tịch nước Lương Cường hội đàm với Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Lào
Chính trị

Chủ tịch nước Lương Cường hội đàm với Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Lào

Chiều 24.4, tại Phủ Chủ tịch ở Thủ đô Vientiane, Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Lào Thongloun Sisoulith đã chủ trì trọng thể lễ đón chính thức Chủ tịch nước Lương Cường theo nghi thức cao nhất dành cho nguyên thủ quốc gia. Ngay sau lễ đón, Chủ tịch nước Lương Cường đã hội đàm cùng Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Lào Thongloun Sisoulith.

Thẩm tra dự án Luật Tổ chức cơ quan điều tra hình sự và dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Bộ luật Tố tụng hình sự
Chính trị

Thẩm tra dự án Luật Tổ chức cơ quan điều tra hình sự và dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Bộ luật Tố tụng hình sự

Chiều 24.4, tại Nhà Quốc hội, tiếp tục Phiên họp toàn thể lần thứ 2, Ủy ban Pháp luật và Tư pháp đã thẩm tra dự án Luật Tổ chức cơ quan điều tra hình sự (sửa đổi) và dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Bộ luật Tố tụng hình sự.

Phó Chủ tịch Quốc hội Lê Minh Hoan phát biểu chỉ đạo
Chính trị

Phó Chủ tịch Quốc hội Lê Minh Hoan chủ trì làm việc về 2 dự thảo Luật

Chiều 24.4, tại trụ sở Văn phòng Quốc hội - 22 Hùng Vương, Hà Nội, Ủy viên Trung ương Đảng, Phó Chủ tịch Quốc hội Lê Minh Hoan đã chủ trì cuộc làm việc với một số bộ, ngành, cơ quan, tổ chức về dự thảo Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Tiêu chuẩn và quy chuẩn kỹ thuật và dự thảo Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Chất lượng sản phẩm, hàng hóa.

Chủ tịch nước Lương Cường tới Viêng Chăn, bắt đầu thăm cấp Nhà nước đến Lào
Chính trị

Chủ tịch nước Lương Cường tới Viêng Chăn, bắt đầu thăm cấp Nhà nước đến Lào

15h ngày 24.4, chuyên cơ chở Chủ tịch nước Lương Cường và đoàn đại biểu cấp cao Việt Nam đã tới sân bay quốc tế Wattay, Thủ đô Vientiane, bắt đầu chuyến thăm cấp Nhà nước tới Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào từ 24 - 25.4 theo lời mời của Tổng Bí thư Ban chấp hành Trung ương Đảng Nhân dân Cách mạng Lào, Chủ tịch nước Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào Thongloun Sisoulith.

Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Thanh phát biểu
Chính trị

Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Thanh gặp mặt Đoàn ĐBQH các khóa tỉnh Vĩnh Phúc

Trưa 24.4, tại Nhà Quốc hội, Ủy viên Trung ương Đảng, Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Thanh đã gặp mặt Đoàn ĐBQH các khóa tỉnh Vĩnh Phúc, nhân dịp Đoàn tổ chức về nguồn, thăm Nhà Quốc hội hướng tới kỷ niệm 50 năm Ngày giải phóng miền Nam thống nhất đất nước (30.4.1975 - 30.4.2025) và 80 năm Ngày Tổng tuyển cử đầu tiên bầu Quốc hội Việt Nam (6.1.1946 - 6.1.2026).

Chủ tịch nước Lương Cường lên đường thăm cấp Nhà nước đến Lào
Chính trị

Chủ tịch nước Lương Cường lên đường thăm cấp Nhà nước đến Lào

Chiều 24.4, Chủ tịch nước Lương Cường dẫn đầu Đoàn đại biểu cấp cao Việt Nam đã rời Hà Nội đi thăm cấp Nhà nước tới Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào trong hai ngày 24 - 25.4 theo lời mời của Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Nhân dân Cách mạng Lào, Chủ tịch nước Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào Thongloun Sisoulith.

Ủy ban Pháp luật và Tư pháp thẩm tra 2 dự án luật
Chính trị

Ủy ban Pháp luật và Tư pháp thẩm tra 2 dự án luật

Sáng 24.4, tiếp tục Phiên họp toàn thể lần thứ 2, dưới sự chủ trì của Ủy viên Trung ương Đảng, Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật và Tư pháp Hoàng Thanh Tùng, Ủy ban Pháp luật và Tư pháp thẩm tra dự án Luật Thanh tra (sửa đổi) và dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Xử lý vi phạm hành chính.

toàn cảnh Phiên họp
Thời sự Quốc hội

Lập định mức mà thiếu cơ sở, chưa đầy đủ thì dự toán sẽ không chính xác

Lưu ý thời điểm xây dựng phương án về định mức phân bổ như Tờ trình của Chính phủ là chưa phù hợp, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đề nghị Chính phủ tiếp thu ý kiến của Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn và ý kiến của cơ quan thẩm tra để hoàn thiện dự thảo Nghị quyết về nguyên tắc, tiêu chí, định mức phân bổ dự toán chi thường xuyên ngân sách nhà nước năm 2026. Đây là vấn đề rất quan trọng, nếu lập định mức mà thiếu cơ sở, chưa đầy đủ thì dự toán sẽ không chính xác.

Bí thư Đảng ủy, Tổng Biên tập Báo Đại biểu Nhân dân Phạm Thị Thanh Huyền tặng hoa chúc mừng Chi ủy Ban Công tác Hội đồng nhân dân và Phóng viên thường trú nhiệm kỳ 2025 - 2027
Chính trị

Đại hội Chi bộ Ban Công tác Hội đồng nhân dân và phóng viên thường trú nhiệm kỳ 2025 - 2027

Sáng 24.4, tại trụ sở Văn phòng Quốc hội, 35 Ngô Quyền, Hà Nội, Chi bộ Ban Công tác Hội đồng nhân dân và phóng viên thường trú đã tiến hành Đại hội Chi bộ nhiệm kỳ 2025 - 2027. Bí thư Đảng ủy, Tổng Biên tập Báo Đại biểu Nhân dân Phạm Thị Thanh Huyền dự và chỉ đạo Đại hội.

Thủ tướng Phạm Minh Chính: Đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số không phân biệt giới tính, tuổi tác, tôn giáo
Chính trị

Thủ tướng Phạm Minh Chính: Đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số không phân biệt giới tính, tuổi tác, tôn giáo

Sáng 24.4, Hội đồng Thi đua - Khen thưởng Trung ương (Hội đồng) tổ chức Lễ phát động phong trào “Cả nước thi đua đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số”. Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính, Chủ tịch Hội đồng chủ trì buổi lễ và chính thức phát động phong trào.

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn phát biểu tại phiên họp
Chính trị

Quản lý chặt chẽ nợ xấu

Cho ý kiến về dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Các tổ chức tín dụng sáng 24.4, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn lưu ý, cần xác định phạm vi chính sách để xác định khoản nợ vay đúng quy định, tránh việc tổ chức tín dụng nới lỏng điều kiện cho vay; Ngân hàng Nhà nước Việt Nam phải quản lý chặt chẽ nợ xấu.

Góp ý dự thảo Kế hoạch tuyên truyền Đại hội đảng bộ các cấp, Đại hội đại biểu Đảng bộ Quốc hội lần thứ I
Chính trị

Góp ý dự thảo Kế hoạch tuyên truyền Đại hội đảng bộ các cấp, Đại hội đại biểu Đảng bộ Quốc hội lần thứ I

Sáng 24.4, tại trụ sở Văn phòng Quốc hội - 22 Hùng Vương, Hà Nội, Ban Tuyên giáo và Dân vận, Đảng ủy Quốc hội đã lấy ý kiến về dự thảo Kế hoạch tuyên truyền Đại hội đảng bộ các cấp, Đại hội đại biểu Đảng bộ Quốc hội lần thứ I, nhiệm kỳ 2025 - 2030, tiến tới Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIV của Đảng.