Nâng cao chất lượng, phát triển bền vững:

Tăng cường phổ biến quy định pháp luật về an toàn thực phẩm

Xác định tầm quan trọng của an toàn vệ sinh thực phẩm, những năm qua, Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn đã có nhiều biện pháp để bảo đảm an toàn vệ sinh thực phẩm như tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra, giám sát, xử lý vi phạm ở các cơ sở sản xuất, chế biến, kinh doanh thực phẩm. Đặc biệt, đẩy mạnh công tác phổ biến quy định pháp luật về an toàn thực phẩm nhằm từng bước tạo chuyển biến trong nhận thức cho cán bộ, đảng viên, người sản xuất, kinh doanh thực phẩm và nhân dân

Đa dạng hóa cách làm

Tại tỉnh Hòa Bình, công tác tuyên truyền, phổ biến pháp luật về bảo đảm ATTP được tổ chức dưới nhiều hình thức phong phú như: tập huấn, nói chuyện, hội nghị, hội thảo, phát thanh, truyền hình, tin bài... nhằm tạo sự chuyển biến về nhận thức, hành động của toàn xã hội đối với vấn đề ATTP. Toàn tỉnh duy trì tổ chức “Tháng hành động vì ATTP” hàng năm, tạo hiệu ứng sâu rộng về truyền thông bảo đảm ATTP cho các cơ sở sản xuất, chế biến, kinh doanh thực phẩm và người tiêu dùng. Bên cạnh đó, hàng năm, Chi cục Quản lý chất lượng nông, lâm sản và thủy sản tăng cường lấy mẫu giám sát chất lượng, ATTP đối với các sản phẩm nông, lâm thủy sản được sản xuất, kinh doanh trên địa bàn tỉnh. Các mẫu vi phạm đều được truy xuất nguồn gốc và xử lý theo quy định của pháp luật. Từ năm 2018 - 2021 đã thực hiện 22 cuộc truy xuất nguồn gốc đối với các cơ sở có sản phẩm vi phạm về ATTP, xử lý vi phạm hành chính 12 cơ sở với tổng số tiền 109 triệu đồng; buộc thu hồi, tiêu hủy khối lượng lớn sản phẩm nông, lâm, thủy sản không bảo đảm ATTP.

Tăng cường phổ biến quy định pháp luật về an toàn thực phẩm -0
Lực lượng liên ngành kiểm tra cơ sở thủy sản đông lạnh không rõ nguồn gốc. Nguồn: ITN

Còn ở Hà Giang, hưởng ứng “Tháng hành động vì ATTP năm 2022”, các cấp, ngành từ tỉnh đến cơ sở đã tạo nên những đợt cao điểm phát động chiến dịch truyền thông tuân thủ các quy định pháp luật về ATTP trong sản xuất, kinh doanh, quảng cáo thực phẩm, giảm thiểu các hành vi vi phạm; chủ động phòng ngừa ô nhiễm thực phẩm, hạn chế tối đa ngộ độc thực phẩm, đặc biệt là các vụ ngộ độc thực phẩm nhiều người mắc do sử dụng thực phẩm không an toàn. Bên cạnh các phương pháp truyền thống như: đài truyền thanh, loa phát thanh; lồng ghép trong các buổi sinh hoạt hội, đoàn thể; treo băng zôn, khẩu hiệu, phát tờ rơi... các huyện, thành phố cũng chủ động sử dụng mạng xã hội (Zalo, Facebook) tuyên truyền về nguy cơ ngộ độc thực phẩm, nhằm nâng cao ý thức, trách nhiệm của người sản xuất, kinh doanh và người tiêu dùng về sản xuất và sử dụng thực phẩm an toàn. Trong những năm qua, công tác thanh tra, kiểm tra, hậu kiểm đối với các cơ sở sản xuất, chế biến, kinh doanh thực phẩm trên địa bàn tỉnh cũng được đẩy mạnh. Theo số liệu thống kê đến năm 2021, tỉnh Hà Giang đã xử lý 34 cơ sở vi phạm với tổng số tiền xử phạt là 77.650.000 đồng; tiêu hủy 262kg thực phẩm các loại.

Trao đổi với phóng viên, Cục trưởng Cục Quản lý chất lượng nông lâm sản và thủy sản Nguyễn Như Tiệp khẳng định, trong những năm qua, Bộ NN và PTNT cùng các bộ, ngành, địa phương thường xuyên chú trọng công tác thông tin, tuyên truyền các quy định pháp luật về ATTP; tăng cường hoạt động thanh tra, kiểm tra, giám sát, xử lý vi phạm ở các cơ sở sản xuất, chế biến, kinh doanh thực phẩm. Nhiều địa phương cũng xây dựng chính sách hỗ trợ, khuyến khích, vận động doanh nghiệp, người dân đầu tư, xây dựng các mô hình trồng trọt, chăn nuôi áp dụng quy trình sản xuất theo tiêu chuẩn VietGAP, xây dựng các chuỗi sản xuất thực phẩm an toàn. Nhờ đó, ý thức “sản xuất sạch” của người sản xuất - kinh doanh được nâng lên; niềm tin của người tiêu dùng vào nông sản trong nước ngày càng được củng cố.

Cần mạnh tay xử lý các vi phạm

Không phủ nhận những thành quả đã đạt, tuy nhiên, Cục trưởng Cục Quản lý chất lượng nông lâm sản và thủy sản Nguyễn Như Tiệp thẳng thắn chia sẻ, công tác bảo đảm chất lượng ATTP hiện vẫn còn nhiều hạn chế, bất cập cần sớm được khắc phục. Mới đây nhất, tại TP Hồ Chí Minh, vụ việc rau ở chợ được gắn mác rau VietGAP rồi đưa vào hệ thống siêu thị đã gây bức xúc trong Nhân dân. Đây là hành vi vi phạm về ghi nhãn, truy xuất nguồn gốc và gian lận thương mại, lừa dối người tiêu dùng. Ngay sau khi phát hiện vụ việc, Cục Quản lý chất lượng nông lâm sản và thủy sản đã thực hiện lấy mẫu giám sát, kiểm soát chất lượng nguồn rau quả đưa vào ba chợ lớn nhất TP Hồ Chí Minh là Tân Xuân, Bình Điền, Hóc Môn. Đồng thời, có văn bản chỉ đạo các tỉnh, thành phố về việc tăng cường công tác tuyên truyền, phổ biến các quy định của pháp luật về bảo đảm ATTP, truy xuất nguồn gốc xuất xứ, ghi nhãn hàng hóa, quyền lợi người tiêu dùng.

Thực tế, câu chuyện rau chợ được gắn mác rau VietGAP đưa vào siêu thị không chỉ xảy ra ở TP Hồ Chí Minh. Sau khi các vụ việc bị phanh phui, các cơ quan chức năng đều ngay lập tức vào cuộc thanh tra, kiểm tra, xử lý nghiêm vi phạm. Hàng năm, Bộ NN và PTNT đã chỉ đạo các đơn vị, địa phương thường xuyên vào cuộc thanh tra, kiểm tra, xử lý nghiêm các vi phạm. Điều này cho thấy, các cơ quan quản lý không buông lỏng quản lý, nhưng để kiểm soát sâu sát, toàn diện, liên tục với mật độ dày hơn thì chưa làm được, nên các vi phạm về ATTP vẫn len lỏi khắp thị trường. Mới đây, Thứ trưởng Bộ NN và PTNT Phùng Đức Tiến đã chỉ đạo cơ quan chức năng thuộc Bộ NN và PTNT rà soát tất cả các tiêu chuẩn, quy định, chế tài về vấn đề ATTP, từ đó sửa những nội dung không còn phù hợp. Bộ đã giao Cục Trồng trọt rà soát việc cấp chứng nhận VietGAP, nếu có sai phạm sẽ xử lý nghiêm. Thứ trưởng Phùng Đức Tiến khẳng định: “Công tác bảo đảm vệ sinh ATTP phải làm minh bạch, tử tế, không chỉ để phục vụ thị trường xuất khẩu, mà là phục vụ thị trường hơn 100 triệu dân trong nước. Rau quả tiêu dùng trong nước hay xuất khẩu thì đều phải rõ nguồn gốc”.

Về phương án lâu dài, Cục Chế biến và phát triển thị trường nông sản sẽ phối hợp với Hiệp hội các nhà bán lẻ Việt Nam trình Bộ NN và PTNT chương trình đưa sản phẩm rõ nguồn gốc xuất xứ, bảo đảm vệ sinh ATTP vào cửa hàng. Đồng thời, các vùng nguyên liệu có mã vùng trồng cũng được xây dựng, với các thông tin như giống, quy trình canh tác, nước, phân bón, thuốc bảo vệ thực vật, thu hoạch, vận chuyển, sơ chế, chế biến...

____
(Chương trình phối hợp với Cục Quản lý chất lượng nông, lâm sản và thủy sản)

Thị trường

Phở Story chiêu đãi 1000 tô phở tại Festival Phở 2025
Thị trường

Phở Story chiêu đãi 1000 tô phở tại Festival Phở 2025

Festival Phở 2025, sự kiện ẩm thực đặc sắc tôn vinh món phở – linh hồn của văn hóa Việt diễn ra từ ngày 18 đến 20.4.2025 tại Hoàng thành Thăng Long, Hà Nội. Mang chủ đề “Tinh hoa Phở Việt – Di sản trong kỷ nguyên số”, lễ hội không chỉ là hành trình khám phá hương vị phở mà còn là lời khẳng định mạnh mẽ về giá trị văn hóa của món ăn này trong thời đại mới.

Ảnh minh họa
Kinh tế

Cải thiện chất lượng giống, đưa cá rô phi thành mặt hàng xuất khẩu chủ lực

Bên cạnh cá tra (sản phẩm cá thịt trắng chủ lực), Việt Nam cũng xuất khẩu cá rô phi sang nhiều thị trường trên thế giới song sản lượng và giá trị còn khá khiêm tốn. Theo Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu Thủy sản Việt Nam, để đưa cá rô phi trở thành mặt hàng xuất khẩu chủ lực sau tôm và cá tra, cần đầu tư nghiên cứu và phát triển giống nội địa, giống chất lượng cao.

Toàn cảnh Hội thảo
Kinh tế

Củng cố nội lực ứng phó với thuế đối ứng

Tại Hội thảo "Thuế đối ứng của Mỹ và ứng phó của doanh nghiệp Việt Nam" do Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) tổ chức ngày 18.4, các chuyên gia cho rằng, trong nguy có cơ, các doanh nghiệp cần chủ động chuyển đổi và nâng cao sức chống chịu, đa dạng hóa thị trường xuất khẩu và chuỗi cung ứng...

Ảnh minh họa
Kinh tế

Dệt may nỗ lực thích ứng với chính sách thuế mới

Thị trường Mỹ chiếm gần 40% tổng kim ngạch xuất khẩu dệt may của Việt Nam, bất kỳ biến động chính sách nào từ quốc gia này đều tác động đến toàn ngành. Trong bối cảnh hai nước đang đàm phán về thuế đối ứng, các doanh nghiệp dệt may đang nỗ lực thích ứng bằng cách đa dạng hóa thị trường, đa dạng hóa nguồn cung, xanh hóa sản xuất…

Ảnh minh họa
Thị trường

Cơ hội trong thách thức thương mại

Việc Mỹ áp thuế 145% lên hàng Trung Quốc buộc nước này phải chuyển hướng xuất khẩu thủy sản, tạo áp lực cạnh tranh lớn tại nhiều thị trường, trong đó có Việt Nam. Tuy nhiên, đây cũng là cơ hội để thủy sản Việt Nam mở rộng thị phần, nếu kịp thời thích ứng, nâng cao chất lượng, kiểm soát xuất xứ và đa dạng hóa thị trường.

TS Hiệp
Kinh tế

Hợp tác toàn diện để giảm thiểu tác động

Theo TS. NGUYỄN HOÀNG HIỆP, Phó Viện trưởng Viện Nghiên cứu tin học và kinh tế ứng dụng, thuế quan thương mại thường dẫn đến các biện pháp trả đũa từ các quốc gia bị ảnh hưởng. Tuy nhiên, Việt Nam nên lựa chọn hợp tác toàn diện nhằm tránh một cuộc chiến thương mại toàn cầu.

Củng cố nội lực để đạt mục tiêu tăng trưởng
Kinh tế

Củng cố nội lực để đạt mục tiêu tăng trưởng

Khó khăn từ chính sách thuế quan mới của Mỹ đặt ra thách thức lớn đối với xuất khẩu và thu hút đầu tư nước ngoài (FDI) - động lực tăng trưởng quan trọng của nền kinh tế Việt Nam. Trong bối cảnh đó, chúng ta cần có giải pháp bù đắp thiếu hụt, kích thích tăng trưởng nội địa để bảo đảm mục tiêu tăng trưởng kinh tế.

Chuyển đổi số và trí tuệ nhân tạo: từ sợ hãi đến cơ hội đổi đời
Kinh tế

Chuyển đổi số và trí tuệ nhân tạo: từ sợ hãi đến cơ hội đổi đời

Một buổi chiều muộn trên một cánh đồng, ông Sáu, một lão nông tri điền, đứng lặng nhìn những bông lúa đang uốn mình theo gió. Năm nay, ruộng nhà ông trúng mùa, giá lúa lại cao. Nhìn từng bao lúa chất đầy trong kho, ông không khỏi nghĩ về những năm tháng gian khó trước đây, khi chuyện mất mùa, sâu bệnh là nỗi lo thường trực. Nhưng rồi một điều kỳ diệu đã thay đổi tất cả.

Nghĩ tới bà con ở nông thôn, miền núi khi áp thuế cho xe pick - up chở hàng cabin kép
Thị trường

Nghĩ tới bà con ở nông thôn, miền núi khi áp thuế cho xe pick - up chở hàng cabin kép

Khi xem xét thuế tiêu thụ đặc biệt cho xe pick - up chở hàng cabin kép, cần cân nhắc mục đích khuyến khích bà con nông thôn, miền núi dùng sản phẩm này để phát triển kinh tế, cải thiện đời sống, bà Nguyễn Thị Cúc, Chủ tịch Hội Tư vấn Thuế Việt Nam, nguyên Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Thuế nói.

Dịch vụ Thông báo số dự bằng giọng nói đã chính thức có mặt trên trên ứng dụng của LPBank
Thị trường

Nhận thông báo số dư bằng giọng nói ngay trên app LPBank của Ngân hàng Lộc Phát Việt Nam

Ngân hàng Lộc Phát Việt Nam (LPBank) ra mắt Dịch vụ Thông báo số dư bằng giọng nói ngay trên ứng dụng di động LPBank, mở ra một kỷ nguyên mới cho việc quản lý tài chính, đặc biệt dành cho các hộ kinh doanh và tiểu thương. Dịch vụ giúp người dùng nhanh chóng nhận diện giao dịch thành công, tránh rủi ro gian lận và thuận tiện trong làm việc.

Các đại biểu chụp ảnh lưu niệm. Ảnh: Quang Khánh
Thị trường

Cần tăng ưu đãi thuế cho xe hybrid và xe pick - up chở hàng cabin kép

Tại tọa đàm “Chính sách thuế tiêu thụ đặc biệt với xe hybrid và xe pick-up: Giải pháp nào phù hợp” do Báo Đại biểu Nhân dân tổ chức sáng 3.4, các diễn giả đề xuất ưu đãi thuế 50% cho cả xe hybrid sạc trong và sạc ngoài; lộ trình áp thuế với xe pick-up chở hàng cabin kép có thể bắt đầu từ năm 2028, mỗi năm tăng 5% để đến năm 2030 đạt 40% so với xe chở người, thay vì mức 60% như đề xuất của cơ quan soạn thảo. 

Xây dựng chính sách thuế phù hợp cho xe hybrid và pick - up chở hàng cabin kép
Kinh tế

Xây dựng chính sách thuế phù hợp cho xe hybrid và pick - up chở hàng cabin kép

Phó Chủ nhiệm Ủy ban Khoa học, Công nghệ và Môi trường Tạ Đình Thi, cho rằng, cần xây dựng chính sách thuế tiêu thụ đặc biệt phù hợp cho xe hybrid để giảm ô nhiễm môi trường. Tương tự, chính sách thuế với pick - up chở hàng cabin kép cần hướng tới thúc đẩy sự phát triển của khu vực nông thôn, miền núi.