Trường Đại học Mỹ thuật Công nghiệp giữ vững vị trí trung tâm hàng đầu về đào tạo mỹ thuật ứng dụng

Tiến sĩ Phạm Hùng Cường, Hiệu trưởng Trường Đại học Mỹ thuật Công nghiệp cho rằng trong bối cảnh mới, thế mạnh của nhà trường nằm ở truyền thống đào tạo mỹ thuật ứng dụng, đã được khẳng định qua lịch sử 75 năm xây dựng và trưởng thành, với đội ngũ chuyên gia hàng đầu - những người có rất nhiều kinh nghiệm trong lĩnh vực này.

Trường Đại học Mỹ thuật Công nghiệp thành lập năm 1949 (tiền thân là trường Quốc gia Mỹ nghệ), là trường đại học duy nhất của cả nước trực thuộc Bộ GD-ĐT với chức năng đào tạo các ngành chuyên sâu về thiết kế mỹ thuật ứng dụng có trình độ đại học và sau đại học thuộc hệ thống giáo dục quốc dân.

Từ khi thành lập đến nay, nhà trường luôn giữ vị trí quan trọng trong đời sống kinh tế, văn hoá, xã hội và nghệ thuật, cũng như mỹ thuật ứng dụng của đất nước. Đến nay, Trường Đại học Mỹ thuật Công nghiệp đã đào tạo cho xã hội hàng chục nghìn hoạ sĩ, nhà thiết kế của 13 ngành thuộc nhiều thế hệ, khẳng định vai trò là trung tâm đào tạo mỹ thuật ứng dụng số một của cả nước.

Nhân dịp kỷ niệm 75 năm ngày thành lập Trường Đại học Mỹ thuật Công nghiệp (ngày 16.11.2024), Báo Đại biểu Nhân dân đã có trao đổi với Tiến sĩ Phạm Hùng Cường, Hiệu trưởng nhà trường về những thành tựu trường đã đạt được trong giai đoạn vừa qua, những thuận lợi - khó khăn trong bối cảnh mới, cũng như phương hướng phát triển giai đoạn tiếp theo.

Giữ vững vị trí là trung tâm hàng đầuvề đào tạo mỹ thuật ứng dụng

- ThưaTiến sĩ Phạm Hùng Cường, Trường Đại học Mỹ thuật Công nghiệp vẫn được biết đến là “cái nôi”, là trung tâm đào tạo mỹ thuật ứng dụng số một của cả nước. Ông có thể chia sẻ về một số thành tựu thầy và trò nhà trường đã đạt được trong giai đoạn vừa qua?

Tiến sĩ Phạm Hùng Cường: Trường Đại học Mỹ thuật Công nghiệp thành lập năm 1949. Trong suốt bề dày 75 năm xây dựng và phát triển, nhà trường có rất nhiều thành tựu qua các thế hệ cán bộ, giảng viên. Nhà trường đã được Đảng, Nhà nước trao tặng Huân chương Lao động hạng Ba vào các năm 1962 và năm 1984.

Nhiều họa sĩ, nghệ sĩ, nhà thiết kế được đào tạo và công tác tại trường đã đạt được giải thưởng Hồ Chí Minh, giải thưởng Nhà nước và các Huân, Huy chương cao quý của Đảng, Nhà nước cùng các tổ chức về văn học nghệ thuật. Nhiều công trình lớn, sự kiện đặc biệt của đất nước; nhiều công trình ứng dụng trong nước và quốc tế cũng ghi dấu ấn bởi sự sáng tạo của các họa sĩ, giảng viên, nhà thiết kế từ nhà trường. Ngoài ra, trong quá trình đào tạo và hoạt động nghệ thuật, nhà trường cũng có rất nhiều tác phẩm về mỹ thuật ứng dụng tham gia vào các lĩnh vực của đời sống và để lại dấu ấn.

dsc02945.jpg
Tiến sĩ Phạm Hùng Cường, Hiệu trưởng Trường Đại học Mỹ thuật Công nghiệp

Trường Đại học Mỹ thuật Công nghiệp luôn giữ vững vị trí là trung tâm hàng đầu, có tính chất dẫn dắt và ghi dấu ấn đậm nét về công tác đào tạo mỹ thuật ứng dụng, sáng tạo nghệ thuật, ứng dụng các thành quả nghiên cứu vào sản xuất và đời sống xã hội, tăng cường hợp tác đào tạo, nghiên cứu khoa học trong nước và quốc tế, góp phần vào sự nghiệp phát triển văn hóa nghệ thuật và phát triển kinh tế xã hội của đất nước.

Trong những năm gần đây, sinh viên của Trường Đại học Mỹ thuật Công nghiệp cũng rất tích cực hoạt động nghệ thuật, tham gia nhiều dự án nghệ thuật, các triển lãm nghệ thuật và nhận về những giải cao, xứng đáng với các thế hệ đi trước.

Hiện nay, nhà trường có 8 Khoa, 7 Phòng, 1 Bộ môn, 1 Ban, 1 Trung tâm. Trong chặng đường 75 năm qua, Trường Đại học Mỹ thuật Công nghiệp đã đào tạo trên 10.000 cử nhân, gần 700 thạc sĩ nghệ thuật. Đội ngũ hoạ sĩ thiết kế do trường đào tạo hiện đang làm việc tại các cơ quan nghiên cứu, quản lý văn hoá nghệ thuật, thiết kế, thi công mỹ thuật ứng dụng trên khắp mọi miền đất nước. Quy mô đào tạo hiện nay của trường là gần 3.200 học viên, sinh viên. Trong đó, hệ đại học chính quy là 2.442 sinh viên, hệ đại học vừa làm vừa học 678 sinh viên, hệ đại học liên thông 25 sinh viên, hệ cao học 121 học viên.

Nhà trường đang đào tạo 13 ngành và chuyên ngành bao gồm: Thiết kế nội thất, Hội họa hoành tráng, Điêu khắc, Thiết kế đồ hoạ, Tạo dáng công nghiệp, Thiết kế đồ chơi, Thiết kế thủy tinh nghệ thuật, Thiết kế thời trang, Thiết kế trang sức, Sơn mài, Gốm, Trang trí kim loại, Thiết kế thảm.

- Đâu là những thuận lợi, khó khăn của nhà trường trong bối cảnh hiện nay, thưa ông?

Tiến sĩ Phạm Hùng Cường: Trường Đại học Mỹ thuật Công nghiệp nằm trong hệ thống các trường công lập thuộc Bộ GD-ĐT, do đó chúng tôi nhận được sự quan tâm sâu sát của các cấp lãnh đạo Bộ, Công đoàn ngành Giáo dục cũng như của Đảng uỷ khối các trường đại học, cao đẳng Hà Nội. Bên cạnh đó, nhà trường có sự đoàn kết thống nhất cao của Đảng uỷ, Ban Giám hiệu, các cán bộ, viên chức, người lao động trong toàn trường; đội ngũ giảng viên có tay nghề chuyên môn cao, nhiệt huyết trong giảng dạy.

Những năm qua Trường Đại học Mỹ thuật Công nghiệp luôn là cơ sở đào tạo uy tín về lĩnh vực mỹ thuật ứng dụng, luôn là địa chỉ lựa chọn số một của người học trong lĩnh vực này.

Tuy nhiên, phải nhìn nhận rằng trong bối cảnh hiện nay khi rất nhiều cơ sở đào tạo cũng mở những mã ngành liên quan đến mỹ thuật ứng dụng đã tạo ra bối cảnh cạnh tranh về nguồn nhân lực, thu hút giảng viên, thu hút người học. Ở những trường thuộc hệ thống công lập như Mỹ thuật Công nghiệp, nếu so sánh về cơ chế, chế độ so với các trường dân lập, tư thục, chúng tôi không tránh khỏi những khó khăn. Như nhiều trường truyền thống khác, chúng tôi cũng đối mặt với hiện tượng “chảy máu chất xám”, gây khó khăn cho tập thể lãnh đạo cũng như các hoạt động đào tạo của nhà trường.

Bên cạnh đó, với đặc thù của trường đào tạo nghệ thuật, quy mô lớp học, hệ thống trang thiết bị phục vụ cho việc đào tạo của chúng tôi sẽ khác biệt so với các trường thuộc lĩnh vực khác. Đơn cử, nếu ở đa số trường đại học khác, quy mô một lớp học từ 40 - 50 sinh viên thì một lớp ở Mỹ thuật Công nghiệp chỉ khoảng 20 sinh viên. Điều này dẫn tới nguồn thu về học phí phục vụ cho công tác đào tạo rất khó khăn. Trong khi đó, chúng tôi chưa có cơ chế cho trường đặc thù, nên việc đầu tư về cơ sở vật chất, trang thiết bị cũng như nâng cao đời sống cho cán bộ, giảng viên sẽ thấp hơn so với mặt bằng chung.

Để tháo gỡ khó khăn, trong những năm gần đây, tập thể lãnh đạo nhà trường đã thống nhất quan điểm lãnh đạo, chỉ đạo cũng như rất đoàn kết. Chúng tôi cố gắng giữ được truyền thống, chất lượng đào tạo, giữ được nguồn nhân lực là những giảng viên có chuyên môn cao; đồng thời cải tiến về chương trình đào tạo.

Nhờ những cố gắng này, chúng tôi đã làm tốt được việc giữ đội ngũ cán bộ, giảng viên giỏi ở lại cống hiến. Tới thời điểm này, nhà trường tương đối ổn định về nhân lực để thực hiện các định hướng phát triển trong giai đoạn tới.

461162953-535561782333967-2109280118886559289-n.jpg
Tiến sĩ Phạm Hùng Cường, Hiệu trưởng Trường Đại học Mỹ thuật Công nghiệp trao bằng tốt nghiệp cho các cử nhân nghệ thuật tốt nghiệp loại giỏi

Đổi mớichương trình đào tạo, tiếp cận công nghệ mới

- Sự phát triển mạnh mẽ của khoa học công nghệ tác động không nhỏ đến vấn đề đào tạo của các trường đại học hiện nay. Ông có thể cho biết, Trường Đại học Mỹ thuật Công nghiệp đã có những thay đổi nào trong chương trình đào tạo để phù hợp với xu thế mới?

Tiến sĩ Phạm Hùng Cường: Đúng là bối cảnh công nghệ phát triển như hiện nay đã tác động nhiều tới vấn đề đào tạo. Trường Đại học Mỹ thuật Công nghiệp đào tạo mỹ thuật thiết kế, do đó sinh viên sử dụng các phần mềm để thiết kế, sáng tạo rất nhiều. Trong bối cảnh mới, chúng tôi đặt ra các nhiệm vụ làm sao để làm chủ được công nghệ mới như AI (trí tuệ nhân tạo) trong công tác đào tạo, cũng như trong sáng tạo nghệ thuật.

Chúng tôi đã xây dựng kế hoạch và có những thay đổi về chương trình đào tạo, giúp người học, người dạy tiếp cận với công nghệ mới. Chúng tôi muốn thể hiện cho người học thấy rằng, với trường chuyên về nghệ thuật và thiết kế như Mỹ thuật Công nghiệp thì việc công nghệ phát triển cũng là ưu điểm tốt cho nhà trường, để các em yên tâm lựa chọn theo học.

Hiện nay, nhà trường đang hoàn thành việc kiểm định cơ sở đào tạo, tiến tới tiếp tục kiểm định các ngành đào tạo mũi nhọn, mở thêm một số mã ngành gắn nhiều hơn với công nghệ. Trong các chương trình đào tạo truyền thống, chúng tôi cũng đưa vào những môn học về công nghệ giúp sinh viên nắm bắt, làm chủ về công nghệ, hiểu được cách sử dụng công nghệ hỗ trợ cho việc học tập.

Về vấn đề đội ngũ, nhà trường đã có những kế hoạch đưa cán bộ giảng viên đi học tập, tập huấn nhằm nâng cao kỹ năng về công nghệ, về các phần mềm mới phục vụ công tác giảng dạy. Từ đó, giảng viên cũng có thể quán xuyến, hướng dẫn sinh viên các bài tập liên quan nhiều đến công nghệ trong chương trình đào tạo.

Chú trọng vấn đề đầu vào của sinh viên

- Như ông đã chia sẻ, hiện nay, có rất nhiều trường đại học cả công lập và tư thục đã phát triển các chương trình đào tạo về mỹ thuật ứng dụng. Vậy điều gì làm nên sự khác biệt của chương trình đào tạo tại Trường Đại học Mỹ thuật Công nghiệp, thưa ông?

Tiến sĩ Phạm Hùng Cường: Tôi cho rằng thế mạnh của chúng tôi trước hết nằm ở truyền thống đào tạo. Trường Đại học Mỹ thuật Công nghiệp là “cái nôi” của mỹ thuật ứng dụng, đã được khẳng định qua lịch sử 75 năm xây dựng và trưởng thành, với đội ngũ chuyên gia hàng đầu - những người có rất nhiều kinh nghiệm trong lĩnh vực này. Bên cạnh đó, chương trình đào tạo được nhà trường xây dựng rất kỹ càng, đảm bảo cho sinh viên nền tảng mỹ thuật rất vững qua nhiều học phần về mỹ thuật căn bản.

Đặc biệt, chúng tôi rất chú trọng vấn đề đầu vào của sinh viên. Từ trước đến nay, Trường Đại học Mỹ thuật Công nghiệp vẫn luôn là một trong những cơ sở đào tạo mong muốn được học của các bạn yêu thích mỹ thuật và cho đến nay cũng là một trong những cơ sở đào tạo các bạn khó thi vào nhất.

z6031593304116-77b025a16ca97202bcb58d639686286c.jpg
z6031593299184-457424e49c9f8c8330727576ded2cc1b.jpg
Giảng viên Trường Đại học Mỹ thuật Công nghiệp trong chương trình tư vấn tuyển sinh cho thí sinh, phụ huynh

Số lượng hồ sơ đăng ký thi vào trường luôn tăng dần hàng năm nhưng chúng tôi chỉ tuyển sinh số lượng giới hạn để giữ chất lượng đầu vào. Đơn cử, năm 2024, có hơn 3.000 hồ sơ đăng ký nhưng nhà trường chỉ tuyển hơn 500 chỉ tiêu. Chúng tôi tổ chức kỳ thi năng khiếu riêng và chỉ xét tuyển những thí sinh tham gia kỳ thi này. Các bạn phải thi rất vất vả, vượt qua rất nhiều thí sinh khác để trúng tuyển. Tôi nghĩ đó cũng là lý do rất nhiều bạn tin cậy và lựa chọn Trường Đại học Mỹ thuật Công nghiệp là nguyện vọng 1 khi đăng ký xét tuyển.

Về vấn đề đầu ra của sinh viên, những năm gần đây, các Khoa trong trường đều rất năng động trong việc kết nối với doanh nghiệp. Trong quá trình đào tạo, sinh viên có nhiều học phần được tham quan tại doanh nghiệp. Chúng tôi cũng mời doanh nghiệp tham gia, tham mưu vào vấn đề thay đổi chương trình đào tạo cũng như mời các chuyên gia có chuyên môn, kinh nghiệm tới trao đổi và hướng dẫn sinh viên. Ngoài ra, các buổi bảo vệ đồ án tốt nghiệp của sinh viên, nhà trường đều mời các doanh nghiệp liên quan trong lĩnh vực đó cùng tham gia Hội đồng danh dự để góp ý cho đồ án, sau đó có thể lựa chọn các bạn vào tập sự hoặc trực tiếp tuyển dụng.

Trường Đại học Mỹ thuật Công nghiệp là một trong những trường có tỷ lệ sinh viên tốt nghiệp ra trường có việc làm đúng với ngành nghề theo học trong top đầu. 95-97% sinh viên của chúng tôi khi ra trường đều có công việc ngay. Trong đó, 30-40% sinh viên khi học đến năm thứ ba, thứ tư đã nhận được lời mời làm việc từ các công ty, tổ chức.

- Được biết, Trường Đại học Mỹ thuật Công nghiệp đã xây dựng chiến lược phát triển đến năm 2025, tầm nhìn đến năm 2030 với mục tiêu là đơn vị tiên phong trong đổi mới sáng tạo; trong đào tạo, nghiên cứu khoa học và chuyển giao công nghệ, phát huy năng lực đào tạo và nghiên cứu khoa học. Mặt khác, tiếp tục phát triển đào tạo theo định hướng đa dạng trình độ, hình thức đào tạo thích ứng yêu cầu thị trường lao động và nhu cầu người học; nâng cao chất lượng đào tạo tiếp cận chuẩn mực quốc tế.Để thực hiện những mục tiêu này, nhà trường đã triển khai những giải pháp nào, thưa ông?

Tiến sĩ Phạm Hùng Cường: Một trong những giải pháp quan trọng nhất chúng tôi triển khai là đổi mới về chương trình đào tạo, đầu tư cho nguồn nhân lực và cơ sở vật chất.

Bên cạnh đó, chúng tôi cũng chú trọng việc mở rộng hợp tác quốc tế. Đến nay, nhà trường đã có những mối quan hệ hợp tác tương đối thường xuyên với nhiều công ty, doanh nghiệp trong nước và một số nước trong khu vực cũng như trên thế giới. Trong thời gian tới, để đáp ứng chiến lược phát triển đã đề ra, chúng tôi sẽ đẩy mạnh hợp tác quốc tế, đầu tư cho hợp tác quốc tế nhiều hơn, như có các chương trình trao đổi về người học, trao đổi về chương trình đào tạo hoặc đào tạo liên thông,...

- Trân trọng cảm ơn Tiến sĩ Phạm Hùng Cường đã chia sẻ!

Giáo dục

Nhiều trường đại học đề nghị bỏ hình thức xét tuyển sớm để tuyển sinh công bằng
Giáo dục

Nhiều trường đại học đề nghị bỏ hình thức xét tuyển sớm để tuyển sinh công bằng

Tại Toạ đàm về dự thảo Thông tư sửa đổi, bổ sung một số điều của Quy chế tuyển sinh trình độ đại học, tuyển sinh trình độ cao đẳng ngành Giáo dục Mầm non do Bộ GD-ĐT tổ chức ngày 6.12, nhiều lãnh đạo cơ sở giáo dục đại học đề xuất cần mạnh dạn bỏ hình thức xét tuyển sớm, siết chặt lại các quy định để công tác tuyển sinh công bằng và hiệu quả hơn.

Thi tốt nghiệp THPT năm 2025: Vì sao tổ hợp tự nhiên bị "lép vế" với tổ hợp xã hội?
Giáo dục

Thi tốt nghiệp THPT năm 2025: Vì sao tổ hợp tự nhiên bị "lép vế" với tổ hợp xã hội?

Hiệp hội các trường đại học, cao đẳng Việt Nam cho rằng, nhiều tổ hợp môn lựa chọn do trường THPT xây dựng có thể không phù hợp với năng lực, sở trường và định hướng nghề nghiệp của học sinh. Số lượng tổ hợp tự nhiên đang bị "lép vế" với tổ hợp xã hội, khiến nguồn đầu vào các ngành khoa học tự nhiên sụt giảm, không đáp ứng nhu cầu phát triển nhân lực của đất nước.

Phát huy hơn nữa “dư địa” của giáo dục thường xuyên
Giáo dục

Phát huy hơn nữa “dư địa” của giáo dục thường xuyên

Bộ trưởng Bộ GD-ĐT Nguyễn Kim Sơn nhấn mạnh giáo dục thường xuyên phải tự nhận thức được vai trò của mình. Từ đó, phát huy hơn nữa “dư địa”, hiệu quả của giáo dục thường xuyên với phát triển giáo dục và đào tạo và xây dựng xã hội học tập, học tập suốt đời.

Cần thay đổi nhận thức của xã hội về việc học nghề
Giáo dục

Cần thay đổi nhận thức của xã hội về việc học nghề

GS Nguyễn Văn Minh, nguyên Hiệu trưởng Trường Đại học Sư phạm Hà Nội cho rằng, cần thay đổi nhận thức của xã hội về việc học nghề. Hướng đào tạo nghề phải đáp ứng nhu cầu của xã hội và đảm bảo công bằng, như vậy mới thay đổi được nhận thức, thuyết phục được xã hội.

 Đại học phải đổi mới cách làm phát triển chiến lược đội ngũ giảng viên
Giáo dục

Đại học phải đổi mới cách làm phát triển chiến lược đội ngũ giảng viên

Thứ trưởng Bộ GD-ĐT Hoàng Minh Sơn, điểm mới của Đề án 89 là giao quyền chủ động cho các nhà trường, nâng cao năng lực quản lý trong vận hành các chính sách mới. Vì thế, các trường đại học phải đổi mới cách làm, quy định chính sách nội bộ để phát triển chiến lược đội ngũ giảng viên, quy hoạch đội ngũ giảng viên, chuẩn bị sớm, tạo mọi điều kiện cho ứng viên tham gia.

Xếp hạng đại học: Cốt lõi không phải thứ hạng mà ở giá trị ảnh hưởng và phụng sự xã hội
Giáo dục

Xếp hạng đại học: Cốt lõi không phải thứ hạng mà ở giá trị ảnh hưởng và phụng sự xã hội

Xếp hạng ở một khía cạnh nào đó, là công cụ công ích giúp các trường đại học không bị “vô hình” trong bức tranh toàn cầu hóa. Nhưng điều cốt lõi không nằm ở thứ hạng, mà ở cách các trường biến những con số đầu ra, những kết tinh tri thức thành giá trị thực sự phụng sự cho sự phát triển.

Tiến sĩ, phó giáo sư, giáo sư về Trường Đại học Hải Phòng công tác được hỗ trợ từ 300- 500 triệu đồng
Giáo dục

Tiến sĩ, phó giáo sư, giáo sư về Trường Đại học Hải Phòng công tác được hỗ trợ từ 300- 500 triệu đồng

Ngày 4.12, HĐND thành phố Hải Phòng tổ chức khai mạc kỳ họp thứ 21 HĐND thành phố khóa XVI, nhiệm kỳ 2021-2026. Tại kỳ họp, UBND thành phố Hải Phòng đã đề xuất tiến sĩ, phó giáo sư và giáo sư về làm việc ở Trường Đại học Hải Phòng tối thiểu 5 năm sẽ được hỗ trợ lần lượt là 300 triệu - 400 triệu - 500 triệu đồng.

Các thành phố học tập toàn cầu của Việt Nam chia sẻ kinh nghiệm hành động vì khí hậu
Giáo dục

Các thành phố học tập toàn cầu của Việt Nam chia sẻ kinh nghiệm hành động vì khí hậu

Hội nghị quốc tế lần thứ 6 về Thành phố Học tập toàn cầu của UNESCO (ICLC 6) diễn ra từ ngày 2 - 5.12 tại Jubail, Ảrập Xêút. 3 thành phố của Việt Nam là Vinh (Nghệ An), Sa Đéc (Đồng Tháp) và Sơn La (Sơn La) đã tham gia Hội nghị và trao đổi về việc xây dựng các thành phố học tập bền vững, bao trùm và thích ứng thông qua học tập suốt đời.