“Vững tâm vượt bão, tạo nền tảng bền vững tương lai” -0

Kinh tế phục hồi ngoạn mục

Theo Báo cáo mới đây của Tổng cục Thống kê, tổng sản phẩm trong nước (GDP) quý IV.2022 ước tính tăng 5,92% so với cùng kỳ năm trước, cao hơn tốc độ tăng của cùng kỳ năm 2020 và 2021. Ước tính GDP cả năm 2022 tăng 8,02% so với năm trước do nền kinh tế được khôi phục trở lại và đạt mức tăng cao nhất trong giai đoạn 2011 - 2022. Trong đó,  khu vực công nghiệp và xây dựng, ngành công nghiệp chế biến, chế tạo tiếp tục là động lực tăng trưởng của toàn nền kinh tế với tốc độ tăng 8,10%. Khu vực dịch vụ được khôi phục và tăng trưởng mạnh mẽ với tốc độ tăng 9,99%, cao nhất trong giai đoạn 2011 - 2022. Vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) thực hiện tại Việt Nam năm 2022 ước đạt gần 22,4 tỷ USD. Đây là số vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài thực hiện cao nhất trong 5 năm qua. Đặc biệt, tính chung cả năm 2022, chỉ số giá tiêu dùng (CPI) tăng 3,15% so với năm 2021, đạt mục tiêu Quốc hội đề ra. Tổng kim ngạch xuất nhập khẩu đạt 732,5 tỷ USD, cùng mức xuất siêu 11,2 tỷ USD (năm trước 3,32 tỷ USD) là rất ấn tượng.

“Vững tâm vượt bão, tạo nền tảng bền vững tương lai” -0
PGS. TS Đinh Trọng Thịnh, Học viện Tài chính

Chuyên gia kinh tế, PGS. TS Đinh Trọng Thịnh, Học viện Tài chính cho rằng, trước bối cảnh lạm phát thế giới tăng cao, lạm phát của Việt Nam ở mức 3,15% cũng là sự thành công rất lớn. Tuy nhiên, để đạt được những chỉ số này là điều không hề dễ dàng và cần sự nỗ lực, vào cuộc của cả hệ thống chính trị, sự chung tay của cả cộng đồng. Trong đó, PGS. TS Đinh Trọng Thịnh đề cập đến sự vào cuộc quyết liệt, nhanh nhạy, kịp thời của Quốc hội với việc ban hành Nghị quyết 30/2021/QH15 và một loạt các Nghị quyết, đạo luật khác đã tạo ra bước ngoặt trong công cuộc chống dịch, tiến tới phục hồi và phát triển kinh tế, xã hội như hiện nay. Bên cạnh đó, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ đã chỉ đạo, điều hành sát sao, kịp thời, đưa ra một loạt giải pháp nhằm hỗ trợ, kích cầu nền kinh tế…

“Vững tâm vượt bão, tạo nền tảng bền vững tương lai” -0
ĐBQH Trần Hoàng Ngân (TP Hồ Chí Minh)

Còn theo nhận định của ĐBQH Trần Hoàng Ngân (TP Hồ Chí Minh), năm 2022, sau 2 năm ảnh hưởng bởi đại dịch Covid-19, kinh tế nước ta đã phục hồi khá rõ nét trên nhiều lĩnh vực. Đặc biệt, lĩnh vực về thương mại dịch vụ, du lịch đã đạt được những kết quả rất khả quan. Chúng ta đã triển khai chương trình phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội theo Nghị quyết số 43/2022/QH15 của Quốc hội. Tuy nhiên, trong bối cảnh tình hình thế giới hiện có rất nhiều bất ổn, những yếu tố bất định đan xen với tình hình địa chính trị căng thẳng và tình hình lạm phát của thế giới vẫn là thách thức lớn cho kinh tế của đất nước.

Năm 2023: Vững vàng vượt qua thách thức

Năm 2023, nền kinh tế vẫn đứng trước rất nhiều thách thức như: Các vấn đề về địa chính trị còn phức tạp; suy thoái kinh tế có thể xảy ra cục bộ ở một số nước khiến cho xuất khẩu, đầu tư, tiêu dùng của Việt Nam chậm lại; rủi ro về tài chính, tiền tệ vẫn lớn; những vấn đề về an ninh lương thực, an ninh năng lượng, dịch bệnh, biến đổi khí hậu, thiên tai vẫn rất khó lường… 

“Vững tâm vượt bão, tạo nền tảng bền vững tương lai” -0
Chuyên gia Kinh tế trưởng Ngân hàng BIDV, TS. Cấn Văn Lực

Chuyên gia Kinh tế trưởng Ngân hàng BIDV, TS. Cấn Văn Lực cho rằng, bên cạnh những thách thức của kinh tế thế giới thì nền kinh tế Việt Nam cũng đối mặt với không ít thách thức nội tại mà lâu nay chưa được xử lý thấu đáo liên quan đến giải ngân đầu tư công, 3 Chương trình mục tiêu quốc gia, Chương trình phục hồi, phát triển kinh tế - xã hội... Rủi ro, thách thức mới liên quan đến thị trường tài chính, thị trường bất động sản, thị trường lao động đã và đang phát sinh hậu Covid -19 khá rõ nét và chúng ta cần phải tập trung xử lý. Bên cạnh đó, việc phối kết hợp các thể chế, cơ chế, chính sách vẫn còn nhiều bất cập.

ĐBQH Trần Hoàng Ngân cho rằng, để tạo đà cho sự phát triển bền vững trong năm 2023, cần quan tâm hơn nữa đến việc ổn định kinh tế vĩ mô, kiểm soát tốt lạm phát. Và điều quan trọng hơn nữa phải lưu ý, đó là việc bảo vệ sức khỏe người dân là trên hết và trước hết. Do đó, phải đầu tư nhiều hơn nữa cho lĩnh vực y tế, tránh tình trạng một vài nơi thiếu thuốc, trang thiết bị gây hoang mang cho người dân thời gian qua. Song song với lĩnh vực y tế chính là giáo dục, đây là hai lĩnh vực quan trọng nhất, cần phải được ưu tiên trong năm 2023 và thời gian tới.

“Vững tâm vượt bão, tạo nền tảng bền vững tương lai” -0
Ủy viên thường trực Ủy ban Kinh tế, TS. Phan Đức Hiếu

Còn theo Ủy viên thường trực Ủy ban Kinh tế, TS. Phan Đức Hiếu, năm 2023,  kinh tế Việt Nam còn nhiều dư địa để phát triển. Thứ nhất, sự tăng trưởng của năm 2023 cả về mặt kinh tế - xã hội và thu ngân sách, do đã có được một ít những nguồn lực “dự trữ” cho sự phát triển của năm 2023. “Trong vòng hai năm vừa qua, chúng ta cũng có rất nhiều những giải pháp về phát triển kinh tế - xã hội, về cải cách thể chế, về cơ cấu lại nền kinh tế đã và đang được triển khai. Tôi gọi đây là bệ đỡ về chính sách cho tăng trưởng của năm 2023.”- ông Phan Đức Hiếu nói.

Cụ thể, theo ông Phan Đức Hiếu, dư địa lớn nhất của năm 2023, đó chính là các giải pháp, chính sách mà Quốc hội, Chính phủ đã ban hành trong vòng hai năm vừa qua, đặc biệt là những nhóm giải pháp liên quan đến cơ cấu lại nền kinh tế, đó là những giải pháp rất căn cơ. Cùng với các chương trình về cải cách thể chế, cải thiện môi trường kinh doanh và đặc biệt là Nghị quyết 68/NQ-CP về Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2023 cũng đưa ra 10 nhóm nhiệm vụ, giải pháp toàn diện để làm dư địa cơ sở cho việc tăng trưởng trong năm 2023.

Có thể nói, năm 2023 vẫn là khoảng thời gian rất khó khăn và giai đoạn khó khăn có thể vẫn tiếp tục gia tăng ít nhất là trong quý I hoặc có thể kéo dài sang quý III. Tuy nhiên, xét về mặt động lực tăng trưởng, về mặt dư địa về thể chế, để những giải pháp có thể được thực thi, hành động và đạt được kết quả thì cũng cần có thời gian. Do đó, trong trong quý I, quý II, chúng ta có thể tập trung giải quyết được các vấn đề về thể chế, chuyển tải thành các hành động cụ thể thúc đẩy sự phục hồi, phát triển kinh tế năm tới.”- TS. Phan Đức Hiếu nhấn mạnh.

Nhận định về năm 2023, tại Diễn đàn Kinh tế Việt Nam lần thứ 5, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính khẳng định, để giải quyết những vấn đề tồn tại đang chi phối đến sự tăng trưởng kinh tế vĩ mô, cả hệ thống chính trị phải vào cuộc. Càng khó khăn, càng phức tạp thì càng phải đoàn kết thống nhất. Từ nhà quản lý, các nhà tư vấn, các nhà khoa học, doanh nghiệp và người dân phải đồng lòng, quyết tâm với một tinh thần hài hòa lợi ích giữa Nhà nước, người dân và doanh nghiệp đồng lòng chia sẻ cả những rủi ro và khó khăn trong giai đoạn này.

Tài chính

Tín dụng tăng 9% so với cuối năm 2023
Kinh tế

Tín dụng tăng 9% so với cuối năm 2023

Ngân hàng Nhà nước cho biết, đến nay, tín dụng toàn hệ thống tăng khoảng 9% so với cuối năm 2023. Với thanh khoản tốt và còn nhiều dư địa tăng trưởng tín dụng, các tổ chức tín dụng hiện có điều kiện thuận lợi để cung ứng vốn cho vay đối với nền kinh tế.

Ảnh minh họa.
Kinh tế

Giảm rủi ro trên thị trường trái phiếu doanh nghiệp

Trái phiếu chào bán riêng lẻ, đặc biệt là các loại trái phiếu do các doanh nghiệp chưa niêm yết phát hành, là sản phẩm có mức độ rủi ro rất cao. Vì thế, sửa Luật Chứng khoán lần này, Chính phủ đề xuất quy định: nhà đầu tư chứng khoán chuyên nghiệp tham gia mua, giao dịch, chuyển nhượng trái phiếu doanh nghiệp riêng lẻ phải là tổ chức. Nhà đầu tư cá nhân muốn tham gia cuộc chơi này sẽ thông qua việc đầu tư vào các quỹ đầu tư trái phiếu.

Agribank tổ chức “Chương trình đào tạo quản lý, tổ chức hoạt động truyền thông của Chi nhánh”
Tài chính

Agribank tổ chức “Chương trình đào tạo quản lý, tổ chức hoạt động truyền thông của Chi nhánh”

Vừa qua, tại TP. Bảo Lộc (Lâm Đồng), Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (Agribank) tổ chức lớp đầu tiên của “Chương trình đào tạo quản lý, tổ chức hoạt động truyền thông của chi nhánh”, nhằm bồi dưỡng, nâng cao kiến thức chuyên môn nghiệp vụ thực hiện công tác truyền thông trong hệ thống.

Thị trường chứng khoán Việt Nam tiếp tục trong danh sách xem xét nâng hạng của FTSE Russell
Tài chính

Thị trường chứng khoán Việt Nam tiếp tục trong danh sách xem xét nâng hạng của FTSE Russell

FTSE Russell vừa công bố báo cáo xếp hạng các thị trường chứng khoán tháng 10.2024, trong đó, Việt Nam tiếp tục trong danh sách xem xét nâng hạng lên thị trường nổi thứ cấp. Đặc biệt, FTSE Russell đánh giá cao giải pháp mới của Việt Nam là mô hình thanh toán “Không yêu cầu có đủ tiền” (Non-Prefunding), được quy định tại Thông tư 68/2024/TT-BTC, cùng nhiều quy định cập nhật trong thông tư này.

HDBank dành gói tín dụng ưu đãi 12.000 tỷ đồng hỗ trợ khách hàng bị ảnh hưởng bão Yagi
Tài chính

HDBank dành gói tín dụng ưu đãi 12.000 tỷ đồng hỗ trợ khách hàng bị ảnh hưởng bão Yagi

HDBank đồng loạt triển khai những hoạt động ý nghĩa, sát cánh cùng khách hàng bị ảnh hưởng bởi bão Yagi và hoàn lưu bão. Theo đó, HDBank triển khai gói tín dụng 10.000 tỷ đồng với mức lãi suất cho vay thấp hơn thông thường 1-2%/năm. Đồng thời, HD SAISON - đơn vị thành viên của HDBank – đã đưa ra gói tín dụng 2.000 tỷ đồng với lãi suất ưu đãi chỉ bằng 50% lãi suất cho vay thông thường.

Vietbank triển khai tăng vốn điều lệ lên 7.139 tỷ đồng, công bố danh sách cổ đông sở hữu từ 1% vốn điều lệ
Tài chính

Vietbank triển khai tăng vốn điều lệ lên 7.139 tỷ đồng, công bố danh sách cổ đông sở hữu từ 1% vốn điều lệ

Ngân hàng TMCP Việt Nam Thương Tín (Vietbank) vừa công bố thông tin về việc tăng vốn điều lệ lên 7.139 tỷ đồng thông qua việc phát hành cổ phiếu để trả cổ tức với tỷ lệ 25%. Bên cạnh đó, Vietbank cũng công bố danh sách cổ đông nắm giữ từ 1% vốn điều lệ của ngân hàng, gồm 25 cổ đông là tổ chức và cá nhân.

Nhà đầu tư nước ngoài là tổ chức sẽ chính thức được giao dịch mua cổ phiếu không yêu cầu có đủ tiền khi đặt lệnh
Tài chính

Nhà đầu tư nước ngoài là tổ chức sẽ chính thức được giao dịch mua cổ phiếu không yêu cầu có đủ tiền khi đặt lệnh

Thông tư 68/2024/TT-BTC đã bổ sung quy định về giao dịch mua cổ phiếu không yêu cầu có đủ tiền khi đặt lệnh của nhà đầu tư nước ngoài là tổ chức. Đây là bước tiến rất quan trọng để gỡ “nút thắt” để đáp ứng các tiêu chuẩn nâng hạng thị trường thị trường chứng khoán từ cận biên lên mới nổi thứ cấp theo tiêu chí của FTSE Russell.