F.I.T Group có vốn ‘khủng’ hơn 3.000 tỷ đồng vừa bị phạt và truy thu thuế gần 16 tỷ đồng

Cơ quan quản lý về thuế xác định, tổng số tiền thuế truy thu, tiền phạt và tiền chậm nộp của F.I.T Group là khoảng 15,9 tỷ đồng.

Mới đây, Cục trưởng Cục Thuế Hà Nội vừa ký quyết định xử phạt vi phạm hành chính về thuế đối với Công ty Cổ phần Tập đoàn F.I.T (F.I.T Group), địa chỉ tại tầng 5, tòa Times Tower - HACC1 Complex Building, số 35 phố Lê Văn Lương, phường Nhân Chính, quận Thanh Xuân, thành phố Hà Nội; người đại diện pháp luật là Tổng Giám đốc Nguyễn Văn Bản.

image-420233388-extractword-0-3461-3700-1710735993.png
Ông Nguyễn Văn Bản – Tổng Giám đốc F.I.T Group chia sẻ về các thành tựu đã đạt được trong buổi lễ kỷ niệm 17 năm thành lập Tập đoàn. Ảnh: F.I.T Group

Theo đó, Cơ quan thuế xác định: Về thuế giá trị gia tăng (GTGT): Doanh nghiệp Kê khai khấu trừ đối với hóa đơn mua hàng của doanh nghiệp bỏ khỏi địa chỉ kinh doanh và hóa đơn không phục vụ sản xuất kinh doanh.

Về thuế thu nhập doanh nghiệp (TNDN): Hạch toán chi phí trong kỳ đối với hóa đơn bỏ địa chỉ kinh doanh; Hạch toán sai chi phí giá vốn trong kỳ; Trích lập dự phòng không đúng quy định; Hạch toán hóa đơn không phục vụ sản xuất kinh doanh.

Căn cứ quy định hiện hành, với hành vi kê khai sai thuế, Tập đoàn F.I.T bị phạt hơn 2,46 tỷ đồng; trong đó, 2,44 tỷ đồng đối với hành vi kê khai sai dẫn đến thiếu số tiền thuế phải nộp và 20,8 triệu đồng với hành vi kê khai sai tờ khai thuế nhưng không dẫn đến thiếu số thuế phải nộp, tăng số thuế được miễn, giảm hoặc chưa được hoàn thuế tại tờ khai thuế tháng 2, 5, 8 năm 2022.

Cùng với đó, Tập đoàn F.I.T phải tiến hành hai biện pháp khắc phục hậu quả.

Một là nộp đủ 12,2 tỷ đồng tiền thuế GTGT, TNDN còn thiếu của hai năm 2022 và 2023 vào ngân sách nhà nước (gồm 276,3 triệu đồng tiền thuế GTGT và 11,93 tỷ đồng tiền thuế TNDN).

Hai là nộp 1,23 tỷ đồng tiền chậm nộp tiền thuế vào ngân sách nhà nước, gồm 61,85 triệu đồng tiền chậm nộp thuế GTGT và 1,71 tỷ đồng tiền chậm nộp thuế TNDN. Số tiền chậm nộp tiền thuế này được tính đến hết ngày 17.1.2025. Tập đoàn F.I.T phải tự tính và nộp số tiền chậm nộp tiền thuế kể từ ngày 18.1.2025 đến ngày liền kề nộp đủ số tiền thuế chậm nộp vào ngân sách.

Tổng số tiền thuế truy thu, tiền phạt và tiền chậm nộp là khoảng 15,9 tỷ đồng.

Doanh nghiệp có nguồn vốn “siêu khủng”

Dữ liệu doanh nghiệp thể hiện, F.I.T Group thành lập năm 2007 với ngành nghề chính là hoạt động tư vấn quản trị doanh nghiệp, tư vấn chiến lược, tư vấn phát triển thị trường, tư vấn phát triển nguồn nhân lực (trừ tư vấn tài chính, kế toán, pháp luật).

Nhóm cổ đông sáng lập của F.I.T Group ban đầu có khá đông thành viên nhưng sau đó nhiều cổ đông đã chuyển nhượng. Đến hiện tại, cơ cấu cổ đông sáng lập bao gồm: Nguyễn Văn Sang; Phạm trung Phương; Trần Thanh Mai và Nguyễn Thị Minh Nguyệt. Trong đó, ông Nguyễn Văn Sang cũng chính là Chủ tịch HĐQT đương nhiệm của F.I.T Group. Vốn điều lệ của tập đoàn này gây bất ngờ khi đang ở mức hơn 3.300 tỷ đồng.

Về tình hình kinh doanh, theo báo cáo tài chính hợp nhất quý 3.2024, doanh nghiệp có doanh thu giảm so với cùng kỳ. Tuy nhiên, do tiết giảm được nhiều chi phí nên trong kỳ, doanh nghiệp báo lãi hơn 28 tỷ đồng, tăng mạnh so với khoản lỗ hơn 158 tỷ của quý 3.2023. Luỹ kế 9 tháng năm 2024, doanh thu của F.I.T Group tăng nhẹ so với cùng kỳ, doanh nghiệp lãi 152 tỷ đồng, tăng mạnh so với khoản lỗ 125 tỷ của 9 tháng năm 2023.

Tài chính

SHB ghi nhận lợi nhuận trước thuế tăng 25% trong năm bản lề triển khai chiến lược chuyển đổi
Tài chính

SHB ghi nhận lợi nhuận trước thuế tăng 25% trong năm bản lề triển khai chiến lược chuyển đổi

Kết thúc 2024 - năm bản lề của Chiến lược Chuyển đổi, SHB ghi nhận kết quả kinh doanh bứt phá với lợi nhuận trước thuế hơn 11.543 tỷ đồng, tăng 25% so với năm trước và vượt kế hoạch được Đại hội đồng cổ đông thường niên thông qua. Ngân hàng tiếp tục khẳng định vị thế TOP 5 NHTM tư nhân lớn nhất Việt Nam và vươn tầm khu vực.

Vietbank hoàn tất tăng vốn điều lệ lên 7.139 tỷ đồng, đưa thêm 14 điểm giao dịch đi vào hoạt động trên toàn quốc trong năm 2024
Tài chính

Vietbank hoàn tất tăng vốn điều lệ lên 7.139 tỷ đồng, đưa thêm 14 điểm giao dịch đi vào hoạt động trên toàn quốc trong năm 2024

Năm 2024, Ngân hàng TMCP Việt Nam Thương Tín (Vietbank) đã hoàn tất việc tăng vốn điều lệ lên 7.139 tỷ đồng, đánh dấu bước tiến quan trọng trong chiến lược phát triển bền vững. Cùng đó, Ngân hàng cũng hoàn tất mục tiêu khai trương mở mới 14 điểm giao dịch nâng tổng số lên 132 trên điểm giao dịch trên toàn quốc, khẳng định sự hiện diện mạnh mẽ của Ngân hàng trên thị trường.

Ảnh minh họa
Tài chính

Mở rộng kênh dẫn vốn vào Việt Nam

Với việc quy định nhà đầu tư chứng khoán chuyên nghiệp bao gồm nhà đầu tư nước ngoài là cá nhân có quốc tịch nước ngoài, tổ chức thành lập theo pháp luật nước ngoài thực hiện hoạt động đầu tư kinh doanh tại Việt Nam, Luật Chứng khoán (sửa đổi) được đánh giá sẽ thu hút các tổ chức, cá nhân nước ngoài tham gia vào thị trường chứng khoán, qua đó mở rộng kênh dẫn vốn đầu tư gián tiếp nước ngoài vào Việt Nam.

Phát triển trung tâm tài chính quốc tế tại Việt Nam - tạo cú hích mạnh mẽ cho nền kinh tế
Kinh tế

Phát triển trung tâm tài chính quốc tế tại Việt Nam - tạo cú hích mạnh mẽ cho nền kinh tế

Việc xây dựng Trung tâm tài chính khu vực và quốc tế tại Việt Nam là chủ trương, quyết sách chính trị có vai trò, ý nghĩa quan trọng, tạo cú hích mạnh mẽ cho nền kinh tế, góp phần thực hiện mục tiêu tăng tốc, bứt phá, củng cố các yếu tố nền tảng, làm tiền đề để nước ta tự tin bước vào kỷ nguyên mới - kỷ nguyên vươn mình phát triển giàu mạnh, thịnh vượng của dân tộc. 

Eurowindow tăng hạng trong TOP 500 Doanh nghiệp lớn nhất Việt Nam
Tài chính

Eurowindow tăng hạng trong TOP 500 Doanh nghiệp lớn nhất Việt Nam

Trong bảng xếp hạng Top 500 doanh nghiệp lớn nhất Việt Nam 2024, Eurowindow vừa được ghi nhận tăng ngoạn mục 72 bậc so với năm 2023 nhờ sở hữu nền tảng vững mạnh về con người, không ngừng đổi mới công nghệ cùng chiến lược kinh doanh linh hoạt, uy tín, trách nhiệm trong từng sản phẩm - dịch vụ tạo nên sự tăng trưởng về doanh số, doanh thu. Được biết, đây là năm thứ 15 doanh nghiệp góp mặt trong bảng xếp hạng uy tín này, đồng thời giữ vị trí dẫn đầu trong ngành cửa và vách nhôm kính lớn.

Chỉ số Niềm tin Kinh doanh tăng mạnh
Kinh tế

Doanh nghiệp châu Âu lạc quan về triển vọng kinh tế Việt Nam

Theo khảo sát Hiệp hội doanh nghiệp châu Âu tại Việt Nam (EuroCham Việt Nam) vừa công bố, Chỉ số niềm tin kinh doanh tại Việt Nam đạt mức cao nhất trong hơn hai năm qua. Điều này cho thấy sự lạc quan của cộng đồng doanh nghiệp châu Âu đối với triển vọng kinh tế Việt Nam, đồng thời minh chứng cho khả năng phục hồi đáng kinh ngạc của nước ta trước những biến động toàn cầu.

Ảnh minh họa
Kinh tế

Kho bạc Nhà nước đẩy mạnh chuyển đổi số

Trong bối cảnh nhiệm vụ chính trị, chuyên môn năm 2025 đặt ra hết sức nặng nề, hệ thống Kho bạc Nhà nước đã xác định mục tiêu và phương châm hành động của năm là: “Tập trung nguồn lực, trí tuệ hoàn thành các nhiệm vụ chính trị trọng tâm và các đề án, chính sách; đẩy mạnh chuyển đổi số các hoạt động nghiệp vụ và quản trị nội bộ; kiện toàn tổ chức bộ máy, nâng cao hiệu lực, hiệu quả hoạt động; nâng cao chất lượng phục vụ khách hàng giao dịch”.

Ảnh minh họa
Kinh tế

Nhiều địa phương xây dựng kịch bản tăng trưởng hai con số

Tại Hội nghị Tổng kết công tác năm 2024, triển khai nhiệm vụ năm 2025 của Chính phủ và chính quyền địa phương sáng ngày 8.1, lãnh đạo nhiều địa phương cho biết đã xây dựng kịch bản và quyết tâm tăng trưởng hai con số trong năm 2025, qua đó, đóng góp cho tăng trưởng kinh tế cả nước.

Ảnh
Kinh tế

Cần tăng trưởng hai con số trong 20 năm tới

Muốn hiện thực hóa mục tiêu trở thành nước có thu nhập cao vào năm 2045, trong 20 năm tới, nước ta phải phấn đấu tăng trưởng ở mức hai con số (10% trở lên). Các vùng đồng bằng sông Hồng, Đông Nam Bộ và hai cực tăng trưởng là Hà Nội và TP. Hồ Chí Minh cũng phải tăng trưởng hai con số để khẳng định vai trò đầu tàu dẫn dắt, Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Nguyễn Chí Dũng nhấn mạnh.