Năm 2024: Đại gia 'địa ốc' Novaland lỗ hơn 4.300 tỷ đồng, tiền mặt cạn kiệt, tiền gửi ngân hàng đang làm tài sản bảo đảm các khoản vay

Năm 2024, Novaland lỗ sau thuế 4.351 tỷ đồng, trong khi đó một năm trước, doanh nghiệp địa ốc này vẫn lãi 486 tỷ đồng.

Báo cáo tài chính hợp nhất quý 4.2024 thể hiện, CTCP Tập đoàn Đầu tư Địa ốc No Va (Novaland; mã chứng khoán: NVL) có doanh thu thuần đạt 4.779 tỷ đồng, tăng 36% so với quý 4.2023. Trừ đi giá vốn, lợi nhuận gộp của NVL tăng gần 4 lần lên 1.967 tỷ đồng.

Trong kỳ, doanh thu tài chính của Novaland giảm 67% so với cùng kỳ về còn 598 tỷ đồng. Trong khi đó, chi phí tài chính lại tăng vọt từ 251 tỷ đồng lên 1.254 tỷ đồng.

Trừ đi các chi phí, Novaland báo lãi sau thuế quý 4.2024 chỉ đạt 25,6 tỷ đồng, giảm tới hơn 98% so với khoản lãi 1.443 tỷ đồng đạt được trong quý 4.2023. Đây là năm lỗ đầu tiên của đại gia "địa ốc" phía nam này.

nvl.png

Lũy kế cả năm 2024, Novaland ghi nhận doanh thu thuần đạt 9.073 tỷ đồng, tăng trưởng gần 91% so với cùng kỳ năm trước, tuy nhiên lợi nhuận gộp lại giảm tới 92% so với cùng kỳ về còn chỉ 109 tỷ đồng. Kết quả, Novaland lỗ sau thuế 4.351 tỷ đồng, kém xa khoản lãi 486 tỷ đồng đạt được trong năm 2023.

Như vậy, công ty còn cách khá xa kế hoạch doanh thu 32.587 tỷ đồng và chỉ tiêu lợi nhuận 1.079 tỷ đồng đã đề ra tại ĐHĐCĐ thường niên tổ chức vào tháng 4.2024.

Tính đến ngày 31.12.2024, tổng tài sản của Novaland đạt 238.181 tỷ đồng, giảm 1,4% so với thời điểm đầu năm. Chiếm phần lớn cơ cấu tài sản của NVL là 146.611 tỷ đồng hàng tồn kho, tăng 5,5%, bao gồm 138.439 tỷ đồng bất động sản để bán đang xây dựng, và 8.484 tỷ đồng bất động sản để bán đã hoàn thành. Theo thuyết minh BCTC, giá trị hàng tồn kho của Novaland được dùng làm tài sản đảm bảo cho các khoản vay là 59.086 tỷ đồng.

Đứng thứ 2 trong cơ cấu tài sản của Novaland là 54.818 tỷ đồng các khoản phải thu ngắn hạn, tăng 16,6% so với đầu năm 2024, trong đó, phải thu ngắn hạn khác tăng mạnh từ 30.139 tỷ đồng lên 37.998 tỷ đồng. Đáng chú ý, khoản phải thu hợp tác đầu tư phát triển dự án (hạch toán vào mục phải thu ngắn hạn khác) tăng gấp 3 lần so với đầu năm lên 16.177 tỷ đồng.

Kết thúc năm 2024, Novaland có lượng tiền và tương đương tiền tăng mạnh lên mức hơn 4.600 tỷ đồng. Tuy nhiên, báo cáo của công ty cho thấy lượng tiền mặt đã cạn kiệt khi chỉ còn gần 300 triệu đồng, lượng tiền gửi ngân hàng hàng lên đến nghìn tỷ đồng nhưng đang được dùng làm tài sản đảm bảo cho các khoản vay và bảo lãnh là 78 tỷ đồng (tại ngày 31.12.2023 là 63 tỷ đồng); tiền đang được quản lý bởi ngân hàng cho vay theo mục đích sử dụng cho từng dự án là 1.360 tỷ đồng (tại ngày 31.12.2023 là 863 tỷ đồng).

Ở bên kia bảng cân đối kế toán, tổng nợ phải trả của Novaland đạt 190.473 tỷ đồng, giảm gần 3% so với đầu năm. Nợ vay tài chính của Novaland đạt 61.532 tỷ đồng, bao gồm 36.946 tỷ đồng vay ngắn hạn và 24.586 tỷ đồng vay dài hạn, lần lượt tăng 19,4% và giảm 8,2%.

Tài chính

Ảnh minh họa
Kinh tế

Nhiều cơ hội nâng hạng thị trường chứng khoán theo đúng lộ trình

Việc nâng hạng thị trường chứng khoán phụ thuộc vào sự đánh giá khách quan của các tổ chức xếp hạng quốc tế thông qua trải nghiệm thực tế của nhà đầu tư nước ngoài; tuy nhiên, theo Chủ tịch Ủy ban Chứng khoán Nhà nước Vũ Thị Chân Phương, qua ghi nhận từ các tổ chức trong nước và quốc tế, Việt Nam có nhiều cơ hội để FTSE Russell nâng hạng theo đúng lộ trình.

Nâng vị thế thị trường chứng khoán Việt Nam
Kinh tế

Nâng vị thế thị trường chứng khoán Việt Nam

Thị trường chứng khoán Việt Nam trải qua một quá trình “chuyển mình” mạnh với sự gia tăng về số lượng công ty, niêm yết, vốn hóa và giá trị giao dịch trên thị trường. Để phát triển tương xứng với quy mô thị trường, chất lượng đầu tư, hàng hóa cần được cải thiện, đáp ứng được các tiêu chuẩn khắt khe.

SHB ghi nhận lợi nhuận trước thuế tăng 25% trong năm bản lề triển khai chiến lược chuyển đổi
Tài chính

SHB ghi nhận lợi nhuận trước thuế tăng 25% trong năm bản lề triển khai chiến lược chuyển đổi

Kết thúc 2024 - năm bản lề của Chiến lược Chuyển đổi, SHB ghi nhận kết quả kinh doanh bứt phá với lợi nhuận trước thuế hơn 11.543 tỷ đồng, tăng 25% so với năm trước và vượt kế hoạch được Đại hội đồng cổ đông thường niên thông qua. Ngân hàng tiếp tục khẳng định vị thế TOP 5 NHTM tư nhân lớn nhất Việt Nam và vươn tầm khu vực.

Vietbank hoàn tất tăng vốn điều lệ lên 7.139 tỷ đồng, đưa thêm 14 điểm giao dịch đi vào hoạt động trên toàn quốc trong năm 2024
Tài chính

Vietbank hoàn tất tăng vốn điều lệ lên 7.139 tỷ đồng, đưa thêm 14 điểm giao dịch đi vào hoạt động trên toàn quốc trong năm 2024

Năm 2024, Ngân hàng TMCP Việt Nam Thương Tín (Vietbank) đã hoàn tất việc tăng vốn điều lệ lên 7.139 tỷ đồng, đánh dấu bước tiến quan trọng trong chiến lược phát triển bền vững. Cùng đó, Ngân hàng cũng hoàn tất mục tiêu khai trương mở mới 14 điểm giao dịch nâng tổng số lên 132 trên điểm giao dịch trên toàn quốc, khẳng định sự hiện diện mạnh mẽ của Ngân hàng trên thị trường.

Ảnh minh họa
Tài chính

Mở rộng kênh dẫn vốn vào Việt Nam

Với việc quy định nhà đầu tư chứng khoán chuyên nghiệp bao gồm nhà đầu tư nước ngoài là cá nhân có quốc tịch nước ngoài, tổ chức thành lập theo pháp luật nước ngoài thực hiện hoạt động đầu tư kinh doanh tại Việt Nam, Luật Chứng khoán (sửa đổi) được đánh giá sẽ thu hút các tổ chức, cá nhân nước ngoài tham gia vào thị trường chứng khoán, qua đó mở rộng kênh dẫn vốn đầu tư gián tiếp nước ngoài vào Việt Nam.

Phát triển trung tâm tài chính quốc tế tại Việt Nam - tạo cú hích mạnh mẽ cho nền kinh tế
Kinh tế

Phát triển trung tâm tài chính quốc tế tại Việt Nam - tạo cú hích mạnh mẽ cho nền kinh tế

Việc xây dựng Trung tâm tài chính khu vực và quốc tế tại Việt Nam là chủ trương, quyết sách chính trị có vai trò, ý nghĩa quan trọng, tạo cú hích mạnh mẽ cho nền kinh tế, góp phần thực hiện mục tiêu tăng tốc, bứt phá, củng cố các yếu tố nền tảng, làm tiền đề để nước ta tự tin bước vào kỷ nguyên mới - kỷ nguyên vươn mình phát triển giàu mạnh, thịnh vượng của dân tộc. 

Eurowindow tăng hạng trong TOP 500 Doanh nghiệp lớn nhất Việt Nam
Tài chính

Eurowindow tăng hạng trong TOP 500 Doanh nghiệp lớn nhất Việt Nam

Trong bảng xếp hạng Top 500 doanh nghiệp lớn nhất Việt Nam 2024, Eurowindow vừa được ghi nhận tăng ngoạn mục 72 bậc so với năm 2023 nhờ sở hữu nền tảng vững mạnh về con người, không ngừng đổi mới công nghệ cùng chiến lược kinh doanh linh hoạt, uy tín, trách nhiệm trong từng sản phẩm - dịch vụ tạo nên sự tăng trưởng về doanh số, doanh thu. Được biết, đây là năm thứ 15 doanh nghiệp góp mặt trong bảng xếp hạng uy tín này, đồng thời giữ vị trí dẫn đầu trong ngành cửa và vách nhôm kính lớn.

Chỉ số Niềm tin Kinh doanh tăng mạnh
Kinh tế

Doanh nghiệp châu Âu lạc quan về triển vọng kinh tế Việt Nam

Theo khảo sát Hiệp hội doanh nghiệp châu Âu tại Việt Nam (EuroCham Việt Nam) vừa công bố, Chỉ số niềm tin kinh doanh tại Việt Nam đạt mức cao nhất trong hơn hai năm qua. Điều này cho thấy sự lạc quan của cộng đồng doanh nghiệp châu Âu đối với triển vọng kinh tế Việt Nam, đồng thời minh chứng cho khả năng phục hồi đáng kinh ngạc của nước ta trước những biến động toàn cầu.