Sửa đổi, bổ sung Luật Căn cước công dân năm 2014 để bảo đảm tốt hơn quyền công dân, góp phần phát triển kinh tế, xã hội số

"Xây dựng và hoàn thiện Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa là một nhiệm vụ trọng tâm của đổi mới hệ thống chính trị nước ta giai đoạn 2021 - 2030; trong đó việc hoàn thiện hệ thống pháp luật là một nhiệm vụ cấp thiết, cơ bản nhằm bảo đảm yêu cầu quản lý, ổn định, phát triển kinh tế - xã hội, xây dựng, bảo vệ Tổ quốc", Đại tá Nguyễn Hồng Phong - Ủy viên BTV Tỉnh ủy, Giám đốc Công an tỉnh Hà Tĩnh bày tỏ.

Thời gian qua, Chính phủ đã chỉ đạo Bộ Công an, các đơn vị liên quan nghiên cứu, xây dựng, sửa đổi, bổ sung nhiều dự án Luật để bảo đảm công tác quản lý Nhà nước trong tình hình mới; trong đó có sửa đổi Luật Căn cước công dân năm 2014 thành Luật Căn cước.

Sửa đổi, bổ sung Luật Căn cước công dân năm 2014 để bảo đảm tốt hơn quyền công dân, góp phần phát triển kinh tế, xã hội số -0
Công an Hà Tĩnh hướng dẫn người dân sử dụng VNEID mọi lúc. Ảnh: Công an cung cấp

Quá trình xây dựng, sửa đổi còn nhiều ý kiến băn khoăn, tham gia hết sức trách nhiệm của người dân, cử tri về dự án Luật này. Để làm rõ thêm quan điểm, chủ trương, nội dung của dự án sửa đổi Luật Căn cước công dân năm 2014, tác giả xin trao đổi như sau: 

Thứ nhất, Luật Căn cước công dân năm 2014, đến nay đã gần 10 năm thực hiện, bên cạnh những hiệu quả mang lại, hiện một số điểm của Luật đã nảy sinh các vướng mắc, bất cập, không còn phù hợp với thực tiễn cuộc sống, nhất là trong bối cảnh nhu cầu chuyển đổi số, ứng dụng thành tựu của cuộc cách mạng 4.0 tại nước ta là rất cấp thiết. Việc sửa đổi Luật Căn cước công dân năm 2014 là hết sức cần thiết, nhằm đáp ứng được những yêu cầu cơ bản của công tác quản lý Nhà nước trên lĩnh vực ANTT, trong bối cảnh tình hình mới, đó là:   

(1) Thể chế hóa đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách của Nhà nước về đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin; chủ động tham gia cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư, xây dựng Chính phủ điện tử, giải quyết thủ tục hành chính và cung cấp dịch vụ công trực tuyến, hoàn thiện hệ sinh thái phục vụ kết nối, khai thác, bổ sung làm giàu dữ liệu quốc gia về dân cư.

(2) Sửa đổi, bổ sung một số quy định liên quan đến quyền con người, quyền công dân như: quy định về khai thác, sử dụng thông tin trên thẻ Căn cước; bổ sung một số trường thông tin của công dân trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư, Cơ sở dữ liệu căn cước công dân; quy định về cấp giấy chứng nhận căn cước cho người gốc Việt Nam đang sinh sống ở Việt Nam nhưng chưa xác định được quốc tịch; quy định về căn cước điện tử (hiện nay đang được quy định tại các văn bản quy phạm pháp luật hướng dẫn thi hành luật, văn bản dưới luật…).

(3) Việc đổi mới công tác quản lý dân cư, bảo đảm quyền con người, quyền công dân, tăng cường ứng dụng khoa học công nghệ, nâng cao hiệu quả, giá trị sử dụng của Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư, thẻ căn cước công dân vào công tác quản lý nhà nước là yêu cầu cấp thiết, cần được ưu tiên đầu tư để phát triển kinh tế - xã hội, bảo đảm quốc phòng, an ninh, đáp ứng chuyển đổi số quốc gia ở nước ta.

Thứ hai, vì sao lại thay đổi tên gọi Luật Căn cước công dân thành Luật Căn cước? Tên gọi của Luật đã bảo đảm được những nội hàm của Luật căn cước?

- Việc đặt tên Luật có nhiều yếu tố, nhưng dù bất cứ tên gọi gì thì phải dựa trên nguyên tắc bảo đảm phù hợp giữa chính sách trong đề nghị xây dựng Luật với nội dung quy định cụ thể tại Luật theo quy định của Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật.

Sửa đổi, bổ sung Luật Căn cước công dân năm 2014 để bảo đảm tốt hơn quyền công dân, góp phần phát triển kinh tế, xã hội số -0
Lực lượng công an giúp đỡ người dân kích hoạt tài khoản định danh điện tử. Ảnh: Công an cung cấp

Thực tế, người gốc Việt Nam là một bộ phận không nhỏ, không tách rời của dân tộc ta và cần được Nhà nước, xã hội thừa nhận, bảo đảm quyền, lợi ích hợp pháp của họ theo quy định của Hiến pháp và Công ước quốc tế về quyền con người. Việc quản lý và bảo đảm địa vị pháp lý cho người gốc Việt Nam ở nước ta là yêu cầu cấp thiết, có tính lịch sử, đã tồn tại lâu nay ở nước ta do nhiều nguyên nhân khác nhau liên quan đến chiến tranh, di cư… được tổng kết và khái quát thành chính sách đề nghị sửa đổi, bổ sung tại dự án Luật này.

Mặt khác, thực tiễn hiện nay, nhiều cơ quan quản lý nhà nước không có bất cứ thông tin, dữ liệu nào về người gốc Việt Nam; việc này gây ra rất nhiều khó khăn trong quản lý đối với họ, nhất là trong vấn đề bảo đảm an ninh, trật tự khi họ vi phạm pháp luật; đồng thời đây cũng là cơ hội cho một số tổ chức, cá nhân cố tình lợi dụng vấn đề về nhân quyền để gây rối, gây mất an ninh, trật tự, an toàn xã hội. Vì vậy, cần thiết phải sửa đổi, bổ sung tên Luật để thể hiện được nội dung chính sách bổ sung này cũng như bảo đảm phản ánh đúng, đủ bản chất căn cước và bao quát đầy đủ các đối tượng, nội dung quy định của Luật, đáp ứng yêu cầu quản lý căn cước trong giai đoạn hiện nay.

- Hiện nay, qua rà soát hệ thống pháp luật thì không có luật nào có quy định về Luật Căn cước công dân. Do vậy, việc thay đổi tên Luật là Luật Căn cước không phát sinh việc sửa đổi, bổ sung, chỉnh lý các luật, pháp lệnh, nghị quyết khác của Quốc hội, không có tác động xáo trộn, thay đổi về chính sách pháp luật. Thực tế, hiện một số người dân còn tâm lý e ngại, xuất phát từ việc ngại thay đổi những gì đã được áp dụng ổn định; tuy nhiên, từ thực tiễn và xu hướng phát triển đối với xã hội trong thời gian tới, chúng ta cần xác định việc điều chỉnh tên Luật là cần thiết, nhằm bảo đảm tính chính xác, bao quát hơn.

Sửa đổi, bổ sung Luật Căn cước công dân năm 2014 để bảo đảm tốt hơn quyền công dân, góp phần phát triển kinh tế, xã hội số -0
Sửa đổi, bổ sung Luật Căn cước công dân năm 2014 để bảo đảm tốt hơn quyền công dân, góp phần phát triển kinh tế, xã hội số -1
Cán bộ Công an huyện Vũ Quang đến tận nhà những gia đình khó khăn, bệnh tật để làm căn cước công dân cho người dân. Ảnh: Công an cung cấp

Thứ ba, những giá trị, hiệu quả mà dự án Luật mang lại trên các phương diện từ kinh tế, kỹ thuật, quản lý Nhà nước và tiện ích sử dụng cho cơ quan, tổ chức, công dân

(1) Hiện nay chỉ có Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư là cơ sở dữ liệu duy nhất của nhà nước được Chính phủ đầu tư bài bản (hơn 7.000 tỷ đồng) từ cơ sở hạ tầng, hệ thống phần mềm, được quản lý, giám sát bởi đội ngũ cán bộ chuyên môn về công nghệ thông tin, an ninh mạng. Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư là cơ sở dữ liệu dùng chung của cơ quan nhà nước, được kết nối, chia sẻ, phân cấp, phân quyền khai thác, sử dụng thông tin tới toàn bộ các cơ quan nhà nước từ trung ương đến địa phương. Việc truy xuất thông tin từ Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư được thực hiện theo quy trình chặt chẽ, nhanh chóng, thuận lợi nhưng vẫn bảo đảm tính bảo mật, an toàn thông tin. Nếu không lưu trữ 24 nhóm thông tin mà trong dự án Luật yêu cầu vào Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư mà sử dụng phương thức truy xuất từ các cơ sở dữ liệu chuyên ngành khác thì sẽ dẫn đến các khó khăn, bất cập sau:

- Không bảo đảm hiệu quả về kinh tế, khi nhà nước phải tốn nhiều chi phí để đầu tư xây dựng, phát triển các cơ sở dữ liệu khác đáp ứng được yêu cầu về kết nối, chia sẻ, khai thác, bảo mật (cơ sở dữ liệu nào càng có tính phổ quát thì càng phải đầu tư nhiều). Ví dụ để khai thác thông tin về nhóm máu trong cơ sở dữ liệu về y tế thì việc đầu tư để khai thác, chia sẻ thông tin này từ cơ sở dữ liệu về y tế tới các bộ, ngành, địa phương, cơ quan, tổ chức khác sẽ rất tốn kém (phải đầu tư nhiều về hạ tầng truyền dẫn, bảo mật, con người giám sát, vận hành…); nếu thực hiện chia sẻ thông tin nhóm máu cho Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư thì cơ quan, tổ chức, cá nhân sẽ khai thác thông tin nhóm máu rất thuận lợi, không phải đầu tư thêm về hạ tầng riêng khi có thể khai thác thông tin này qua “kênh” của Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư.

- Không bảo đảm tính kịp thời, đồng bộ, thống nhất trong việc thu thập, cập nhật, chuẩn hóa thông tin của người dân; có tình trạng thông tin của 01 người dân trong các cơ sở dữ liệu quốc gia, cơ sở dữ liệu chuyên ngành là khác nhau, không thống nhất; do vậy, chỉ có thông qua việc đồng bộ, chuẩn hóa khi thu thập, cập nhật thông tin vào Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư (từ nhiều nguồn dữ liệu khác nhau) mới có cơ sở để kiểm tra, xác minh, chuẩn hóa, làm sạch dữ liệu của người dân.

(2) Tạo thuận lợi hơn cho người dân khi sử dụng thẻ căn cước. Các nhóm thông tin thể hiện trên thẻ căn cước được nêu trong dự thảo Luật đã bảo đảm việc không trùng lặp giữa các trường thông tin, thống nhất giữa các loại giấy tờ tùy thân phổ biến hiện nay của công dân, tương thích với các quy định của pháp luật có liên quan. Các thông tin căn cước của người dân cơ bản sẽ được lưu trữ, khai thác, sử dụng thông qua chíp điện tử trên thẻ căn cước; việc tích hợp cả QR code và chíp điện tử trên thẻ căn cước sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho cơ quan, tổ chức, cá nhân khai thác, sử dụng thông tin công dân khi thực hiện các thủ tục hành chính, giao dịch dân sự.

Thứ tư, một số ý kiến Nhân dân, cử tri băn khoăn về việc dự án Luật yêu cầu phải thu thập, tích hợp 24 nhóm thông tin của công dân vào Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư để phục vụ công tác quản lý nhà nước về an ninh, trật tự, phát triển kinh tế - xã hội, giải quyết thủ tục hành chính, phục vụ chuyển đổi số quốc gia theo Đề án 06. Việc thu thập 24 nhóm thông tin trên có gây phiền hà cho người dân không.

Về việc này, trong dự án Luật nêu rõ, 24 nhóm thông tin cần có của công dân nếu có đầy đủ thì phải thu thập vào Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư. Tuy nhiên, để bảo đảm tính khả thi và thuận lợi, tránh phiền hà cho người dân thì việc thu thập thông tin của công dân vào Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư được thực hiện theo thứ tự ưu tiên sau:

(1) Được cơ quan quản lý căn cước thu thập, kiểm tra, xác thực tính chính xác và cập nhật từ hệ thống tàng thư do lực lượng Công an nhân dân quản lý, từ nguồn thông tin có trong Cơ sở dữ liệu căn cước, Cơ sở dữ liệu về cư trú, Cơ sở dữ liệu hộ tịch và cơ sở dữ liệu quốc gia, cơ sở dữ liệu chuyên ngành, cơ sở dữ liệu khác.

(2) Trong trường hợp không thu thập được 24 nhóm thông tin từ các nguồn trên thì công dân có trách nhiệm:

- Cung cấp ngay 04 nhóm thông tin để tạo lập số định danh cá nhân và khi đó mới được cơ quan nhà nước ghi nhận “danh tính” vào Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư (thu thập thông qua Phiếu thu thập thông tin dân cư DC01).

- Cung cấp cho cơ quan nhà nước 20 nhóm thông tin còn lại khi thực hiện các thủ tục hành chính, dịch vụ công.

Sửa đổi, bổ sung Luật Căn cước công dân năm 2014 để bảo đảm tốt hơn quyền công dân, góp phần phát triển kinh tế, xã hội số -0
Hà Tĩnh là một trong 4 địa phương đầu tiên trên cả nước hoàn thành chỉ tiêu kích hoạt tài khoản định danh điện tử do Bộ Công an giao. Ảnh: Công an cung cấp

Thực tiễn, tại Hà Tĩnh với sự quyết tâm của cả hệ thống chính trị và sự đồng hành, ủng hộ của Nhân dân trong việc thực hiện Đề án 06. Hiện nay, cơ bản các trường thông tin của công dân tỉnh Hà Tĩnh đã được thu thập, cập nhật đầy đủ lên hệ thống Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư; trong đó có 04 nhóm thông tin chính mà dự án Luật nêu (trừ những trường hợp công dân chưa thực hiện việc khai báo); đối với các nhóm thông tin còn lại cũng đã được các ngành thu thập, cập nhập vào dữ liệu chuyên ngành. Vì vậy, sẽ không gây phiền hà cho người dân trong quá trình thu thập, tích hợp 24 nhóm thông tin mà dự án Luật Căn cước yêu cầu (trừ những trường hợp chưa thực hiện việc khai báo thông tin). Riêng đối với trẻ em mới sinh khi người dân làm các thủ tục đăng ký khai sinh, cấp thẻ bảo hiểm y tế và đăng ký thường trú (hiện 03 loại giấy tờ này đã được liên thông, người dân chỉ cần thực hiện một trong 03 loại giấy tờ này là sẽ được sẽ liên thông thực hiện 02 loại giấy tờ còn lại) thì cơ quan Công an cũng sẽ có đầy đủ 04 nhóm trường thông tin cơ bản.

Có thể khẳng định, việc sửa đổi, bổ sung Luật Căn cước công dân năm 2014 thành Luật Căn cước là một nhu cầu tất yếu trong công tác quản lý Nhà nước về ANTT, với yêu cầu đặt ra là bảo đảm tốt hơn quyền công dân, phù hợp với xu thế chuyển đổi số của thời đại, cuộc cách mạng 4.0, phục vụ tốt nhiệm vụ phát triển kinh tế, xã hội số, cũng như góp phần xây dựng, hoàn thiện Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam.

Đời sống

Chiến sĩ lực lượng gìn giữ hòa bình Liên Hợp Quốc lắng nghe lời động viên, khích lệ trước khi lên đường làm nhiệm vụ
Xã hội

Hành trang mang theo là niềm tự hào dân tộc

Với hành trang mang theo là niềm tự hào dân tộc và trách nhiệm cao cả, cán bộ, chiến sĩ Đội Công binh số 3 và Bệnh viện dã chiến cấp 2 số 6 quyết tâm hoàn thành tốt nhiệm kỳ công tác của mình, góp phần củng cố và tăng cường vị thế, uy tín của Việt Nam và Quân đội nhân dân Việt Nam trên trường quốc tế; đóng góp thiết thực vào sự nghiệp xây dựng và bảo vệ vững chắc Tổ quốc Việt Nam Xã hội Chủ nghĩa.

Chùa Ba Vàng tặng quà 100 học sinh tiêu biểu có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn
Đời sống

Chùa Ba Vàng tặng quà 100 học sinh tiêu biểu có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn

Đoàn 100 học sinh tiêu biểu là trẻ khuyết tật, mồ côi, có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn vươn lên trong học tập đến từ 10 tỉnh miền núi phía Bắc đã được Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Thanh gặp mặt, tặng quà tại Tòa Nhà Quốc hội vào trưa ngày 16.9 vừa qua. Chư Tăng Chùa Ba Vàng cũng đã có mặt tham dự và trao quà tới các em.

Quang cảnh buổi thu nhận mẫu ADN cho các thân nhân liệt sỹ tại huyện Thạch Thất
Xã hội

Thu nhận mẫu ADN thân nhân liệt sỹ tại Hà Nội

Sáng 19.9, Cục Cảnh sát Quản lý hành chính về Trật tự xã hội (Bộ Công an) phối hợp với Công an TP. Hà Nội, UBND huyện Thạch Thất (Hà Nội) tổ chức triển khai thu nhận mẫu ADN thân nhân liệt sỹ trên địa bàn 3 huyện Hoài Đức, Phúc Thọ và Thạch Thất.

Bảo hiểm Agribank – Lá chắn tài chính trước thiên tai
Đời sống

Bảo hiểm Agribank – Lá chắn tài chính trước thiên tai

Thiên tai luôn là nỗi ám ảnh đối với người dân Việt Nam, nhất là những người sống dựa vào sản xuất nông nghiệp. Bão số 3 (Yagi) đã gây thiệt hại nặng nề về người và tài sản tại nhiều tỉnh, thành phía Bắc. Sau khi bão qua đi, hoàn lưu bão đã và đang tiếp tục gây ra mưa lớn, lũ quét và sạt lở ở các tỉnh miền núi phía Bắc khiến mức độ thiệt hại càng trở nên nghiêm trọng. Tuy nhiên, trong những tình huống khó khăn như vậy, bảo hiểm nói chung, Bảo hiểm Agribank nói riêng đã và đang phát huy vai trò là tấm lá chắn tài chính giúp người dân vượt qua khó khăn.

Ngân hàng Chính sách xã hội tạm dừng thu lãi hộ vay bị thiệt hại do bão
Đời sống

Ngân hàng Chính sách xã hội tạm dừng thu lãi hộ vay bị thiệt hại do bão

Ngày 19.9, Phó Tổng Giám đốc Ngân hàng Chính sách xã hội (NHCSXH) Huỳnh Văn Thuận cho biết sẽ tạm dừng thu lãi đối với hộ vay bị ảnh hưởng bởi cơn bão số 3 và mưa lũ sau bão đến hết ngày 31.12.2024. Đồng thời, NHCSXH sẽ xây dựng phương án bổ sung chỉ tiêu tăng trưởng tín dụng năm 2024 và đề xuất Chính phủ bổ sung 4.900 tỷ đồng tín dụng chính sách.

Agribank chi nhánh tỉnh Tiền Giang ủng hộ hơn 520 triệu đồng khắc phục thiệt hại bão số 3
Đời sống

Agribank chi nhánh tỉnh Tiền Giang ủng hộ hơn 520 triệu đồng khắc phục thiệt hại bão số 3

Bão Yagi (bão số 3) đã gây thiệt hại lớn về tính mạng, tài sản của Nhân dân và nhà nước. Với tinh thần “tương thân, tương ái”, “lá lành đùm lá rách”, tập thể cán bộ, đoàn viên Đoàn Thanh niên và người lao động Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (Agribank) chi nhánh tỉnh Tiền Giang đã tích cực ủng hộ, hỗ trợ Nhân dân khắc phục hậu quả bão, lũ.

Phát động cuộc thi trực tuyến tìm hiểu kiến thức về sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả năm 2024
Đời sống

Phát động cuộc thi trực tuyến tìm hiểu kiến thức về sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả năm 2024

Ngày 18.9, tại thành phố Đà Nẵng, Vụ Tiết kiệm năng lượng và Phát triển bền vững (Bộ Công Thương) phối hợp với Tập đoàn Điện lực Việt Nam và Daikin Việt Nam đã tổ chức Lễ phát động cuộc thi trực tuyến “Tìm hiểu kiến thức về sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả năm 2024”.

Tổng Cục trưởng Tổng cục GDNN Trương Anh Dũng có mặt tại sân bay Nội Bài để động viên đoàn thí sinh Việt Nam trở về từ cuộc thi Kỹ năng nghề thế giới.
Đời sống

Việt Nam liên tiếp giành huy chương tại kỳ thi Kỹ năng nghề thế giới

Tại kỳ thi Kỹ năng nghề thế giới lần thứ 47 vừa kết thúc tại Lyon (Pháp), đoàn Việt Nam đã giành được 1 Huy chương Đồng và 3 Chứng chỉ nghề xuất sắc. Việc thí sinh giành giải cao ở các kỳ thi kỹ năng nghề trong khu vực và quốc tế không chỉ mang vinh quang về cho Tổ quốc mà còn là tấm gương, nguồn cảm hứng cho thế hệ trẻ trong phát triển kỹ năng bản thân tiến tới hội nhập quốc tế trong lĩnh vực lao động, việc làm.