Sứ mệnh của công đoàn là bảo vệ người lao động

TS Chang-Hee Lee, Giám đốc Tổ chức Lao động Quốc tế (ILO) tại Việt Nam đã có những chia sẻ xung quanh vai trò của tổ chức Công đoàn Việt Nam trong việc bảo vệ quyền lợi của người lao động, nhân Ngày Quốc tế Lao động (1.5).

Bộ luật Lao động 2019 đã có những thay đổi quan trọng

-Ông đánh giá như thế nào về vai trò, hiệu quả hoạt động của Công đoàn Việt Nam trong việc bảo vệ quyền lợi cho người lao động tại doanh nghiệp hiện nay?

-Công đoàn Việt Nam có 92 năm lịch sử hình thành và phát triển. Những thách thức và sứ mệnh của công đoàn có thể thay đổi theo thời gian. Nhưng sứ mệnh chủ chốt của công đoàn, dù ở quốc gia nào, thì không bao giờ thay đổi. Đó là bảo vệ và đại diện cho quyền lợi của người lao động và gia đình họ.

Bộ luật Lao động 2019 đã có những thay đổi quan trọng
Bộ luật Lao động 2019 đã có những thay đổi quan trọng

Tôi tin rằng Công đoàn Việt Nam đã làm hết sức mình để đại diện người lao động và bảo vệ quyền lợi của họ. Có những giai đoạn, trong những hoàn cảnh cụ thể, Công đoàn Việt Nam tập trung vào những ưu tiên bao trùm lớn hơn, chẳng hạn như đấu tranh vì độc lập dân tộc hoặc tham gia kiến thiệt và xây dựng đất nước.

Tuy nhiên, hiện nay, trong bối cảnh cải cách kinh tế thị trường, hội nhập quốc tế sâu rộng, Công đoàn Việt Nam nên hướng sự tập trung vào chức năng căn bản của mình là đại diện và bảo vệ quyền lợi cho người lao động. Chỉ khi công đoàn đại diện cho tiếng nói của người lao động một cách hiệu quả, hợp tác chặt chẽ với chủ sử dụng lao động và Chính phủ, lúc đó công đoàn mới có thể thực sự đóng góp cho sự ổn định chính trị và phát triển kinh tế.

Tại doanh nghiệp, phần lớn thời gian, công đoàn phối hợp chặt chẽ với chủ sử dụng lao động. Nhưng có lúc công đoàn cần đấu tranh với chủ sử dụng lao động để bảo vệ và thúc đẩy quyền và lợi ích của người lao động. Đó chính là lúc công đoàn thể hiện giá trị của mình. Nhưng đây không phải là một việc dễ dàng.

Ở Việt Nam có hai tình huống: Thứ nhất, các lãnh đạo công đoàn dũng cảm có thể bị điều chuyển đi nơi khác hoặc không được gia hạn hợp đồng. Điều này được gọi là các hành vi không công bằng trong lao động. Thứ hai, lãnh đạo công đoàn cơ sở lại chính là quản lý nhân sự hoặc quản lý cấp cao của doanh nghiệp. Như vậy, họ thuộc về phía chủ sử dụng lao động, nên nhiều lúc khó có thể lên tiếng vì người lao động.

Bộ luật Lao động 2019 có hiệu lực từ ngày 1.1.2021 có những điểm cải tiến quan trọng liên quan đến vấn đề này. Bộ Luật đưa ra những điều khoản chặt chẽ hơn nhằm phòng chống các hành vi không công bằng trong lao động. Ngoài ra, Bộ luật Lao động không cho phép nhân sự quản lý cấp cao tham gia tổ chức công đoàn (hoặc tổ chức đại diện người lao động tại doanh nghiệp, như đã đề cập trong Bộ Luật Lao động 2019), và cần có sự tách biệt giữa công đoàn và ban quản lý doanh nghiệp.

Tôi hy vọng rằng công đoàn sẽ có thể áp dụng hiệu quả những điều khoản pháp lý này để bảo vệ tốt hơn quyền lợi của người lao động.

Công đoàn cần tạo được mối quan hệ chặt chẽ và bình đẳng giữ công nhân và doanh nghiệp. Nguồn ITN
Công đoàn cần tạo được mối quan hệ chặt chẽ và bình đẳng giữ công nhân và doanh nghiệp.
Nguồn ITN

Công đoàn Việt Nam đã có nhiều nỗ lực đổi mới

- Ông đánh giá thế nào về những nỗ lực đổi mới của Công đoàn Việt Nam trong những năm qua để đại diện cho quyền lợi của người lao động tốt hơn?

-Trong 20 năm qua, Công đoàn Việt Nam đã có nhiều đổi mới quan trọng tập trung vào vai trò và chức năng cơ bản của mình. Chúng ta có thể thấy phương pháp mới về tổ chức kết nạp đoàn viên của công đoàn, được gọi là phương pháp tổ chức  “từ dưới lên”. Khoảng 10 - 20 năm trước, Liên đoàn lao động tỉnh đến gặp các doanh nghiệp, và hỏi Chủ sử dụng lao động xem họ có cho phép thành lập công đoàn không. Khi chủ sử dụng lao động đồng ý, Liên đoàn lao động tỉnh sẽ để Chủ sử dụng lao động tự thành lập và “quản lý” công đoàn. Nhưng theo phương thức tổ chức từ dưới lên, Liên đoàn lao động tỉnh sẽ đến gặp và nói chuyện với người lao động trước tiên, do đó sẽ dẫn tới mối liên kết chặt chẽ giữa người lao động, công đoàn cơ sở và Liên đoàn lao động tỉnh

Đây là một sự thay đổi rất quan trọng, bởi theo phương pháp truyền thống kết nạp đoàn viên “từ trên xuống”, công đoàn rất dễ bị chi phối bởi chủ sử dụng lao động. Còn với cách tiếp cận “từ dưới lên”, công đoàn sẽ nhiều khả năng trở thành tổ chức thực sự vì người lao động, của người lao động và do người lao động.

Ngoài ra, nếu nhìn vào thỏa ước lao động tập thể khoảng 10 - 20 năm trước, đó chỉ đơn thuần là việc ký kết các thỏa thuận mà không có thương lượng thực chất giữa người lao động và chủ sử dụng lao động. Nhưng giờ đây, chúng ta có thể thấy quá trình thương lượng thực sự giữa hai bên, dù không phải ở tất cả nhưng đã diễn ra ở khá nhiều doanh nghiệp.

Và trước kia, thỏa ước lao động tập thể chỉ được thỏa thuận ở cấp doanh nghiệp. Nhưng hiện nay, tại nhiều địa phương đã có thỏa ước lao động tập thể nhóm doanh nghiệp. Điều kiện lao động trong cùng một ngành và ở cùng một địa phương tương đối giống nhau. Vì thế, không có lý do gì để tổ chức đàm phán tại từng doanh nghiệp đơn lẻ. Do đó, thỏa ước lao động tập thể nhóm doanh nghiệp là một bước tiến, một điểm đổi mới quan trọng của công đoàn.

Theo tôi, đây là sự phát triển theo hướng đi đúng đắn và tôi rất khuyến khích điều này. Nếu Công đoàn Việt Nam có thể thực hiện nhanh hơn và có hệ thống hơn theo hướng này, điều đó sẽ tốt hơn không chỉ cho người lao động Việt Nam, mà còn cho cả xã hội Việt Nam, bởi nó đóng góp cho sự phát triển kinh tế và ổn định xã hội

-Vậy, vai trò của Công đoàn như thế nào trong xây dựng chính sách tiền lương quốc gia, thưa ông?

-Chính sách tiền lương là lĩnh vực mà Công đoàn Việt Nam thực hiện rất tốt nhiệm vụ đại diện cho quyền lợi của người lao động trong quá trình điều chỉnh  mức lương tối thiểu.

Vào năm 2013, Hội đồng Tiền lương Quốc gia được thành lập, theo quy định tại Bộ Luật Lao động 2012. Điều này mang tới một sự thay đổi đặc biệt sâu sắc.

Trước năm 2013, mức lương tối thiểu chỉ do phía Chính phủ xác lập, mà không có sự tham gia thực chất của Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam; Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam; các hiệp hội doanh nghiệp khác.

Kể từ năm 2013, với việc Hội đồng Tiền lương Quốc gia được thành lập, mức lương tối thiểu được xác lập thông qua tham vấn và đôi khi là cả thương lượng giữa ba bên: Bộ Lao động,  Thương binh và Xã hội; Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam -   đại diện cho tiếng nói của người lao động; Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam, các hiệp hội doanh nghiệp khác - đại diện cho doanh nghiệp. Tại các phiên họp của Hội đồng Tiền lương Quốc gia, Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam luôn đề nghị Chính phủ và các bên khác phải hướng tới cải thiện cuộc sống của người lao động và gia đình họ khi điều chỉnh tiền lương tối thiểu. Họ luôn đại diện cho tiếng nói của người lao động trong tiến trình điều mức chỉnh lương tối thiểu.

- Trân trọng cám ơn ông!

Xã hội

Đoàn công tác NHCSXH trao đổi với hộ vay ở xã Vạn Hoà, thành phố Lào Cai. Ảnh: Việt Hải
Đời sống

Kiến tạo sức mạnh nội sinh tiếp sức Lào Cai phát triển

Lào Cai là tỉnh biên giới có vị trí chiến lược quan trọng, nhiều tiềm năng, điều kiện thuận lợi để phát triển thành một cực tăng trưởng của vùng Trung du miền núi phía Bắc. Những năm qua, chi nhánh NHCSXH tỉnh Lào Cai không chỉ triển khai hiệu quả các chương trình tín dụng chính sách của Chính phủ mà còn tích cực chủ động tham mưu Tỉnh ủy, HĐND, UBND tỉnh cùng các cấp ngành ưu tiên dành nguồn vốn địa phương uỷ thác xây dựng các chính sách tín dụng đặc thù, làm động lực thúc đẩy những lợi thế riêng có, gia tăng sức mạnh nội sinh để Lào Cai phát triển bền vững.

Miền Tây lên kế hoạch ứng phó đợt hạn, mặn gây gắt
Xã hội

Miền Tây lên kế hoạch ứng phó đợt hạn, mặn gây gắt

Trước tình trạng xâm nhập mặn sâu vào đất liền, các tỉnh Kiên Giang, Sóc Trăng... lên kế hoạch ứng phó. Ngoài việc theo dõi độ mặn, đắp hàng chục đập tạm ngăn mặn, chính quyền còn khuyến cáo người dân chủ động trữ nước phục vụ sinh hoạt, sản xuất.

Năm 2025, Việt Nam thiếu 150.000 - 200.000 nhân lực công nghệ thông tin, đặc biệt ở các lĩnh vực như AI, Big Data, lập trình viên và bảo mật an ninh mạng.
Xã hội

Nhân lực AI - Chìa khóa cho tương lai số

Theo các chuyên gia, Việt Nam đang thiếu nhân lực AI ở mọi cấp độ, cần hàng trăm nghìn kỹ sư trong lĩnh vực này trong 3 năm tới, đây đang là điểm nghẽn lớn mà Việt Nam phải gấp rút giải quyết.

Thị trường lao động sau Tết đang khá sôi động khi nhu cầu tuyển dụng lao động đang có xu hướng tăng.
Xã hội

Tín hiệu khởi sắc từ thị trường việc làm

Ngay từ đầu năm 2025, thị trường lao động đã ghi nhận sự thay đổi mạnh mẽ trong chiến lược tuyển dụng của các doanh nghiệp. Theo đánh giá của Cục Việc làm (Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội), năm 2025 thị trường lao động có nhiều cơ hội bứt phá, khi kinh tế Việt Nam tiếp tục là địa điểm thu hút FDI hấp dẫn hàng đầu khu vực và trên thế giới.

Xuất hiện loạt website giả mạo các sàn thương mại điện tử
Đời sống

Xuất hiện loạt website giả mạo các sàn thương mại điện tử

Hệ thống của Trung tâm Giám sát an toàn không gian mạng quốc gia - NCSC (thuộc Cục An toàn thông tin) đã phát hiện 72 website giả mạo thương hiệu với mục đích lừa đảo được phát tán trên không gian mạng. Trong đó, phát hiện có 30 trang web giả mạo các sàn thương mại điện tử, công ty cung ứng dịch vụ chuyển phát thương mại điện tử.

Hướng tới "Tam nông xanh"
Đời sống

Hướng tới "Tam nông xanh"

Với vị thế ngân hàng chủ lực trong phát triển khu vực nông nghiệp, nông thôn, Agribank xác định thúc đẩy tăng trưởng xanh, hướng tới phát triển bền vững là nhiệm vụ trọng tâm để phát triển kinh tế xanh, hướng tới xây dựng "Tam nông xanh"...

Lần đầu tiên tổ chức chương trình Nghệ thuật vì Khí hậu tại Hạ Long
Môi trường

Lần đầu tiên tổ chức chương trình Nghệ thuật vì Khí hậu tại Hạ Long

Chiều 20.2, Trung tâm Truyền thông Tài nguyên và Môi trường (Bộ Tài nguyên và Môi trường) phối hợp với một số tổ chức, doanh nghiệp tổ chức buổi Họp báo giới thiệu Chương trình Nghệ thuật vì Khí hậu Hạ Long 2025 (ART FOR CLIMATE FESTIVAL HALONG 2025). Đây là sự kiện văn hóa, du lịch đặc biệt, lần đầu tiên tổ chức tại thành phố Hạ Long (tỉnh Quảng Ninh) nhằm nâng cao nhận thức, hành động của mọi người về bảo vệ môi trường, ứng phó biến đổi khí hậu trên toàn cầu.

Hỗ trợ hơn 10.000 người tiếp cận nước sạch và sinh kế
Xã hội

Hỗ trợ hơn 10.000 người tiếp cận nước sạch và sinh kế

Hơn 10.000 người, đặc biệt là phụ nữ và trẻ em tại các khu vực thường xuyên chịu ảnh hưởng của hạn hán và xâm nhập mặn ở Ninh Thuận và Cà Mau, đã được tiếp cận tốt hơn với nguồn nước sạch và cải thiện sinh kế nhờ dự án “Nước là sự sống”.