Thái Nguyên: Phẫu thuật tháo xoắn tinh hoàn kịp thời cho thiếu niên 14 tuổi

Ngày 20.8, Bệnh viện Trung ương Thái Nguyên thông tin, khoa Ngoại - Nhi vừa phẫu thuật cấp cứu thành công một trường hợp thiếu niên 14 tuổi bị xoắn tinh hoàn.

Đó là trường hợp bệnh nhân Đặng Bảo B. (14 tuổi, thường trú phường Phú Xá, thành phố Thái Nguyên) bị xoắn tinh hoàn. Bác sĩ cho biết nếu không được cấp cứu kịp thời, tinh hoàn của người bệnh có thể phải cắt bỏ, gây nhiều hệ lụy sau này.

Trước đó ngày 15.8, em B. được gia đình đưa vào viện cấp cứu do đau nhiều ở vùng bìu. Ban đầu do ngại, B. chỉ nói với gia đình bị đau bụng. Tuy nhiên qua thăm khám, bác sĩ khoa Ngoại - Nhi phát hiện B. đau nhiều ở vùng bìu, chẩn đoán ban đầu B mắc phải hội chứng bìu cấp nghi xoắn tinh hoàn. Ngay lập tức, em B. được chỉ định mổ cấp cứu để cứu tinh hoàn.

Trong quá trình phẫu thuật, các bác sĩ đã thực hiện tháo xoắn tinh hoàn bên phải đã bị xoắn tím đen và phong bế bó mạch tinh. Ngay sau đó, tinh hoàn đã hồng hào trở lại và được bảo tổn. Hiện sau phẫu thuật 5 ngày, người bệnh sức khỏe ổn định và được xuất viện vào ngày 20.8.

Phẫu thuật tháo xoắn tinh hoàn kịp thời cho thiếu niên 14 tuổi -0
Em Đặng Bảo B. đã ổn định sau khi được phẫu thuật

Trưởng khoa Ngoại – Nhi (Bệnh viện Trung ương Thái Nguyên) BSCKII Hoắc Công Sơn cho biết, xoắn tinh hoàn có thể xảy ra ở tất cả các lứa tuổi nhưng hay gặp ở tuổi sơ sinh và tuổi dậy thì. Phẫu thuật trước 6 giờ kể từ khi có dấu hiệu đau có khả năng cứu được 100% các trường hợp xoắn tinh hoàn, từ 6 - 12 giờ là 70% và từ 12 - 24 giờ chỉ khoảng 20%.

Các trường hợp đến bệnh viện muộn, khi tinh hoàn hoại tử, phải cắt bỏ không chỉ để lại những hậu quả nặng nề về chức năng sinh sản, rối loạn nội tiết mà còn gây ra những rối loạn tâm lý đối với người bệnh.

Đối với trường hợp của người bệnh B, rất may em đã được phẫu thuật tháo xoắn tinh hoàn trong khoảng thời gian vàng (trước 6 giờ đồng hồ kể từ khi có dấu hiệu xoắn, đau) nên đã bảo tồn được tinh hoàn, không gây ra hậu quả nghiêm trọng.

Theo BSCKII Hoắc Công Sơn, từ đầu năm đến nay, khoa Ngoại - Nhi đã tiếp nhận gần 30 ca bệnh liên quan đến xoắn tinh hoàn, trong đó 6 ca phải cắt bỏ vì người bệnh vào viện muộn. Do đó, các bác sĩ khuyến cáo khi có biểu hiện đau vùng bẹn, bìu cần đến ngay các cơ sở y tế uy tín, có chuyên khoa sâu để thăm khám, điều trị, tránh những biến chứng và hậu quả đáng tiếc.

Sống khỏe

Bệnh nhân ung thư ở Việt Nam tăng và có xu hướng trẻ hóa
Sức khỏe

Bệnh nhân ung thư ở Việt Nam tăng và có xu hướng trẻ hóa

Đó là thông tin được đưa ra tại Hội nghị khoa học phòng chống ung thư năm 2024 do Trường Đại học Y Dược Huế phối hợp với Bệnh viện Trung ương Huế tổ chức ngày 24.8. Đây cũng là hội nghị chuyên ngành quan trọng thuộc chương trình hoạt động của Hội Ung thư Việt Nam.

Cẩn trọng với bệnh thị thần kinh di truyền Leber
Sống khỏe

Cẩn trọng với bệnh thị thần kinh di truyền Leber

Bệnh thị thần kinh di truyền Leber là bệnh lý di truyền do đột biến gây rối loạn chức năng ty thể có thể dẫn đến mù lòa. Đây là một căn bệnh khó chẩn đoán, biểu hiện triệu chứng lâm sàng có thể gây nhầm lẫn với nhiều bệnh lý thị thần kinh khác.

Nguy hiểm từ hội chứng thận hư ở trẻ
Sức khỏe

Nguy hiểm từ hội chứng thận hư ở trẻ

Hội chứng thận hư là bệnh xuất hiện ở nhiều lứa tuổi, nhưng phổ biến hơn ở trẻ em độ tuổi từ 1 đến 5 tuổi. Mặc dù, bệnh khá hiếm gặp với chỉ 1/50.000 trẻ được chẩn đoán mắc bệnh mỗi năm, tuy nhiên nếu không được điều trị kịp thời bệnh có thể gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm.

Xyanua nguy hiểm như thế nào với sức khoẻ con người?
Sống khỏe

Xyanua nguy hiểm như thế nào với sức khoẻ con người?

Liên tiếp vụ việc một phụ nữ đầu độc 4 người thân tại Đồng Nai, và mới đây là 6 người gốc Việt tử vong tại Bangkok có liên quan đến Xyanua… đã khiến dư luận không khỏi bàng hoàng. Vậy Xyanua là chất gì, và nó thật sự nguy hiểm thế nào với sức khoẻ con người?