Bệnh nhân được ghép “trái tim từ Hà Nội” hồi phục tốt

1 tuần sau ca ghép tim kéo dài 5 giờ thành công tại Bệnh viện Đại học Y dược Thành phố Hồ Chí Minh, sức khoẻ của anh L.A.H (sinh năm 1987, ngụ tại Gia Lai) đang hồi phục rất tốt.

Theo Bệnh viện Đại học Y dược thành phố Hồ Chí Minh, trái tim đang nằm trong lồng ngực bệnh nhân L.A.H được hiến tặng từ trường hợp một nam thanh niên không may qua đời vì tai nạn giao thông.

Trái tim trên rời phòng mổ số 2 của Bệnh viện Đa khoa Xanh Pôn Hà Nội lúc 20h ngày 24.8, được bảo vệ nghiêm ngặt và hỗ trợ bởi hàng trăm y bác sĩ, nhân viên y tế, cùng sự phối hợp của nhiều cơ quan ban ngành trong hành trình xuyên Việt.

Đến 3h sáng ngày 25.8, trái tim này đã bắt đầu nhịp đập đầu tiên trong lồng ngực của anh L.A.H tại Bệnh viện Đại học Y dược thành phố Hồ Chí Minh.

Theo Phó Giám đốc Bệnh viện, PGS,TS,BS Nguyễn Hoàng Định, bệnh nhân L.A.H được chẩn đoán mắc bệnh cơ tim giãn, với chức năng tim rất kém và nếu không ghép tim kịp thời, sẽ không sống được bao lâu nữa.

Bệnh nhân được ghép “trái tim từ Hà Nội” hồi phục tốt -0
Anh H. tươi cười trong sự chăm sóc chu đáo
của các y bác sĩ Bệnh viện Y dược Thành phố Hồ Chí Minh

Người bệnh H. đăng ký vào danh sách của Trung tâm Điều phối tạng quốc gia, và may mắn thay, rạng sáng ngày 24.8, cơ sở và bệnh nhận nhận được thông báo có một trái tim phù hợp cho người bệnh.

Đồng thời, toàn bộ hệ thống của bệnh viện, với sự tham gia của hàng trăm người, đã được kích hoạt ngay lập tức. Ca phẫu thuật kéo dài 5 tiếng đồng hồ, từ khi rạch da để trái tim được cấy ghép vào cơ thể người bệnh vào nửa đêm ngày 24.8 và kết thúc vào 3h sáng ngày 25.8. Tất cả mọi người đều tập trung cao độ, từng phút, thậm chí từng giây đều được tính toán cẩn trọng

Sau cuộc mổ, tình trạng huyết động của người bệnh tương đối ổn định nhưng vẫn cần theo dõi sát sao, đặc biệt là trong ba ngày đầu sau mổ.

Và điều kỳ diệu đã đến, 1 tuần sau cuộc đại phẫu thuật đầy cảm động, bệnh nhân L.A.H đã có thể nở nụ cười với các y bác sĩ tại phòng Hồi sức sau ghép tạng, Bệnh viện Đại học Y dược Thành phố Hồ Chí Minh.

Theo Trưởng Đơn vị Gây mê hồi sức phẫu thuật tim mạch, khoa Gây mê - Hồi sức, ThS. Bác sĩ Trần Thị Thanh Thủy, trước khi mổ, H. là người bệnh suy tim nặng, cả hai thất đều suy yếu. Sau khi nhận được món quà vô giá là trái tim mới khỏe mạnh, anh đã hồi phục nhanh hơn mong đợi. So với một ca mổ tim thông thường, sự hồi phục này tương đương với một ca mổ tim nhẹ, theo tiên lượng trước đó.

Được biết, hiện anh H. đã có thể đứng thẳng, tự ăn cháo và trò chuyện vui vẻ với mọi người. Anh đang được chăm sóc hậu phẫu tích cực tại Bệnh viện Đại học Y dược Thành phố Hồ Chí Minh để chờ ngày xuất viện.

Sống khỏe

Bệnh nhân ung thư ở Việt Nam tăng và có xu hướng trẻ hóa
Sức khỏe

Bệnh nhân ung thư ở Việt Nam tăng và có xu hướng trẻ hóa

Đó là thông tin được đưa ra tại Hội nghị khoa học phòng chống ung thư năm 2024 do Trường Đại học Y Dược Huế phối hợp với Bệnh viện Trung ương Huế tổ chức ngày 24.8. Đây cũng là hội nghị chuyên ngành quan trọng thuộc chương trình hoạt động của Hội Ung thư Việt Nam.

Cẩn trọng với bệnh thị thần kinh di truyền Leber
Sống khỏe

Cẩn trọng với bệnh thị thần kinh di truyền Leber

Bệnh thị thần kinh di truyền Leber là bệnh lý di truyền do đột biến gây rối loạn chức năng ty thể có thể dẫn đến mù lòa. Đây là một căn bệnh khó chẩn đoán, biểu hiện triệu chứng lâm sàng có thể gây nhầm lẫn với nhiều bệnh lý thị thần kinh khác.

Nguy hiểm từ hội chứng thận hư ở trẻ
Sức khỏe

Nguy hiểm từ hội chứng thận hư ở trẻ

Hội chứng thận hư là bệnh xuất hiện ở nhiều lứa tuổi, nhưng phổ biến hơn ở trẻ em độ tuổi từ 1 đến 5 tuổi. Mặc dù, bệnh khá hiếm gặp với chỉ 1/50.000 trẻ được chẩn đoán mắc bệnh mỗi năm, tuy nhiên nếu không được điều trị kịp thời bệnh có thể gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm.

Xyanua nguy hiểm như thế nào với sức khoẻ con người?
Sống khỏe

Xyanua nguy hiểm như thế nào với sức khoẻ con người?

Liên tiếp vụ việc một phụ nữ đầu độc 4 người thân tại Đồng Nai, và mới đây là 6 người gốc Việt tử vong tại Bangkok có liên quan đến Xyanua… đã khiến dư luận không khỏi bàng hoàng. Vậy Xyanua là chất gì, và nó thật sự nguy hiểm thế nào với sức khoẻ con người?