Dự luật Rwanda vượt qua vòng bỏ phiếu tại Hạ viện Anh:

Sóng gió còn ở phía trước

Các nhà lập pháp tại Hạ viện Anh đã thông qua dự luật đưa người nhập cư trái phép đến Rwanda (dự thảo Luật Rwanda) với 320 phiếu thuận và 276 phiếu chống, chỉ một ngày sau khi có tới 60 nghị sĩ của đảng Bảo thủ cầm quyền “nổi dậy” chống lại dự luật. Tuy nhiên, các nhà quan sát cho rằng, thành công bước đầu này có thể chỉ là mở màn cho một loạt những rắc rối đang chờ đợi ông.

Sóng gió còn ở phía trước -0
Một cuộc họp của Hạ viện Anh. Ảnh: AP

Cuộc nổi loạn bị dập tắt

Với việc thúc đẩy các thành viên đảng Bảo thủ tại Hạ viện đoàn kết thông qua dự thảo Luật Rwanda, có thể nói, Thủ tướng Anh Rishi Sunak đã thành công dập tắt một cuộc “nổi loạn” của các thành viên cánh hữu trong chính đảng Bảo thủ của ông. Dự thảo Luật được thiết kế để khẳng định rằng Rwanda là quốc gia thứ 3 an toàn cho việc tái định cư những người không được chấp nhận tị nạn ở Vương quốc Anh và là chìa khóa cho việc thực hiện thỏa thuận tái định cư người tị nạn mà Anh ký với Rwanda cách đây 2 năm, đã được Hạ viện thông qua với 320 phiếu ủng hộ và 276 phiếu chống. 18 nghị sĩ Đảng Bảo thủ đã bỏ phiếu trắng đối với dự luật, trong đó có ông Lee Anderson – người hôm 16.1 đã từ chức Phó chủ tịch Đảng để phản đối dự luật, cựu Thủ tướng Theresa May và nghị sĩ kỳ cựu Sir John Hayes. Chỉ có 11 nghị sĩ Đảng Bảo thủ bỏ phiếu chống lại dự luật, bao gồm cả cựu Bộ trưởng Nội vụ Suella Braverman và cựu Bộ trưởng Nhập cư Robert Jenrick.

Trong bối cảnh nước Anh sắp sửa bước vào cuộc tổng tuyển cử, Thủ tướng Anh đã đặt cược niềm tin và uy tín của mình vào cam kết ngăn chặn tình trạng “thuyền nhân” chở người di cư không có giấy tờ đi qua Eo biển Manche. Ông cho rằng Kế hoạch Trục xuất Rwanda sẽ có thể ngăn cản những người xin tị nạn thực hiện hành trình nguy hiểm.

Vào tháng 4.2022, Anh đã đạt được thỏa thuận với Rwanda, theo đó những người nhập cư bất hợp pháp và những người không thành công trong việc xin tị nạn sẽ được gửi đến quốc gia Đông Phi này để xử lý yêu cầu của họ tại đó. Nếu thành công, họ sẽ được cấp quyền thường trú tại Rwanda thay vì được phép quay trở lại Anh. Đổi lại, Anh trả cho Rwanda một khoản tiền.

Tuy nhiên, kế hoạch này đã vấp phải sự phản đối từ nhiều phía. Chuyến bay đầu tiên dự kiến đưa 7 người di cư đến Rwanda vào tháng 6.2022 đã bị hủy sau sự can thiệp của Tòa Nhân quyền châu Âu. Sau đó, vào 11 năm ngoái, Tòa án Tối cao Vương quốc Anh đã ra phán quyết rằng kế hoạch của Chính phủ là vi phạm Luật Nhân quyền của Vương quốc.

Đó là lý do, Chính phủ của ông Sunak phải thúc đẩy dự luật khẩn cấp được gọi là Dự luật Rwanda, cho phép khẳng định Rwanda là điểm đến an toàn cho người tị nạn, đồng thời vô hiệu hóa những một số điều khoản của Luật Nhân quyền.

Thủ tướng Anh chưa thể thở phào

Sóng gió còn ở phía trước -0
Thủ tướng Anh Rishi Sunak tại Hạ viện Anh, ngày 15.1. Ảnh: AP

Nếu nhìn vào cuộc nổi dậy của 60 nghị sĩ, trong đó có nhiều nhân vật chủ chốt trong đảng Bảo thủ vào ngày 16.1, thì kết quả của cuộc bỏ phiếu tại Hạ viện tối muộn ngày 17.1 có thể là một tin vui đối với Thủ tướng Sunak. Tuy nhiên, các nhà quan sát, trong đó có Phó tổng biên tập tờ The Guardian của Anh cho rằng, sóng gió sẽ chưa dừng ở đó.

Do cuộc bỏ phiếu ngày 17.1 là lần trình thứ 3 tại Hạ viện, dự thảo Luật Rwanda giờ đây sẽ được chuyển lên Thượng viện, nơi đảng Bảo thủ không chiếm đa số.

Các nhà phân tích cho rằng, với quan điểm cho rằng, dự luật Rwanda không mang tính nhân văn, các thượng nghị sĩ Anh sẽ cố gắng làm chệch hướng dự luật, hoặc ít nhất là có thể trì hoãn việc thông qua. Và phương án sau được coi là khả thi hơn.

Trong trường hợp các nhà lập pháp phe đối lập lùi bước ở Thượng viện và dự luật được thông qua, dự luật cũng vẫn phải đối mặt với một loạt thách thức pháp lý từ các cá nhân bị đe dọa trục xuất tới Rwanda. Các luật sư của Chính phủ Anh cho rằng chỉ có “50/50” cơ hội chuyến bay đầu tiên đưa người tới nước thứ 3 này cất cánh trước cuộc tổng tuyển cử vào mùa thu.

Đối mặt với ông Sunak trong phiên chất vấn Thủ tướng hôm 17.1, lãnh đạo Công đảng đối lập Keir Starmer đã mô tả Kế hoạch Rwanda là một “trò hề”. “Chính phủ đã chi 400 triệu Bảng Anh tiền thuế của người dân cho một kế hoạch, nhưng vẫn không thể trục xuất một người nào”, ông Starmer nói, đồng thời cho rằng ông Sunak đã “bị chính các nghị sĩ của mình vạch mặt một lần nữa một cách tàn bạo” khi nói đến cuộc nổi loạn trong nội bộ đảng cầm quyền.

Chính phủ Rwanda đã nhận được khoảng 240 triệu Bảng từ Anh như một phần của thỏa thuận, và dự kiến sẽ nhận thêm 50 triệu Bảng vào cuối năm nay. Tổng thống Rwanda Kagame đánh tín hiệu rằng số tiền này có thể được trả lại nếu ông Sunak không thực hiện được Kế hoạch Trục xuất Rwanda. “Tiền này sẽ được sử dụng cho những người sẽ đến”, Tổng thống Kagame nói. “Nếu họ không đến, chúng tôi có thể trả lại”. Tuy nhiên, một phát ngôn viên của Chính phủ Rwanda sau đó làm rõ rằng nước này “không có nghĩa vụ” phải hoàn lại tiền.

Quan trọng nhất, Thủ tướng Sunak đã đặt cược gần như toàn bộ uy tín chính trị còn lại của mình vào việc các chuyến bay dồn dập đến Rwanda sẽ mang lại tác động ngay lập tức và đáng chú ý đến những “thuyền nhân” vượt biên trái phép qua eo biển Manche, điều mà rất ít người tin là sẽ mang lại tác động thực tế.

Ông Enver Solomon, Giám đốc Điều hành của Hội đồng Người tị nạn (Refugee Council) – một tổ chức phi chính phủ có trụ sở tại Vương quốc Anh, cho biết dự luật sẽ khiến hàng nghìn người tuyệt vọng sẽ tìm mọi cách, có thể là bất hợp pháp, để tránh bị trục xuất. “Đã đến lúc chính phủ phải thừa nhận rằng Kế hoạch Rwanda hoàn toàn không khả thi và sẽ chỉ gây thêm đau khổ cho con người”, ông Solomon nói. “Thực tế là các kế hoạch của chính phủ đang đẩy những người tuyệt vọng vào những tình huống không an toàn và nguy hiểm. Chúng tôi lo ngại nhiều người trong số họ sẽ đối mặt với nguy cơ bị lạm dụng và bóc lột để tránh bị đưa đến Rwanda”.

Quốc tế

Kỷ nguyên “đi lại tự do” dần khép lại?
Quốc tế

Kỷ nguyên “đi lại tự do” dần khép lại?

Brussels đang nhanh chóng hoàn thiện các quy định mới, cho phép Liên minh châu Âu (EU) dễ dàng hơn trong việc đình chỉ chế độ miễn thị thực đối với công dân của 61 quốc gia hiện đang được hưởng quyền này. Giới quan sát nhận định, động thái này không chỉ phản ánh sự cứng rắn hơn trong vấn đề di cư bất hợp pháp mà còn cho thấy EU đã sẵn sàng sử dụng chính sách thị thực như một đòn bẩy chính trị mạnh mẽ hơn.

Cộng hòa Czech tuyên bố lần đầu tiên độc lập hoàn toàn khỏi nguồn cung dầu từ Nga
Thế giới 24h

Cộng hòa Czech tuyên bố lần đầu tiên độc lập hoàn toàn khỏi nguồn cung dầu từ Nga

Chính phủ Cộng hòa Czech chính thức công bố nước này đã chấm dứt hoàn toàn sự phụ thuộc vào nguồn cung dầu mỏ từ Nga. Thủ tướng Petr Fiala cho biết việc nâng cấp hoàn tất tuyến đường ống Transalpine (TAL) từ Tây Âu đã cho phép Czech tiếp nhận toàn bộ nguồn dầu từ các nước phương Tây, thay vì phải phụ thuộc vào đường ống Druzhba do Nga vận hành như trước đây.

Cuộc đua khó đoán định
Quốc tế

Cuộc đua khó đoán định

Cuộc bầu cử Quốc hội liên bang tiếp theo của Australia đã được ấn định vào ngày 3.5 và các đảng phái chính trị đã chính thức khởi động chiến dịch tranh cử. Trong bối cảnh đất nước đang gặp nhiều thách thức về kinh tế, biến đổi khí hậu và an ninh quốc gia, các chuyên gia nhận định đây sẽ là một cuộc bầu cử rất khó dự đoán.

Mỹ khởi động điều tra nhập khẩu dược phẩm và chip bán dẫn
Thế giới 24h

Mỹ khởi động điều tra nhập khẩu dược phẩm và chip bán dẫn

Chính quyền Tổng thống Donald Trump đã chính thức mở cuộc điều tra theo Mục 232 của Đạo luật Mở rộng Thương mại năm 1962, nhằm xem xét tác động của việc nhập khẩu dược phẩm và vi mạch điện tử (chip) đối với an ninh quốc gia - bước đi mới nhất của Tổng thống Donald Trump, nhằm hướng đến việc giảm phụ thuộc vào nguồn cung nước ngoài trong các lĩnh vực chiến lược.

Singapore ấn định ngày tổng tuyển cử
Quốc tế

Singapore ấn định ngày tổng tuyển cử

Singapore vừa công bố sẽ tổ chức cuộc tổng tuyển cử vào ngày 3.5 tới. Thông báo được đưa ra chỉ một giờ sau khi Tổng thống Tharman Shanmugaratnam tuyên bố giải tán Quốc hội và ban hành Lệnh bầu cử.

Cuộc chiến của Harvard sẽ kiểm tra giới hạn quyền lực của chính quyền Mỹ
Thế giới 24h

Cuộc chiến của Harvard sẽ kiểm tra giới hạn quyền lực của chính quyền Mỹ

Một bên là Harvard, trường đại học lâu đời và giàu có nhất của nước Mỹ, một thương hiệu đại học nổi tiếng đến mức chỉ nghe tên cũng đủ uy tín. Bên kia là chính quyền Tổng thống Donald Trump, với quyết tâm tiến xa hơn bất kỳ chính quyền nào khác để can thiệp và định hình lại nền giáo dục đại học của Hoa Kỳ. Cả hai bên đều đang lao vào một cuộc đụng độ có thể thử thách giới hạn quyền lực của chính phủ và tính độc lập của các trường đại học hàng đầu Hoa Kỳ, vốn là thương hiệu để để họ trở thành điểm đến của các học giả trên toàn thế giới.

Sự phối hợp giữa hai cơ quan lập pháp góp phần hiện thực hóa Cộng đồng Trung Quốc – Việt Nam chia sẻ tương lai
Thế giới 24h

Sự phối hợp giữa hai cơ quan lập pháp góp phần hiện thực hóa Cộng đồng Trung Quốc – Việt Nam chia sẻ tương lai

Trong cuộc gặp với Chủ tịch Quốc hội Việt Nam Trần Thanh Mẫn hôm 14.4, Tổng Bí thư, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình khẳng định sự phối hợp giữa cơ quan lập pháp hai nước sẽ giúp cụ thể hóa những nội dung mà hai bên đã nhất trí trong thúc đẩy Cộng đồng Trung Quốc – Việt Nam chia sẻ tương lai; cùng đưa hai nước tiến vào kỷ nguyên mới, hãng thông tấn Tân Hoa Xã đưa tin.

Báo Trung Quốc: Chọn Việt Nam là điểm đến đầu tiên trong năm 2025 cho thấy sự coi trọng đặc biệt của Trung Quốc
Thế giới 24h

Báo Trung Quốc: Chọn Việt Nam là điểm đến đầu tiên trong năm 2025 cho thấy sự coi trọng đặc biệt của Trung Quốc

Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc (CPC), Chủ tịch nước Trung Quốc hôm 14.4 đã kêu gọi có những biện pháp để làm sâu sắc hơn quá trình xây dựng cộng đồng Trung Quốc - Việt Nam chia sẻ tương lai. Ông Tập Cận Bình đưa ra phát biểu này tại cuộc hội đàm với Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam (ĐCSVN) Tô Lâm trong chuyến thăm cấp nhà nước tới Việt Nam. Hãng tin Tân Hoa Xã, tờ The Global và nhiều tờ báo chính thống của Trung Quốc đưa tin.

Trung Quốc trong hệ sinh thái số toàn cầu
Quốc tế

Trung Quốc trong hệ sinh thái số toàn cầu

Sáng kiến ​​Con đường tơ lụa kỹ thuật số nhằm mục đích phát triển một hệ sinh thái kỹ thuật số toàn cầu với Trung Quốc là trung tâm, tập trung vào thương mại điện tử, tài chính, số hóa công nghiệp, điện toán lượng tử và AI. Các mô hình nguồn mở giá rẻ như DeepSeek đang thúc đẩy nhận thức rằng công nghệ tiên tiến sẽ không chỉ dành riêng cho các nước phát triển. Sự chuyển dịch sang mạng lưới kỹ thuật số giá rẻ của Trung Quốc có thể định hình lại tương lai kỹ thuật số của các nền kinh tế đang phát triển và ảnh hưởng đến chính sách công nghệ trên toàn thế giới.