Sóc Trăng nỗ lực hoàn thiện hạ tầng nông thôn

Bất kể nắng mưa, nhiều năm qua, phong trào xây cầu, làm đường giao thông nông thôn ở vùng khó khăn của tỉnh Sóc Trăng chưa bao giờ bị gián đoạn. Hàng nghìn ngày công, hàng trăm tỷ đồng đã được chính quyền, các nhà hảo tâm, các đoàn thể  và người dân địa phương đóng góp để đưa đường, trường, trạm, phố thị gần hơn với bà con vùng sâu, vùng xa.

Bắc cầu nối những bờ vui

Khi được hỏi: “Chị có thể giới thiệu với mọi người về điều gì khi nhắc đến Sóc Trăng?” Phó Chủ tịch Ủy Ban MTTQ tỉnh Sóc Trăng Từ Tố Quyên đáp nhanh: Đó là phong trào xây cầu, làm đường giao thông nông thôn và xây nhà Đại đoàn kết. Đây cũng là niềm tự hào của Đảng bộ, chính quyền và người dân địa phương, bởi qua phong trào này cho thấy, tinh thần sẻ chia, đoàn kết, đùm bọc lẫn nhau của người dân trong toàn tỉnh được thể hiện rất rõ.

Nhắc đến chuyện xây cầu, chị Quyên say sưa kể, mỗi khi được phát động, bà con địa phương đều đồng lòng tham gia. Thanh niên trai tráng, thậm chí người lớn tuổi cũng góp sức xây dựng cầu; còn phụ nữ thì lo chuyện cơm nước, trong đó, nổi bật nhất là “đội quân” xây cầu từ thiện chùa Vĩnh Phước do Thượng tọa Thích Định Hương thành lập. Lực lượng này đã có mặt ở hầu hết các xã khó khăn của các huyện Thạnh Trị, Mỹ Tú, Mỹ Xuyên và thị xã Ngã Năm trên địa bàn tỉnh. Xây xong cầu này, đội quân lại đến nơi khác tiếp tục đổ móng, đổ cát đá, xi măng làm tiếp những cây cầu khác bắc qua các con sông, kênh, rạch để người dân thuận tiện hơn trong buôn bán nông sản, khám chữa bệnh, đến trường.

Sóc Trăng nỗ lực hoàn thiện hạ tầng nông thôn -0
Nhờ sự chung tay của cộng đồng, Sóc Trăng ngày càng có nhiều cây cầu, con đường đẹp

Dẫn chúng tôi tham quan cây cầu bê tông đang trong giai đoạn hoàn thành, Chủ tịch UBND xã Mỹ Thuận, huyện Mỹ Tú Lê Phát Út Lớn hồ hởi: Làm được cây cầu này, người dân trong xóm mừng lắm, nông sản trong vùng không còn bị thương lái ép giá, vì giờ đây bà con có thể chở trái cây giao tận vựa, tụi nhỏ đi học người lớn cũng yên tâm hơn. Bà Nguyễn Thị Loan, người phụ trách cơm nước, hậu cần cho đội quân xây cầu chia sẻ: Mình phụ nữ, không làm được việc nặng thì lo việc nhẹ hơn, một cây cầu xây xong cả trăm người vui, mình đóng góp được gì thì đóng góp.

Thượng tọa Thích Định Hương chia sẻ: Đến nay, đội xây cầu chùa Vĩnh Phước đã xây dựng được 120 cây cầu giao thông nông thôn bằng bê tông, đang xây 5 cầu và chuẩn bị khởi công thêm 3 cầu, góp phần thực hiện chính sách an sinh xã hội ở địa phương, kết nối cộng đồng, lan tỏa tinh thần thiện nguyện vì lợi ích chung của xã hội…

Có thể nói, những việc làm tốt đẹp luôn được lan tỏa, nhân rộng, ở Sóc Trăng, một cô giáo mầm non cũng vào cuộc vận động xây cầu. Đó là cô giáo Trương Thị Thu Vân - trường Mẫu giáo Mai Hoa, phường 5, thành phố Sóc Trăng. Tháng 7.2024 vừa qua, cô Mai và các nhà hảo tâm đã hoàn thành cầu giao thông nông thôn trị giá 290 triệu đồng, ngang 3m, dài hơn 10m, ở ấp Tam Sóc C2 xã Mỹ Thuận, huyện Mỹ Tú. Cứ như vậy trong 5 năm từ 2019 - 2024, Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh Sóc Trăng đã xây dựng 234 cây cầu với tổng giá trị gần 80 tỷ đồng.

Bừng sáng những miền quê              

Theo thông tin từ Sở NN - PTNT tỉnh Sóc Trăng, từ khi có phong trào thực hiện Chương trình mục tiêu Quốc gia xây dựng nông thôn mới (NTM), việc làm đường giao thông ở các địa phương lại càng sôi động hơn. Chỉ riêng năm 2023, tỉnh đã huy động người dân đóng góp 187 tỷ đồng xây dựng nông thôn mới, trong đó tập trung là duy trì nâng cao chất lượng 559 tuyến đường NTM kiểu mẫu trên khắp địa bàn các ấp với tổng chiều dài hơn 546km. Hiện toàn tỉnh có 96% đường xã đã được nhựa hóa hoặc bê tông hóa, hơn 80% đường ấp và đường liên ấp được cứng hóa, các đường trục chính nội đồng bảo đảm vận chuyển hàng hóa.

Chủ tịch UBND huyện Thạnh Trị Lê Thanh Chúc cho biết: Năm 2023, riêng huyện Thạnh Trị đã vận động xã hội hóa 38 tỷ đồng từ các nhà hảo tâm trong và ngoài tỉnh để xây dựng hạ tầng giao thông nông thôn. Việc vận động nguồn xã hội hóa từ Nhân dân, doanh nghiệp giúp cho địa phương thuận lợi hơn trong xây dựng NTM. Để giao thông thuận lợi, người dân địa phương không chỉ góp công, góp của, mà còn hiến hàng ngàn mét vuông đất để làm đường. Đơn cử, ông Trương Văn Khởi ngụ tại ấp Trung Hòa, xã Gia Hòa 1, huyện Mỹ Xuyên và ông Nguyễn Văn Bỉnh ấp Hậu Thạnh, huyện Long Phú, trong các cuộc vận động mở rộng tuyến đường liên xã, hai ông không chỉ vận động chòm xóm ủng hộ chủ trương của chính quyền, mà còn tự nguyện hiến cả đất, cả cây trồng trên mảnh vườn của gia đình để làm gương.

Hay chuyện 7 hộ dân ở ấp Sóc Lèo B, thị trấn Lịch Hội Thượng, huyện Trần Đề đã đồng lòng hiến đất làm đường giao thông nông thôn nối từ ấp Sóc Lèo B qua ấp Phố Dưới B của thị trấn. Không chỉ làm đường bê tông, các gia đình còn rủ nhau trồng hoa, làm cổng rào bằng cây kiểng và tham gia cuộc thi "Tuyến đường nông thôn mới kiểu mẫu tỉnh Sóc Trăng" làm cho diện mạo làng quê càng thêm bừng sáng, tươi đẹp.

Tiếp tục công việc này, năm 2024, UBND tỉnh Sóc Trăng đã chỉ đạo ngành chức năng, chính quyền địa phương tăng cường tuyên truyền, vận động Nhân dân tham gia đóng góp ngày công, vật kiến trúc để xây dựng hạ tầng giao thông nông thôn, từng bước hoàn thiện cơ sở hạ tầng vùng nông thôn Sóc Trăng, tạo điều kiện cho người dân trong tỉnh bảo đảm điều kiện sinh hoạt, giao thương hàng hóa, phát triển kinh tế hộ gia đình, nâng cao đời sống người dân, tiến tới mục tiêu là tỉnh khá trong khu vực đồng bằng sông Cửu Long trong thời gian tới.

Trên đường phát triển

Bắc Kạn xây dựng vùng đồng bào dân tộc thiểu số ổn định, phát triển
Địa phương

Bắc Kạn xây dựng vùng đồng bào dân tộc thiểu số ổn định, phát triển

Xác định Chương trình mục tiêu Quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021 - 2025 có vai trò rất quan trọng đối với sự phát triển kinh tế - xã hội của địa phương, tỉnh Bắc Kạn đã thực hiện nhiều giải pháp tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác dân tộc. Qua đó góp phần ổn định an ninh chính trị, giữ vững khối đại đoàn kết dân tộc và nâng cao đời sống vật chất, tinh thần cho người dân vùng đồng bào DTTS.

Đưa sản phẩm OCOP đến với người tiêu dùng
Trên đường phát triển

Đưa sản phẩm OCOP đến với người tiêu dùng

Sau gần 5 năm triển khai thực hiện Chương trình Mỗi xã một sản phẩm (OCOP), đến nay, 29/30 quận, huyện, thị xã của TP. Hà Nội đã đánh giá, phân hạng được trên 2.769 sản phẩm OCOP. Trong đó, có 6 sản phẩm đạt 5 sao, 12 sản phẩm đạt tiềm năng 5 sao, 1.485 sản phẩm đạt 4 sao và 1.266 sản phẩm đạt 3 sao. Dù trở thành đầu tàu trong thực hiện chương trình OCOP, song việc tiêu thụ các sản phẩm vẫn còn những khó khăn nhất định. Do đó, Hà Nội đang triển khai nhiều giải pháp để sản phẩm OCOP đến gần hơn với người tiêu dùng.

Bí Thư Thành ủy TP. Cần Thơ Nguyễn Văn Hiếu và Phó Bí thư Thường trực, Chủ tịch HĐND TP. Cần Thơ Phạm Văn Hiểu trao hoa chúc mừng các tân Thành ủy viên
Trên đường phát triển

4 nhân sự mới được chỉ định vào Ban Chấp hành Đảng bộ Thành phố Cần Thơ

Ngày 26.9, Thành ủy TP. Cần Thơ đã tổ chức Hội nghị Ban Chấp hành Đảng bộ thành phố sơ kết công tác 9 tháng và triển khai chương trình công tác Quý 4. 2024. Tại Hội nghị Ban Chấp hành Đảng bộ TP. Cần Thơ đã trao quyết định chỉ định 4 nhân sự tham gia Ban Chấp hành Đảng bộ thành phố.

Hỗ trợ téc nước cho người dân tại xã Sỹ Bình, huyện Bạch Thông
Trên đường phát triển

Bắc Kạn kịp thời tháo gỡ khó khăn trong thực hiện chính sách dân tộc - miền núi

Với hơn 88% số dân là người dân tộc thiểu số (DTTS), những năm qua, tỉnh Bắc Kạn luôn tiên phong, sáng tạo, nỗ lực thực hiện hiệu quả công tác dân tộc. Qua đó góp phần ổn định an ninh chính trị, giữ vững khối đại đoàn kết dân tộc và nâng cao đời sống vật chất, tinh thần cho người dân vùng đồng bào DTTS. Nhằm nâng hiệu quả việc thực hiện công tác dân tộc trên địa bàn, Ban Dân tộc tỉnh sẽ tiếp tục tham mưu UBND tỉnh triển khai thực hiện tốt văn bản chỉ đạo, điều hành của Chính phủ liên quan đến công tác dân tộc. Cùng với đó, thường xuyên kiểm tra, giám sát, đánh giá công tác tổ chức thực hiện để kịp thời tháo gỡ khó khăn, vướng mắc.

Hà Nội: Dự kiến có thêm 16 quận giai đoạn từ nay đến năm 2035
Trên đường phát triển

Hà Nội: Dự kiến có thêm 16 quận giai đoạn từ nay đến năm 2035

Hà Nội hiện đang triển khai song song lập, thẩm định, trình cấp thẩm quyền xem xét, phê duyệt Quy hoạch Thủ đô Hà Nội thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050 và Điều chỉnh Quy hoạch chung Thủ đô Hà Nội đến năm 2045, tầm nhìn đến năm 2065… nhằm cụ thể hóa, tập hợp các nhiệm vụ, giải pháp, chương trình, đề án, dự án nhằm thực hiện các mục tiêu phát triển đô thị của từng giai đoạn theo quy hoạch tỉnh, quy hoạch chung đô thị.

Nông thôn mới đã mang lại cuộc sống sung túc cho người dân xã Đại An, Trà Cú.
Trên đường phát triển

Bài cuối: Xây dựng nông thôn mới bền vững

Trà Vinh đã và đang phát huy sức mạnh đại đoàn kết; vận dụng mọi nguồn lực để giảm nghèo bền vững, phát triển kinh tế xã hội, nâng cao đời sống vật chất, tinh thần của người dân, nhằm đưa mục tiêu "Tỉnh nông thôn mới" về đích trước năm 2025... Trên hành trình đó, Chỉ thị số 40/CT-TW đã mang đến bước đột phá mới cho cấp ủy chính quyền và là trụ đỡ chính sách quan trọng cho đồng bào các dân tộc trong địa bàn vươn lên.

Tập huấn, bồi dưỡng kiến thức để giảm thiểu tình trạng tảo hôn
Địa phương

Tập huấn, bồi dưỡng kiến thức để giảm thiểu tình trạng tảo hôn

Để triển khai thực hiện có hiệu quả Tiểu dự án 2 thuộc Dự án 9 về “Giảm thiểu tình trạng tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống trong vùng đồng bào dân tộc thiểu số năm 2024”, Ban Dân tộc tỉnh Bắc Kạn sẽ tổ chức lớp tập huấn kiến thức pháp luật; kỹ năng truyền thông, vận động, tư vấn pháp luật liên quan đến hôn nhân, dân số, gia đình thuộc Tiểu Dự án 2, Dự án 9.

TP. Hồ Chí Minh: Lên kế hoạch phát triển công nghiệp văn hóa đến năm 2030
Trên đường phát triển

TP. Hồ Chí Minh: Lên kế hoạch phát triển công nghiệp văn hóa đến năm 2030

UBND TP. Hồ Chí Minh vừa ban hành kế hoạch triển khai thực hiện đề án "Phát triển ngành công nghiệp văn hóa TP. Hồ Chí Minh đến năm 2030" giai đoạn 2024-2025. Đây là bước tiến quan trọng nhằm thúc đẩy sự phát triển toàn diện của các ngành công nghiệp văn hóa, góp phần vào tăng trưởng kinh tế, phát triển xã hội của thành phố.

Tỉnh Hòa Bình phấn đấu đến hết tháng 1.2025 giải ngân 100% nguồn vốn được phân bổ năm 2024
Trên đường phát triển

Hòa Bình: Quyết liệt giải ngân vốn đầu tư công

Giải ngân hiệu quả nguồn vốn đầu tư công là nhiệm vụ quan trọng và cần thiết để thúc đẩy phát triển KT - XH tỉnh Hòa Bình. Mặc dù còn nhiều khó khăn nhưng thông qua các giải pháp cụ thể và đồng bộ, tỉnh đang từng bước cải thiện tốc độ giải ngân, phấn đấu đến hết tháng 1.2025 sẽ hoàn thành 100% nguồn vốn được phân bổ năm 2024.

Nhiều tập thể, cá nhân có thành tích trong công tác ứng phó, khắc phục hậu quả bão số 3 được nhận Bằng khen của Chủ tịch UBND tỉnh
Địa phương

Quảng Ninh dồn lực tái thiết sau bão, giữ vững tăng trưởng

Quyết tâm đi lên từ gian khó, phát huy tinh thần "Kỷ luật và Đồng tâm", tỉnh Quảng Ninh đã thành lập tổ công tác để xây dựng đề án khôi phục tái thiết tỉnh với mục tiêu phát triển hơn sau bão Yagi. Đặc biệt, là khắc phục được những điểm yếu, phát huy được thế mạnh của tỉnh để phấn đấu giữ vững tăng trưởng trên 10% năm 2024, là năm thứ 10 liên tiếp, đạt một thập kỷ tăng trưởng 2 con số.

Bắc Ninh "kiên định mục tiêu, kiến tạo thịnh vượng"
Trên đường phát triển

Bắc Ninh "kiên định mục tiêu, kiến tạo thịnh vượng"

Chiều 22.9, UBND tỉnh Bắc Ninh đã tổ chức Hội nghị công bố Quy hoạch và Xúc tiến đầu tư năm 2024, với chủ đề “Bắc Ninh - Kinh Bắc, khởi sắc đầu tư’’. Tại Hội nghị, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính mong muốn tỉnh Bắc Ninh “khai phá tiềm năng, khẳng định chính mình, kiên định mục tiêu, kiến tạo thịnh vượng”.