Say nắng, sốc nhiệt sẽ dẫn đến đột quỵ, bác sĩ khuyến cáo

Bị say nắng, sốc nhiệt không chỉ khiến chúng ta mệt mỏi, hoa mắt, chóng mặt, nhức đầu, … mà còn có khả năng dẫn đến đột quỵ. Nếu không điều trị kịp thời có thể dẫn tới hậu quả nghiêm trọng.

Say nắng, hay còn gọi là sốc nhiệt (heat troke) là những hiện tượng thường gặp mùa hè, đặc biệt trong những ngày nắng nóng cao điểm, nhiệt độ tăng cao đột ngột. Đây là tình trạng tăng thân nhiệt nghiêm trọng (>40 độ C) kèm theo rối loạn hoạt động của các cơ quan như thần kinh, tuần hoàn, hô hấp.

Bị say nắng, sốc nhiệt không chỉ khiến chúng ta mệt mỏi, hoa mắt chóng mặt, nhức đầu, … mà say nắng, say nóng còn có khả năng dẫn đến đột quỵ. Nếu không điều trị kịp thời có thể dẫn tới hậu quả nghiêm trọng.

Say nắng, sốc nhiệt sẽ dẫn đến đột quỵ, bác sĩ khuyến cáo -0
Say nắng, sốc nhiệt có thể dẫn đến hậu quả nghiêm trọng

Trước khi bị sốc nhiệt, người bệnh thường có dấu hiệu kiệt sức. Kiệt sức do nắng nóng ít nguy hiểm hơn và các triệu chứng sẽ thuyên giảm nếu người bệnh được điều trị kịp thời.

Các dấu hiệu của sự kiệt sức vì nhiệt có thể kể đến: Đau đầu, chóng mặt, chán ăn và buồn nôn; đổ mồ hôi nhiều, da nhợt nhạt, sần sùi; chuột rút ở tay, chân và bụng; thở gấp; khát nước; nhiệt độ cơ thể từ 38°C trở lên.

Tuy nhiên, nếu tình trạng kiệt sức do nhiệt diễn tiến thành say nóng, đó là trường hợp khẩn cấp và cần điều trị ngay.

Các dấu hiệu nhận biết người bị sốc nhiệt là: Các triệu chứng của kiệt sức vẫn còn sau 30 phút; nhiệt độ cơ thể tăng lên 40 độ C hoặc cao hơn, trong người cảm thấy rất nóng và khô; không đổ mồ hôi mặc dù cơ thể rất nóng; thở nhanh hoặc hụt hơi; dần mất tỉnh táo. Nặng hơn nữa là lên cơn co giật; không phản ứng.

Uống nhiều nước là cách hữu hiệu để phòng tránh say nắng

Bác sỹ Bệnh viện đa khoa Phú Thọ khuyến cáo, cần uống nhiều nước trong mùa nắng nóng, đặc biệt bổ sung đối với người tập thể dục.

Say nắng, sốc nhiệt sẽ dẫn đến đột quỵ, bác sĩ khuyến cáo -0
Uống nhiều nước giúp bảo vệ cơ thể mùa nắng nóng

Bên cạnh đó, để tránh bệnh lý về say nắng và sốc nhiệt, người dân nên mặc quần áo rộng rãi, thoáng mát; nên tắm mát và tránh ra ngoài trời vào thời điểm nóng nhất trong ngày (khoảng từ 11 giờ sáng đến 3 giờ chiều). Nên có chế độ sinh hoạt hợp lý, tránh uống nhiều rượu và tránh tập thể dục quá sức.

Các phương pháp cần áp dụng khi có người bị say nắng

Theo các bác sĩ, trường hợp thấy người bệnh có khả năng bị say nắng, cần đưa ngay họ vào nơi mát mẻ. Nếu có điều kiện thì ở trong nhà là tốt nhất, nếu không đưa được vào trong nhà thì hãy đưa người bệnh vào nơi có bóng râm.

Cởi càng nhiều quần áo bên ngoài càng tốt. Cần gọi điện thoại cho xe cấp cứu và có thể sử dụng quạt làm mát trong khi chờ đợi.

Phương pháp làm giảm thân nhiệt người bệnh là sử dụng một chiếc khăn ướt (vắt ráo nước) để chườm mát, thường xuyên đo nhiệt độ và tiếp tục làm chườm mát cho đến khi thân nhiệt giảm xuống 38C (tương đương 100,4F).

Khi nhiệt độ người bệnh đã giảm, hãy bỏ tấm khăn ướt và thay bằng tấm khô. Người hỗ trợ cần trấn an người bệnh cho đến khi có sự trợ giúp của nhân viên y tế.

Sức khỏe

Người đàn ông nguy kịch vì vi khuẩn gây bệnh Whitmore "tấn công"
Sức khỏe

Người đàn ông nguy kịch vì vi khuẩn gây bệnh Whitmore "tấn công"

Các bác sĩ Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương đang điều trị một trường hợp nguy kịch vì bệnh Whitmore. Bệnh nhân làm việc trong môi trường tiếp xúc trực tiếp với đất và nước ô nhiễm, kết hợp với nền bệnh lý đái tháo đường không kiểm soát, đã tạo điều kiện cho vi khuẩn gây bệnh.

Các dịch vụ thẩm mỹ xâm lấn núp bóng spa ở Hà Tĩnh: Đòi hỏi sự vào cuộc mạnh mẽ của các Sở ngành có liên quan!
Sức khỏe

Các dịch vụ thẩm mỹ xâm lấn núp bóng spa ở Hà Tĩnh: Đòi hỏi sự vào cuộc mạnh mẽ của các Sở ngành có liên quan!

Sở Y tế Hà Tĩnh khẳng định những cơ sở thẩm mỹ Minh Tuyết, Mậm Spa, Trinh Tây Spa chưa được các cơ quan có chức năng cấp phép thực hiện các dịch vụ thẩm mỹ xâm lấn. Các cơ sở thường thực hiện dịch vụ thẩm mỹ xâm lấn lén lút, cảnh giác cao nên rất khó để xử lý, đòi hỏi phải có sự vào cuộc mạnh mẽ của các Sở ngành có liên quan.

Cô giáo tiểu học tìm hạnh phúc làm mẹ sau 7 năm hiếm muộn
Sống khỏe

Cô giáo tiểu học tìm hạnh phúc làm mẹ sau 7 năm hiếm muộn

Trên hành trình tìm con đơn độc của vợ chồng cô giáo Bùi Thị Giang (1988, quê Ninh Bình), chưa bao giờ họ muốn bỏ cuộc, cho dù đa số thời gian người chồng công tác xa, không thể chăm sóc động viên vợ mình. Nhưng chính sự yêu thương chân thành đã giúp họ vượt qua mọi khó khăn để giờ đây mái ấm nhỏ tràn ngập tiếng cười nói của 3 cô con gái đáng yêu.

Việt Nam đứng đầu Đông Nam Á về ghép tạng
Tin tức

Việt Nam đứng đầu Đông Nam Á về ghép tạng

Theo Hội Vận động hiến tặng mô tạng Việt Nam, tính tới thời điểm hiện tại Việt Nam đang đứng đầu các nước Đông Nam Á về ghép tạng với hơn 1.000 ca mỗi năm. Điều đặc biệt là chúng ta đã làm chủ hầu hết các kỹ thuật ghép tạng