Sắc quê trên giấy dó

Bản nhạc êm ái trữ tình và du dương mà nốt nhạc là những mảng màu trầm ấm, mượt mà được họa sĩ Vũ Thái Bình thể hiện sinh động trên nền giấy dó truyền thống, tái hiện vẻ đẹp thanh bình, không gian văn hóa đặc trưng của miền quê phía Bắc. Gần 50 tác phẩm của anh đang được giới thiệu tại Trung tâm Giao lưu văn hóa phố cổ, 50 Đào Duy Từ, Hà Nội.

Tỉ mẩn “nhuộm” dó

Những mái nhà đơn sơ ẩn hiện trong sương sớm, phong cảnh vùng cao, ngõ nhỏ giữa làng quê, hay chân dung những con người bình dị ở các vùng miền có dịp ghé qua đã được họa sĩ Vũ Thái Bình đưa vào tranh đầy cảm xúc như: Bản Ten Điện Biên, Mai Châu - Hòa Bình, Chớm Xuân, Bình yên, Xóm nhỏ, Người làng tôi, Những cô gái Dao đỏ... Đây là kết quả của sự thử nghiệm miệt mài trên chất liệu mới - giấy dó - mà anh thực hiện 3 năm qua.

Ngõ nắng, 2016
Ngõ nắng, 2016

Được công chúng và người trong nghề biết tới với tranh sơn dầu, nhưng Vũ Thái Bình muốn thử thách bản thân với các chất liệu khác nhau và khi chuyển sang giấy dó, ngay lập tức anh cảm nhận nó “rất đặc biệt”. 3 năm nghiên cứu, thử nghiệm, trong 10 loại bóc của giấy dó, loại nào anh cũng vẽ, vì mỗi loại sẽ cho những trải nghiệm thú vị khác nhau về kỹ thuật xử lý. Dày mỏng tùy loại bóc, nhưng người muốn vẽ màu dó đẹp thì phải tỉ mẩn như nhuộm dó, từ nhạt đến đậm, và phải dừng lại đúng lúc, bình tĩnh, tập trung cao độ. “Mỗi chất liệu có cái khó nhất định. Sơn dầu có thể vẽ nhiều lớp tới khi ưng ý, còn vẽ trên giấy dó giống như vẽ lụa, xác xuất sai không được phép nhiều, vì không có cơ hội sửa. Ví như vẽ bức chân dung khoảng 1.000 - 2.000 nét, độ rung sai cho phép từ 10 - 20 nét, sai nhiều hơn phải bỏ đi vẽ lại...”.

Nếu tranh sơn dầu, Vũ Thái Bình thường miêu tả sinh hoạt Phật giáo, thì với giấy dó, anh đi thực tế từ miền núi phía Bắc như: Hà Giang, Điện Biên, Lai Châu... tới đồng bằng Bắc Bộ: Nam Định, Hưng Yên, Bắc Ninh... Trong mỗi chuyến đi, anh thường vẽ trực tiếp, đôi lúc phác họa rồi về hoàn thiện, nhưng cố gắng lưu giữ khoảnh khắc chân thực, sinh động cuộc sống bình dị, không gian văn hóa đặc trưng của mỗi miền quê.

Giữ truyền thống

 “Từng vẽ sơn dầu, nhưng giấy dó là chất liệu phát huy được hết sở trường của Vũ Thái Bình. Sự tinh tế của đậm nhạt của màu nước trên giấy dó đã được Vũ Thái Bình xử lý nhuần nhuyễn. Người xem có cảm giác với mảng màu giản dị nhưng các bức tranh đã bật lên cái hương, cái vị của chất liệu giấy dó và màu nước”.

Họa sĩ Vi Kiến Thành

Trước Vũ Thái Bình, một số họa sĩ cũng đã thử nghiệm và thành công với giấy dó, trong đó có Lý Trực Sơn, Đỗ Đức... Theo họa sĩ Lương Xuân Đoàn: Giấy dó là chất liệu mở để bất kỳ họa sĩ nào cũng có thể khai thác, miễn là vẻ đẹp mong manh của mặt dó không mất đi. Giấy dó được các họa sĩ đương đại sử dụng từ đầu những năm 1980, trước đó nó chỉ được dùng để ghi chép và in tranh dân gian. Với chất liệu mong manh, hiệu quả của cách vẽ nhanh, mang tính xuất thần và ngẫu hứng mang lại xúc cảm thị giác cho người xem. Sau đó, giấy dó dần được chú ý và trở thành chất liệu mới cho sáng tác hội họa. Tuy nhiên, tới nay không nhiều họa sĩ trẻ thử sức và gắn bó với dó.

Tranh trên giấy dó, dù mỏng manh nhưng bền vững với thời gian, do giấy ít bị ẩm mốc, phù hợp với khí hậu nóng ẩm nước ta. Dó giữ được màu, để càng lâu màu càng thắm. Họa sĩ Vũ Thái Bình thử nghiệm và đam mê với chất liệu này, bởi “tôi thấy chất liệu này hợp với lối vẽ của mình, và sẽ theo chất liệu này lâu nữa, có thể là suốt cuộc đời”. Sau triển lãm này, Vũ Thái Bình có ý tưởng thành lập nhóm những người yêu và vẽ giấy dó, nhằm tạo điều kiện trao đổi về chuyên môn, đưa giấy dó thành một chất liệu sáng tác được quan tâm, không hề thua kém các chất liệu khác như sơn dầu hay sơn mài. “Tôi muốn nhiều người đến với giấy dó, nhất là thế hệ trẻ, để cùng nhau lưu giữ, phát huy di sản của ông cha”.

Văn hóa

Biến di sản thành “kho vàng, kho bạc”
Văn hóa - Thể thao

Biến di sản thành “kho vàng, kho bạc”

Chứa đựng những giá trị tinh thần sâu sắc của dân tộc, di sản văn hóa phi vật thể dù không có hình hài cụ thể, nhưng lại có thể được chuyển hóa thành tài sản vật chất, thành “kho vàng, kho bạc”. Khi được khai thác, di sản văn hóa phi vật thể sẽ trở thành cảm hứng sáng tạo nên sản phẩm công nghiệp văn hóa.

Chiêm ngưỡng “Bộ sưu tập mũi khoan đá Thác Hai” - bảo vật quốc gia đầu tiên của tỉnh Đắk Lắk
Văn hóa - Thể thao

Chiêm ngưỡng “Bộ sưu tập mũi khoan đá Thác Hai” - bảo vật quốc gia đầu tiên của tỉnh Đắk Lắk

Sáng 22.11, tại Bảo tàng tỉnh Đắk Lắk, UBND tỉnh khai mạc triển lãm thành tựu kinh tế - xã hội tỉnh Đắk Lắk chào mừng kỷ niệm 120 năm Ngày thành lập tỉnh Đắk Lắk (22.11.1904 - 22.11.2024); 80 năm Ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam (22.12.1944 - 22.12.2024) và 35 năm Ngày hội Quốc phòng toàn dân (22.12.1989 - 22.12.2024).

Hình ảnh tại triển lãm 3D. ảnh: TTLTI
Văn hóa - Thể thao

Lịch sử Kiên Giang qua hình ảnh và tài liệu lưu trữ

Với hơn 200 tài liệu, bản đồ lần đầu tiên được công bố, triển lãm 3D trực tuyến “Giới thiệu hình ảnh, tài liệu lưu trữ về địa giới hành chính tỉnh Kiên Giang xưa và nay” nhằm lan tỏa giá trị của tài liệu lưu trữ, tạo thuận lợi cho người xem dễ dàng tiếp cận thông tin về địa giới hành chính Kiên Giang qua các thời kỳ.

Khi sắc màu và cảm xúc thăng hoa
Văn hóa - Thể thao

Khi sắc màu và cảm xúc thăng hoa

Triển lãm "Colors in Bloom - Sắc màu bừng nở" quy tụ các nghệ sĩ: Nguyễn Phương, Minh Đàm, Thanh Hà, Đình Đức, Phương Thảo và Đức Tiến. Đây là không gian để công chúng chiêm ngưỡng vẻ đẹp tinh tế và độc đáo của nghệ thuật màu nước.

Xây dựng nền “văn hóa Hòa Bình” mãi trường tồn, lan tỏa
Địa phương

Xây dựng nền “văn hóa Hòa Bình” mãi trường tồn, lan tỏa

Nhằm phát huy giá trị di sản văn hóa truyền thống, nhất là các di tích thuộc nền “Văn hóa Hòa Bình”, tỉnh Hòa Bình xác định, phát triển văn hóa sẽ là một trong 5 đột phá chiến lược và sẽ tiếp tục triển khai hiệu quả các giải pháp nhằm bảo tồn, phát huy giá trị di tích gắn với phát triển du lịch, giúp di sản mãi trường tồn và lan tỏa. Từ đó, góp phần xây dựng nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc.

Chuyện làng, chuyện phố
Văn hóa

Chuyện làng, chuyện phố

Ngày hội Di sản văn hóa năm 2024 với chủ đề Chuyện làng, chuyện phố sẽ được Bảo tàng Đà Nẵng tổ chức vào ngày 22 - 23.11.

Kết nối và mở rộng mạng lưới mỹ thuật
Văn hóa - Thể thao

Kết nối và mở rộng mạng lưới mỹ thuật

Hoạt động sáng tạo của nghệ sĩ thiên về tính cá nhân nhưng cũng rất cần môi trường để cập nhật thông tin, giao lưu sáng tác... Các sự kiện kết nối quốc tế không chỉ tạo cơ hội cho nghệ sĩ trong và ngoài nước được gặp gỡ, học hỏi mà còn góp phần quan trọng thúc đẩy phát triển mỹ thuật Việt Nam.