Phiên họp thứ 27 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội

Quyết liệt hơn trong giải quyết đơn thư khiếu nại, tố cáo của công dân và kiến nghị của cử tri

Tiếp tục Phiên họp thứ 27, sáng nay, 11.10, dưới sự điều hành của Phó Chủ tịch Quốc hội, Thượng tướng Trần Quang Phương, Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho ý kiến về Báo cáo kết quả giám sát việc giải quyết, trả lời kiến nghị của cử tri gửi đến kỳ họp thứ Năm, Quốc hội hội khóa XV; kết quả tiếp công dân, xử lý đơn thư và giám sát việc giải quyết khiếu nại, tố cáo của công dân gửi đến Quốc hội năm 2023; Báo cáo công tác dân nguyện của Quốc hội tháng 9.2023.

Quyết liệt hơn trong giải quyết đơn thư khiếu nại, tố cáo của công dân và kiến nghị của cử tri -1
Phó Chủ tịch Quốc hội, Thượng tướng Trần Quang Phương điều hành Phiên họp. Ảnh: Lâm Hiển

89,5% kiến nghị kiến nghị cử tri gửi tới Kỳ họp thứ Năm được giải quyết

Trình bày Báo cáo các nội dung này, Trưởng Ban Dân nguyện Dương Thanh Bình nêu rõ, cử tri và Nhân dân quan tâm đến các hoạt động đối ngoại của Lãnh đạo Đảng, Nhà nước; kết quả Hội nghị lần thứ 8, Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII; những nội dung trong chương trình Kỳ họp thứ Sáu, Quốc hội khóa XV, nhất là việc Quốc hội xem xét cho ý kiến, thông qua những dự án luật có nội dung liên quan trực tiếp đến cuộc sống của người dân như: dự án Luật Đất đai (sửa đổi); dự án Luật Nhà ở (sửa đổi); dự án Luật Kinh doanh bất động sản (sửa đổi); dự án Luật Bảo hiểm xã hội (sửa đổi); dự án Luật Trật tự, an toàn giao thông đường bộ… Cử tri và Nhân dân kỳ vọng Quốc hội có những quyết sách quan trọng để tháo gỡ khó khăn, góp phần phát triển kinh tế đất nước, ổn định và nâng cao đời sống của người dân.

Cử tri và Nhân dân rất vui mừng, phấn khởi trước tình hình kinh tế - xã hội của đất nước tiếp tục có sự chuyển biến tích cực, nhiều chỉ tiêu, chỉ số cải thiện hơn so với cùng kỳ năm trước; kinh tế vĩ mô tiếp tục ổn định, lạm phát được kiểm soát. Tuy nhiên, cử tri và Nhân dân tiếp tục bày tỏ sự lo lắng về tình trạng mưa lũ tại một số địa phương gây thiệt hại lớn về người và tài sản; tình trạng người lao động đề nghị giải quyết hưởng chế độ bảo hiểm xã hội một lần tiếp tục gia tăng; tình trạng công nhân ngừng việc tập thể còn tiếp diễn; tình trạng lộ thông tin cá nhân; quảng cáo, giới thiệu sản phẩm không đúng sự thật; tình hình cháy nổ tại khu dân cư có mật độ người ở cao vẫn còn tiếp diễn, gây thiệt hại rất lớn về người và tài sản…

Quyết liệt hơn trong giải quyết đơn thư khiếu nại, tố cáo của công dân và kiến nghị của cử tri -2
Trưởng Ban Dân nguyện Dương Thanh Bình trình bày Báo cáo. Ảnh: Lâm Hiển

Liên quan đến kết quả giám sát việc giải quyết, trả lời kiến nghị của cử tri gửi tới Kỳ họp thứ Năm, Quốc hội khóa XV, Trưởng Ban Dân nguyện cho biết, thông qua các cuộc tiếp xúc cử tri của đại biểu Quốc hội, đã có 2.765 kiến nghị được tổng hợp chuyển đến các cơ quan có thẩm quyền giải quyết. Đến nay, 2.474 kiến nghị đã được giải quyết, trả lời đạt tỷ lệ 89,5%.

Qua giám sát cũng cho thấy, có một số tồn tại, hạn chế trong công tác tổng hợp ý kiến, kiến nghị cử tri và việc giải quyết, trả lời kiến nghị cử tri cần được các cơ quan có giải pháp khắc phục trong thời gian tới. Cụ thể, việc gửi Báo cáo tổng hợp kiến nghị cử tri của một số Đoàn đại biểu Quốc hội chưa bảo đảm đúng thời hạn theo quy định của pháp luật; có kiến nghị thuộc thẩm quyền giải quyết của địa phương vẫn được tập hợp chuyển lên yêu cầu các cơ quan ở Trung ương giải quyết. Việc giải quyết, trả lời cử tri của một số Bộ, ngành chưa bảo đảm thời hạn; việc xây dựng trình ban hành các văn bản quy phạm pháp luật của một số Bộ ngành còn chậm, ảnh hưởng đến quyền và lợi ích hợp pháp của người dân hoặc dẫn đến tình trạng địa phương chưa có cơ sở pháp lý để thực hiện.

Tăng 52 vụ việc khiếu nại, tố cáođược giám sát so với năm 2022

Về tình hình khiếu nại, tố cáo, theo Trưởng Ban Dân nguyện Dương Thanh Bình, báo cáo của Thanh tra Chính phủ và Bộ Công an cho thấy, trong tháng 9.2023, tình hình công dân khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh có chiều hướng tăng so với tháng 8.2023. Trong tháng 9, các cơ quan của Quốc hội, Đoàn đại biểu Quốc hội đã tiếp 291 lượt công dân đến khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh về 290 vụ việc và có 23 lượt đoàn đông người. Qua tiếp công dân, đã ban hành văn bản chuyển đơn của công dân đến cơ quan có thẩm quyền giải quyết đối với 34 vụ việc; hướng dẫn bằng văn bản 11 vụ việc; đã giải thích, hướng dẫn, thuyết phục công dân chấp hành đúng quy định của pháp luật đối với 245 vụ việc.

Quyết liệt hơn trong giải quyết đơn thư khiếu nại, tố cáo của công dân và kiến nghị của cử tri -0
Các đại biểu dự Phiên họp. Ảnh: Lâm Hiển

Nhìn chung trong năm 2023, tình hình công dân đến các cơ quan của Quốc hội, Đoàn đại biểu Quốc hội tăng so với năm 2022. Các cơ quan đã tiếp 5.844 lượt người đến khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh về 5.468 vụ việc và có 277 lượt đoàn đông người. Qua tiếp công dân, đã ban hành 986 văn bản chuyển đơn của công dân đến cơ quan có thẩm quyền giải quyết; hướng dẫn bằng văn bản đối với 319 đơn; trực tiếp giải thích, thuyết phục, vận động 4.153 lượt công dân chấp hành các bản án, kết luận, quyết định giải quyết của cơ quan có thẩm quyền.

Về xử lý đơn thư, số lượng đơn thư của công dân gửi đến các cơ quan của Quốc hội tăng 23,8% so với năm 2022, các cơ quan nhận được tổng số 33.334 đơn thư của công dân chuyển đến. Riêng đối với số lượng đơn của công dân gửi Lãnh đạo Quốc hội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội thuộc trách nhiệm xử lý của Ban Dân nguyện tăng 1.421 đơn, tăng 12% so với năm 2022.

Qua nghiên cứu 13.229 đơn đủ điều kiện xử lý, các cơ quan đã chuyển 5.001 đơn đến các cơ quan có thẩm quyền giải quyết, tăng 676 đơn so với năm 2022; đã ban hành văn bản hướng dẫn, trả lời công dân đối với 1.326 đơn; tiếp tục nghiên cứu, xử lý 1.186 đơn và lưu theo dõi 5.716 đơn.

Thực hiện chỉ đạo của Ủy ban Thường vụ Quốc hội thông qua việc xem xét báo cáo công tác dân nguyện hàng tháng, các cơ quan đã tổ chức nghiên cứu, đánh giá và giám sát việc giải quyết đối với 122 vụ việc khiếu nại, tố cáo đông người, phức tạp để kiến nghị giải quyết dứt điểm. Có 22 Đoàn Đại biểu Quốc hội tổ chức giám sát đối với 135 vụ việc khiếu nại, tố cáo cụ thể, tăng 52 vụ việc so với kỳ báo cáo năm 2022.

Cần có giải pháp, lộ trình rõ ràng trong giải quyết kiến nghị của cử tri

Các Ủy viên Ủy ban Thường vụ Quốc hội cơ bản nhất trí với nội dung Báo cáo của Ban Dân nguyện; ghi nhận công tác chuẩn bị của Ban Dân nguyện đã giúp Quốc hội xây dựng các Báo cáo rất quan trọng, nhất là về kết quả giám sát việc giải quyết, trả lời kiến nghị của cử tri gửi đến Kỳ họp thứ Năm, Quốc hội hội khóa XV sẽ được Quốc hội cho ý kiến tại Kỳ họp thứ Sáu tới.

Quyết liệt hơn trong giải quyết đơn thư khiếu nại, tố cáo của công dân và kiến nghị của cử tri -3
Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật Hoàng Thanh Tùng phát biểu tại Phiên họp. Ảnh: Lâm Hiển

Theo Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật Hoàng Thanh Tùng, Báo cáo của Ban Dân nguyện chuẩn bị công phu và thống kê kết quả tổng hợp, tiếp nhận, xử lý, giải quyết kiến nghị của cử tri. Chính phủ và các bộ ngành, địa phương đã nỗ lực rất lớn trong giải quyết kiến nghị của cử tri với tỷ lệ đạt 89,5%, 2331/2605 kiến nghị cử tri trên toàn quốc đã được xem xét, giải quyết.

Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật cũng ghi nhận các bộ ngành đã tiếp thu kiến nghị của cử tri, sửa đổi, bổ sung 26 văn bản, triển khai thực hiện một số giải pháp trong quản lý điều hành, kịp thời hỗ trợ người dân nâng cao sản xuất kinh doanh, tạo việc làm ổn định cuộc sống. Chính phủ và các bộ, ngành cũng đã tổ chức nhiều đợt thanh tra, kiểm tra, xử lý vi phạm; điều này đã được nêu rất rõ trong các số liệu của Báo cáo như: hơn 4.000 cuộc thanh tra hành chính, hơn 94 nghìn cuộc thanh tra, kiểm tra chuyên ngành và đã phát hiện số lượng vi phạm rất lớn.

Tuy nhiên, Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật cũng chỉ rõ, trong các phụ lục kèm theo Báo cáo, còn một số lượng nhất định kiến nghị của cử tri gửi đến có thống kê nhưng chưa xử lý và chưa có lộ trình xử lý. Qua đó, đề nghị Chính phủ và các bộ, ngành rà soát thêm, có lộ trình để trả lời cử tri và có cơ sở để giám sát, bên cạnh đó cũng phải có trách nhiệm của các cơ quan của Quốc hội, chứ không chỉ riêng trách nhiệm của Chính phủ.

Cho rằng cần có thời gian để điều chỉnh, tạo chuyển biến trong giải quyết kiến nghị của người dân, Chủ tịch Hội đồng Dân tộc Y Thanh Hà Niê K’đăm nêu rõ, cần có giải pháp, lộ trình rất rõ ràng, bởi người dân rất mong chờ kết quả giải quyết, có định hướng cụ thể và những kiến nghị đều là những vấn đề có tác động trực tiếp đến đời sống của người dân. Tuy nhiên, có một số quy trình giải quyết đơn thư, khiếu kiện còn kéo dài, nên người dân phải chờ đợi lâu, dẫn tới tâm lý thiếu tin tưởng vào trách nhiệm và thẩm quyền, tính nghiêm minh của pháp luật.

Kết luận phiên họp, Phó Chủ tịch Quốc hội Trần Quang Phương nhấn mạnh, những nội dung trong Báo cáo đã bao quát tương đối toàn diện, xác đáng và có những dẫn chứng rõ ràng, đưa ra kinh nghiệm cụ thể, phù hợp, có căn cứ. Trên cơ sở kết quả phiên họp, Phó Chủ tịch Quốc hội đề nghị Ban Dân nguyện tiếp thu đầy đủ các ý kiến để nhanh chóng sửa đổi, hoàn thiện các Nghị quyết có liên quan đến công tác tiếp công dân, giải quyết kiến nghị cử tri, tiếp xúc cử tri; các cơ quan của Chính phủ tiếp tục cố gắng, quyết liệt hơn trong công tác giải quyết đơn thư khiếu nại, tố cáo của công dân trong thời gian tới.

Thời sự Quốc hội

toàn cảnh phiên thảo luận tổ 3
Thời sự Quốc hội

Quy định rõ thời hạn cơ quan, tổ chức, cá nhân phải trả lời các kiến nghị giám sát

Chiều 22.11, thảo luận tại tổ 3 (gồm Đoàn ĐBQH các tỉnh Bắc Giang, Nghệ An, Quảng Ngãi), có đại biểu đề nghị, dự thảo Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Hoạt động giám sát của Quốc hội và HĐND cần quy định rõ thời hạn các cơ quan, tổ chức, cá nhân liên quan phải trả lời các kiến nghị giám sát của Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Hội đồng Dân tộc và các Ủy ban, các Đoàn ĐBQH và các ĐBQH.

Toàn cảnh phiên họp tổ 15. Ảnh: Hạnh Nhung
Thời sự Quốc hội

Tiếp tục nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động giám sát của Quốc hội

Tham gia thảo luận tại tổ 15 (gồm Đoàn ĐBQH các tỉnh Yên Bái, Quảng Trị, Bình Thuận, Bình Phước) chiều nay, 22.11, các đại biểu thống nhất việc sửa đổi, bổ sung Luật hoạt Hoạt động giám sát của Quốc hội và Hội đồng nhân dân là rất cần thiết, nhằm nâng cao chất lượng, hiệu lực, hiệu quả hoạt động giám sát, đáp ứng yêu cầu phát triển của đất nước trong giai đoạn mới.

Không nên quy định "cứng" số lượng ĐBQH tham gia đoàn giám sát của Đoàn đại biểu Quốc hội
Thời sự Quốc hội

Không nên quy định "cứng" số lượng ĐBQH tham gia đoàn giám sát của Đoàn đại biểu Quốc hội

Góp ý với dự thảo Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Hoạt động giám sát của Quốc hội và HĐND, nhiều đại biểu đề xuất không nên quy định "cứng" số lượng đại biểu Quốc hội (ĐBQH) tham gia Đoàn giám sát của Đoàn ĐBQH để phù hợp với thực tiễn, tạo thuận lợi trong quá trình tổ chức thực hiện. 

Quang cảnh thảo luận tại Tổ 2 chiều 22.11
Chính trị

Tăng quyền chủ động của đại biểu Quốc hội và đại biểu HĐND trong hoạt động giám sát

Thảo luận tại Tổ 2 về dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Hoạt động giám sát của Quốc hội và Hội đồng nhân dân, các đại biểu thuộc Đoàn ĐBQH TP. Hồ Chí Minh đề nghị, cần tăng cường vai trò, quyền hạn của các ĐBQH và đại biểu HĐND trong hoạt động giám sát, bảo đảm sự chủ động trong tiến hành giám sát.

Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Khắc Định: Đổi mới tư duy xây dựng pháp luật vừa là mục tiêu vừa là yêu cầu bắt buộc
Thời sự Quốc hội

Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Khắc Định: Đổi mới tư duy xây dựng pháp luật vừa là mục tiêu vừa là yêu cầu bắt buộc

Cho ý kiến về dự thảo Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Hoạt động giám sát của Quốc hội và Hội đồng nhân dân tại phiên thảo luận tổ chiều nay, 22.11, Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Khắc Định nhấn mạnh, chuyển thời điểm xem xét các báo cáo thường niên từ kỳ họp cuối năm sang kỳ họp đầu năm là phù hợp, nhằm cung cấp số liệu đầy đủ hơn. Đây cũng là điểm mới rất lớn, căn bản của dự thảo Luật lần này.

Thảo luận tại Tổ 5 về dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Tiêu chuẩn và quy chuẩn kỹ thuật
Thời sự Quốc hội

Cân nhắc cho phép hiệp hội ngành nghề được trực tiếp xây dựng một số tiêu chuẩn

Chiều 22.11, tiếp tục chương trình Kỳ họp thứ Tám, Quốc hội thảo luận tại tổ về dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Tiêu chuẩn và quy chuẩn kỹ thuật. Tại tổ 5 (gồm Đoàn ĐBQH các tỉnh Quảng Nam, Vĩnh Phúc, Lào Cai và Kiên Giang), các đại biểu cho rằng, do cạnh tranh bằng tiêu chuẩn chất lượng, dịch vụ là biện pháp cạnh tranh khôn khoan nhất, nên cần cân nhắc bổ sung quy định giao hội, hiệp hội ngành nghề được trực tiếp xây dựng, ban hành một số tiêu chuẩn.

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn hội kiến Chủ tịch Đảng Nhân dân Campuchia, Chủ tịch Thượng viện Campuchia Hun Sen
Thời sự Quốc hội

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn hội kiến Chủ tịch Đảng Nhân dân Campuchia, Chủ tịch Thượng viện Campuchia Hun Sen

Chiều nay, 22.11, tại Thủ đô Phnom Penh, trong khuôn khổ chuyến thăm chính thức Vương quốc Campuchia và tham dự Hội nghị toàn thể lần thứ 12 của Hội nghị quốc tế các đảng chính trị châu Á (ICAPP 12), Phiên họp lần thứ 11 của Nghị viện Quốc tế vì Bao dung và Hòa bình (IPTP 11), Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn đã hội kiến Chủ tịch Đảng Nhân dân Campuchia (CPP), Chủ tịch Thượng viện Campuchia Samdech Techo Hun Sen.

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn hội kiến Thủ tướng Campuchia
Thời sự Quốc hội

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn hội kiến Thủ tướng Campuchia

Chiều nay, 22.11, tại Thủ đô Phnom Penh, trong khuôn khổ chuyến thăm chính thức Vương quốc Campuchia và tham dự Hội nghị toàn thể lần thứ 12 của Hội nghị quốc tế các đảng chính trị châu Á (ICAPP), Phiên họp lần thứ 11 của Nghị viện Quốc tế vì Bao dung và Hòa bình (IPTP), Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn đã hội kiến Thủ tướng Chính phủ Hoàng gia Campuchia Samdech Hun Manet.

Nâng cao chất lượng, hiệu lực, hiệu quả hoạt động giám sát
Thời sự Quốc hội

Nâng cao chất lượng, hiệu lực, hiệu quả hoạt động giám sát

Chiều 22.11, các đại biểu Tổ 18 (Đoàn đại biểu Quốc hội các tỉnh Thanh Hóa, Trà Vinh, Hà Nam) đã thảo luận về dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Hoạt động giám sát của Quốc hội và Hội đồng nhân dân và dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Tiêu chuẩn và quy chuẩn kỹ thuật.

ĐBQH Trần Nhật Minh (Nghệ An)
Thời sự Quốc hội

Cân nhắc không quy định thu thuế với điều hòa nhiệt độ công suất từ 90.000 BTU trở xuống

Thảo luận tại Tổ 3 (gồm Đoàn ĐBQH các tỉnh Bắc Giang, Nghệ An, Quảng Ngãi) sáng nay, nhiều đại biểu đề nghị cân nhắc quy định thu thuế tiêu thụ đặc biệt đối với điều hòa nhiệt độ công suất từ 90.000 BTU trở xuống. Bởi lẽ, cùng với sự phát triển của xã hội, điều hòa nhiệt độ đang trở thành nhu cầu thiết yếu trong công việc cũng như cuộc sống của người dân. Đây không còn là mặt hàng xa xỉ như trước.

Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Thanh phát biểu tại phiên họp tổ
Thời sự Quốc hội

Cần lộ trình đánh thuế tiêu thụ đặc biệt với nước giải khát có đường

Sáng 22.11, thảo luận tại Tổ 12 (gồm Đoàn ĐBQH các tỉnh Hưng Yên, Ninh Bình, Quảng Bình, Bắc Kạn), Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Thanh nêu rõ, với nhiều nước trên thế giới, thuế tiêu thụ đặc biệt thường hướng tới các sản phẩm hàng hóa có hại cho sức khỏe, môi trường hoặc các mặt hàng xa xỉ. Việt Nam cũng đang theo xu hướng chung của thế giới. Tuy nhiên, cần làm rõ, đánh giá kỹ lưỡng hơn và có lộ trình phù hợp, bởi có những sản phẩm vừa đóng góp thu ngân sách vừa phục vụ nhu cầu chính đáng con người.

Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Khắc Định phát biểu tại buổi thảo luận Tổ 10. Ảnh: Minh Trang
Thời sự Quốc hội

Bảo đảm công bằng và thỏa đáng với các đối tượng nộp thuế

Phát biểu tại phiên thảo luận Tổ 10 (gồm Đoàn ĐBQH các tỉnh: Thái Bình, Đắk Nông, Tiền Giang) sáng nay, 22.11, Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Khắc Định nhấn mạnh, dự thảo Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp (sửa đổi) và dự thảo Luật Thuế tiêu thụ đặc biệt (sửa đổi) là 2 dự luật rất quan trọng. Việc sửa đổi phải bảo đảm công bằng và thỏa đáng với các đối tượng nộp thuế, kể cả tổ chức, cá nhân, doanh nghiệp, đối tượng là người nước ngoài, tổ chức thương mại trong nước hay nước ngoài... nhưng cũng phải phù hợp với các thông lệ quốc tế.

Thảo luận tổ 15 sáng 22.11. Ảnh: Hạnh Nhung
Thời sự Quốc hội

Xem xét tăng thuế tiêu thụ đặc biệt đối với mặt hàng thuốc lá

Thảo luận tại Tổ 15 (gồm Đoàn ĐBQH các tỉnh: Yên Bái, Quảng Trị, Bình Thuận, Bình Phước) sáng 22.11 về dự án Luật Thuế tiêu thụ đặc biệt (sửa đổi), các ĐBQH đề nghị, cần tăng mạnh thuế tiêu thụ đặc biệt đối với mặt hàng thuốc lá; đồng thời xem xét, nghiên cứu, bổ sung đối tượng chịu thuế là thuốc lá điện tử.

Tổ 5 (gồm Đoàn ĐBQH các tỉnh Quảng Nam, Vĩnh Phúc, Lào Cai và Kiên Giang) thảo luận về dự án Luật Thuế tiêu thụ đặc biệt (sửa đổi)
Thời sự Quốc hội

Cần có lộ trình tăng thuế phù hợp, tránh ảnh hưởng lớn đến doanh nghiệp

Thảo luận tại Tổ 5 (gồm Đoàn ĐBQH các tỉnh Quảng Nam, Vĩnh Phúc, Lào Cai và Kiên Giang) về dự thảo Luật Thuế tiêu thụ đặc biệt (sửa đổi) sáng nay, 22.11, các đại biểu đề nghị, cơ quan chủ trì soạn thảo cân nhắc đưa ra lộ trình tăng thuế tiêu thụ đặc biệt phù hợp trong 3 - 5 năm tới với một số mặt hàng đặc thù, tránh gây ảnh hưởng lớn đến doanh nghiệp.

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn cùng các Trưởng đoàn chào xã giao Chủ tịch danh dự Hội nghị ICAPP 12
Thời sự Quốc hội

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn cùng các Trưởng đoàn chào xã giao Chủ tịch danh dự Hội nghị ICAPP 12

Sáng 22.11, tại thủ đô Phnom Penh, trước khi dự khai mạc Hội nghị toàn thể lần thứ 12 Hội nghị quốc tế các đảng chính trị châu Á ICAPP 12, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn cùng các thành viên Ban Chấp hành ICAPP, Lãnh đạo Hội nghị toàn thể ICAPP 12, Lãnh đạo các đảng chính trị/tổ chức đối tác đã chào xã giao Chủ tịch Đảng Nhân dân Campuchia, Chủ tịch Thượng viện Vương quốc Campuchia Samdech Hun Sen, Chủ tịch danh dự của Hội nghị toàn thể ICAPP lần thứ 12 và Phó Chủ tịch Đảng Nhân dân Campuchia, Thủ tướng Chính phủ Hoàng gia Vương quốc Campuchia Samdech Hun Manet.