Góp ý dự thảo Luật Khoa học và Công nghệ (sửa đổi):

Quy định về Quỹ Phát triển khoa học và công nghệ cần cụ thể, sát thực tiễn

Việc dự thảo Luật Khoa học và Công nghệ (sửa đổi) bổ sung quy định khuyến khích thành lập Quỹ Phát triển khoa học và công nghệ là rất cần thiết, đề nghị cần được xây dựng cụ thể, sát thực tiễn, tránh tình trạng dùng sai mục đích hoặc lập Quỹ mà không thể sử dụng vì vướng quy định.

Đây là đề xuất được nêu tại hội thảo lấy ý kiến về định hướng chính sách lớn trong sửa đổi Luật Khoa học và Công nghệ, do Ủy ban Khoa học, Công nghệ và Môi trường tổ chức sáng 13.6.

Dự thảo Luật đã chú trọng chủ thể thực sự của đổi mới sáng tạo

Tại hội thảo, đa số đại biểu tham dự tán thành với việc cần sửa đổi Luật Khoa học và Công nghệ năm 2013 để phù hợp với bối cảnh mới, trước sự phát triển nhanh của khoa học và công nghệ thế giới cũng như trong nước.

Góp ý vào dự thảo Luật, Chủ tịch HĐQT Tập đoàn TH, ông Ngô Minh Hải cho biết, là doanh nghiệp ứng dụng công nghệ cao, tiên phong đổi mới sáng tạo tại Việt Nam, Tập đoàn đồng tình, ủng hộ với các nội dung sửa đổi, bổ sung của Luật Khoa học và Công nghệ.

Quy định về Quỹ Phát triển khoa học và công nghệ cần cụ thể, sát thực tiễn -0
Ông Ngô Minh Hải, Chủ tịch HĐQT Tập đoàn TH phát biểu tại cuộc họp sáng 13.6.

Theo ông Hải, dự thảo Luật đã chú trọng tới chủ thể thực sự của hoạt động đổi mới sáng tạo là các doanh nghiệp, phát huy vai trò then chốt của doanh nghiệp trong chuỗi hoạt động từ nghiên cứu ứng dụng, sản xuất thử nghiệm, thương mại hóa kết quả khoa học và công nghệ; cũng như chuyển dịch hệ thống đổi mới sáng tạo quốc gia theo hướng thực sự lấy doanh nghiệp là trung tâm, viện/trường là chủ thể nghiên cứu mạnh, đi đôi với việc tái cân đối nguồn lực cả từ ngân sách nhà nước và nguồn lực xã hội.

Hiện, Tập đoàn TH đang vận hành nhiều dự án thực phẩm. Trong đó, lĩnh vực kinh doanh nổi bật là Dự án Chăn nuôi bò sữa và chế biến sữa tập trung quy mô công nghiệp công nghệ cao, được triển khai từ tháng 10.2009 với tổng vốn đầu tư 1,2 tỷ USD, tới thời điểm này quy mô đàn bò tiệm cận 70 nghìn con tại Nghệ An và một số tỉnh thành.

Quy định về Quỹ Phát triển khoa học và công nghệ cần cụ thể, sát thực tiễn -0
Quy mô đàn bò thuộc dự án chăn nuôi bò sữa và chế biến sữa của TH tiệm cận 70 nghìn con

Ngay từ năm 2009, khi bắt đầu triển khai Dự án tại tỉnh Nghệ An, Tập đoàn TH là doanh nghiệp đi đầu tại Việt Nam tận dụng những thành quả của thế giới, đó là khoa học công nghệ cao kết hợp khoa học quản trị 4.0 với trí tuệ nhân tạo (AI), dữ liệu lớn (big data)… để tạo ra những đột phá trong sản xuất nông nghiệp. Trong đó, một số công nghệ mang tính tiên phong trên thế giới, lần đầu tiên được TH đưa về Việt Nam tại thời điểm đó, góp phần thay đổi diện mạo, hiện đại hóa ngành chăn nuôi bò sữa và đặt nền móng cho ngành chăn nuôi bò sữa công nghệ cao và chế biến sữa tươi sạch tại Việt Nam.

Đó là công nghệ quản lý đàn bò sữa của Afifarm (Israel) hiện đại nhất thế giới, có thể phát hiện các vấn đề về sức khỏe của bò ở giai đoạn sớm. Trong phối trộn khẩu phần thức ăn, tập đoàn sử dụng công nghệ phần mềm Skiold (Đan Mạch) giúp kiểm soát việc nhập nguyên liệu thức ăn tinh, nghiền, phối trộn các công thức thức ăn tinh; NDS Professional (phần mềm lập khẩu phần thức ăn của Italia) và 1-ONE (phần mềm điều hành phối trộn và rải thức ăn của Israel) để phối trộn hơn 2.000 tấn thức ăn mỗi ngày...

"Kinh nghiệm của TH là cần ứng dụng song hành khoa học công nghệ và khoa học quản trị thì mới tạo ra hiệu quả. Nhờ sự song hành này kết hợp với tư duy, hành động vì mục tiêu phát triển bền vững, TH trở thành mô hình điển hình về kinh tế xanh, kinh tế tri thức, kinh tế tuần hoàn", ông Ngô Minh Hải chia sẻ.

Quy định về Quỹ Phát triển khoa học và công nghệ cần cụ thể, sát thực tiễn -0
Kinh nghiệm của TH là cần ứng dụng song hành khoa học công nghệ và khoa học quản trị mới tạo ra hiệu quả

Nên có chính sách ưu đãi khi nhập khẩu nhân lực và tri thức

Một trong những nội dung được đại biểu quan tâm là việc lập Quỹ Phát triển khoa học và công nghệ. Theo Tổng cục Thuế, trong giai đoạn 2015 - 2021, có tổng số 1.281 lượt doanh nghiệp trích lập Quỹ Phát triển khoa học và công nghệ, trong đó số sử dụng chiếm khoảng 60,3%. So với tổng số doanh nghiệp hiện có, số doanh nghiệp đã thực hiện trích lập Quỹ khá khiêm tốn; số trích Quỹ và sử dụng Quỹ lớn tập trung vào một số tập đoàn, tổng công ty và doanh nghiệp lớn.

Tại Kỳ họp thứ Năm, Quốc hội Khóa XV, khi trả lời chất vấn, Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ Huỳnh Thành Đạt cho biết, tỷ lệ trích lập Quỹ chưa phù hợp với cơ cấu và quy mô của doanh nghiệp Việt Nam; cơ chế khuyến khích trích lập và sử dụng Quỹ chưa đủ hấp dẫn; thủ tục hành chính trong kiểm soát chi của Quỹ chưa linh động và chưa phù hợp với đặc thù của Quỹ, có nội dung chưa được hướng dẫn cụ thể, thủ tục phức tạp khó thực hiện, như cơ chế giám sát nội dung chi tiêu Quỹ, quyết toán chi Quỹ với cơ quan quản lý nhà nước, chế tài phạt đối với việc trích lập mà không sử dụng hay sử dụng không hết 70% số trích…

Từ thực tiễn hoạt động của doanh nghiệp, đại diện Tập đoàn TH cho rằng, đề cương dự thảo Luật hiện nay đã bổ sung quy định cho phép tổ chức, cá nhân nhận đầu tư, tài trợ từ nguồn ngoài ngân sách nhà nước được chi tiêu theo định mức của nhà đầu tư, nhà tài trợ; bổ sung quy định khuyến khích thành lập Quỹ phát triển khoa học và công nghệ của doanh nghiệp… Đây là quy định rất quan trọng và cần thiết. Song, ông đề nghị nội dung của quy định không dừng lại ở nguyên tắc chung, mà cần được xây dựng cụ thể, sát thực tiễn để có thể đi vào cuộc sống, tránh xảy ra tình trạng dùng sai mục đích, hoặc lập Quỹ mà không thể sử dụng vì vướng quy định.

Dự thảo Luật cũng đã bổ sung các trường hợp được hưởng chính sách ưu đãi về thuế để làm căn cứ đề xuất các chính sách cụ thể trong pháp luật về thuế, quy định ưu đãi về mua sắm công, đấu thầu... (mục tiêu khuyến khích, thúc đẩy phát triển mạnh mẽ khoa học công nghệ và đổi mới sáng tạo); bổ sung thuế nhập khẩu máy móc, thiết bị cho nghiên cứu và phát triển. Đây là các nội dung rất thực tiễn, bắt kịp với thời đại.

Quy định về Quỹ Phát triển khoa học và công nghệ cần cụ thể, sát thực tiễn -0
Chi phí dành cho khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo không chỉ là máy móc, công nghệ, mà còn cả con người

Tuy nhiên, theo đại diện doanh nghiệp, chi phí dành cho khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo không chỉ là máy móc, công nghệ, mà còn cả con người (chuyên gia) và tri thức (kiến thức, tài liệu…). Nên chăng dự thảo Luật cũng cần bổ sung thêm các nội dung ưu đãi cho doanh nghiệp khi nhập khẩu nhân lực và tri thức.

“Thực tế, nhiều doanh nghiệp đầu tư nhập khẩu tri thức (mua dữ liệu, tài liệu, thông tin…) đổi mới sáng tạo. Các nội dung của Luật có giúp doanh nghiệp tiếp cận các tri thức đổi mới sáng tạo của nhau hoặc dễ dàng tiếp cận nguồn tri thức đổi mới sáng tạo từ Nhà nước?”, đại diện Tập đoàn TH đặt vấn đề.

Ngoài ra, đại diện doanh nghiệp mong muốn dự thảo Luật cần bổ sung kịp thời những quy định về đạo đức trong nghiên cứu, bên cạnh những bổ sung về rủi ro trong nghiên cứu.

Khoa học - Công nghệ

“Trợ lý ảo” báo cáo kết quả công tác chuyển đổi số trong TAND tại Hội nghị giới thiệu mô hình chuyển đổi số thành công cấp bộ, ngành của TAND tối cao.
Giải đáp pháp luật

Nâng hiệu quả xét xử nhờ trợ lý ảo

Những năm gần đây, ngành tòa án Việt Nam đã chứng kiến những bước tiến mạnh mẽ trong việc ứng dụng công nghệ thông tin, đặc biệt là trong công tác xét xử và hành chính tư pháp. Một trong những thành tựu đáng chú ý là việc triển khai phần mềm trợ lý ảo tòa án, hỗ trợ cán bộ tòa án trong việc tra cứu văn bản pháp luật, giải quyết tình huống pháp lý và nâng cao hiệu quả xét xử.

Cảnh báo lừa đảo qua các ứng dụng công nghệ
Công nghệ

Cảnh báo lừa đảo qua các ứng dụng công nghệ

Trong bối cảnh lừa đảo trực tuyến ngày càng gia tăng, Cục An toàn thông tin (Bộ Thông tin và Truyền thông) khuyến cáo người dân và doanh nghiệp cần nâng cao cảnh giác, xác minh thông tin qua các kênh chính thống, hạn chế chia sẻ thông tin nhạy cảm và áp dụng các biện pháp bảo mật nhiều lớp, kịp thời thông báo với cơ quan chức năng khi phát hiện dấu hiệu đáng ngờ.

Ảnh
Khoa học - Công nghệ

Doanh nghiệp sẽ tự tin ứng dụng công nghệ, mô hình mới

“Với những chính sách mới, đột phá, Nghị quyết số 57-NQ/TW của Bộ Chính trị là một cuộc cách mạng cho sự phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số quốc gia. Các doanh nghiệp cũng sẽ mạnh dạn, tự tin hơn trong ứng dụng công nghệ mới, mô hình kinh doanh mới. Do vậy, chúng tôi đang rất trông đợi nghị quyết sẽ sớm đi vào cuộc sống”, Chủ tịch Hội đồng Tư vấn và hỗ trợ khởi nghiệp phía Nam HUỲNH THANH VẠN chia sẻ.

TS. Nguyễn Quân
Khoa học - Công nghệ

Nhà khoa học cần được quyền tự chủ

“Muốn phát huy vai trò then chốt của nhà khoa học trong phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số theo tinh thần Nghị quyết 57-NQ/TW, cùng với chế độ đãi ngộ về tiền lương, thu nhập, cần phải trao cơ chế tự chủ cao nhất cho các nhà khoa học, cả về tài chính, tổ chức, nhân sự”, TS. NGUYỄN QUÂN, nguyên Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ, Chủ tịch Hội Tự động hóa Việt Nam, đề xuất.

Tìm giải pháp Net Zero cho vùng Đông Nam Bộ
Khoa học - Công nghệ

Tìm giải pháp Net Zero cho vùng Đông Nam Bộ

Đây là đề nghị của Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ Huỳnh Thành Đạt đặt ra cho các chuyên gia, nhà khoa học, nhà quản lý, doanh nghiệp tập trung trao đổi tại Hội thảo “Triển khai Chương trình khoa học và công nghệ phục vụ mục tiêu đạt mức phát thải ròng bằng 0 tại Việt Nam cho vùng Đông Nam Bộ” do Bộ Khoa học và Công nghệ (KH - CN) phối hợp với UBND tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu tổ chức hôm qua.

Ưu tiên nguồn lực phát triển khoa học công nghệ tạo nền tảng vững chắc cho kỷ nguyên vươn mình của dân tộc.
Khoa học - Công nghệ

Tạo bước ngoặt trong hành trình vươn mình của nền kinh tế

Theo PGS.TS. NGUYỄN THƯỜNG LẠNG, Giảng viên cao cấp tại Viện Thương mại và Kinh tế quốc tế, Đại học Kinh tế quốc dân (NEU), Nghị quyết số 57-NQ/TW của Bộ Chính trị về đột phá phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số quốc gia sẽ tạo ra bước ngoặt, hỗ trợ trực tiếp cho quá trình vươn mình của nền kinh tế, đưa Việt Nam thành nước phát triển, có thu nhập cao.

Sau Châu Á, Viettel High Tech tiếp tục mở rộng tại thị trường châu Mỹ
Khoa học - Công nghệ

Sau Châu Á, Viettel High Tech tiếp tục mở rộng tại thị trường châu Mỹ

Sau 4 ngày diễn ra Triển lãm Quốc phòng Quốc tế Việt Nam 2024 (Vietnam Defence Expo 2024), Tổng Công ty Công nghiệp Công nghệ cao Viettel (Viettel High Tech) đã ký kết hàng loạt thỏa thuận hợp tác chiến lược với các đối tác quốc tế, khẳng định năng lực công nghệ và tiềm năng xuất khẩu các sản phẩm công nghệ cao ra thị trường quốc tế.

Trải nghiệm bắn súng thật tại gian hàng của Viettel trong triển lãm Quốc phòng Quốc tế Việt Nam 2024
Khoa học - Công nghệ

Trải nghiệm bắn súng thật tại gian hàng của Viettel trong triển lãm Quốc phòng Quốc tế Việt Nam 2024

Tại gian trưng bày thuộc khu công nghiệp quốc phòng, Tập đoàn Công nghiệp - Viễn thông Quân đội (Viettel) đem đến hệ thống mô phỏng bắn súng trong không gian 3D. Trong môi trường giả lập, người tham gia sẽ sử dụng súng thật, được hướng dẫn cách cầm súng, ngắm bắn vào bia.

Toàn cảnh các thiết bị máy bay không người lái được trưng bày tại triển lãm ngoài trời
Khoa học - Công nghệ

Dàn UAV hiện đại của Việt Nam góp mặt tại Triển lãm Quốc phòng Quốc tế 2024

Tại Triển lãm Quốc phòng Quốc tế Việt Nam 2024, các dòng máy bay không người lái (UAV) đã khẳng định tiềm lực công nghệ quốc phòng và năng lực tự chủ của nước ta; các sản phẩm này phục vụ nhiệm vụ trinh sát, chỉ thị mục tiêu và tấn công chính xác, phù hợp với nhiều môi trường tác chiến.

Máy bay TP-150: Dấu ấn công nghệ hàng không quân sự
Công nghệ

Máy bay TP-150: Dấu ấn công nghệ hàng không quân sự

Ngành công nghiệp quốc phòng Việt Nam đã đạt được một bước tiến lớn với sự ra đời của máy bay TP-150, mẫu máy bay huấn luyện và tuần tra đầu tiên được chế tạo trong nước. TP-150 được trưng bày tại Triển lãm Quốc phòng quốc tế Việt Nam 2024, thu hút sự quan tâm của nhiều khách tham quan.

Xe chiến đấu bộ binh XCB-01 - minh chứng cho khả năng tự chủ quốc phòng
Khoa học - Công nghệ

Xe chiến đấu bộ binh XCB-01 - minh chứng cho khả năng tự chủ quốc phòng

Tại Triển lãm Quốc phòng quốc tế Việt Nam 2024, xe chiến đấu bộ binh mang tên XCB-01 thu hút sự quan tâm của đông đảo người dân, bởi đây là phương tiện bọc thép bánh xích đầu tiên được Việt Nam nghiên cứu và chế tạo trong nước. Đây không chỉ là minh chứng cho sự phát triển công nghệ mà còn thể hiện khả năng tự chủ quốc phòng của Việt Nam.