Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Công an nhân dân:

Tạo động lực, khích lệ mạnh mẽ cán bộ, chiến sĩ Công an nhân dân

Nguyễn Hải Dũng - Phó Trưởng đoàn chuyên trách Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Nam Định

Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Công an nhân dân đã được Quốc hội Khóa XV thông qua ngày 22.6.2023 và có hiệu lực từ ngày 15.8.2023 sẽ góp phần giải quyết vướng mắc, bất cập hiện nay. Đồng thời, bước đầu đáp ứng yêu cầu xây dựng lực lượng công an cách mạng, chính quy, tinh nhuệ, hiện đại theo tinh thần của Nghị quyết số 12-NQ/TW ngày 16.3.2022 của Bộ Chính trị.

Phù hợp với tính chất, môi trường công tác, chiến đấu

Trước hết, việc tăng tuổi lao động luôn là bài toán khó, làm đau đầu những nhà hoạch định chính sách với những đánh giá tác động kỹ lưỡng dưới các góc độ kinh tế, xã hội, tổ chức bộ máy, chi phí Nhà nước để thực hiện chính sách.

Phó Trưởng Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Nam Định Nguyễn Hải Dũng
Phó Trưởng đoàn chuyên trách Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Nam Định Nguyễn Hải Dũng

Tại Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Công an nhân dân, Quốc hội đã đồng ý tăng hạn tuổi phục vụ cao nhất của sĩ quan, hạ sĩ quan Công an nhân dân nói chung là 2 tuổi, riêng đối với nữ Thượng tá tăng 3 tuổi, nữ Đại tá tăng 5 tuổi. Với việc tăng này thì chỉ có một số cấp hàm là tương đương tuổi nghỉ hưu của cán bộ, công chức theo Bộ luật Lao động, đó là cấp Tướng, Đại tá nam 62 tuổi, nữ 60 tuổi, còn lại từ Thượng tá trở xuống vẫn chưa bằng tuổi nghỉ hưu mà Bộ luật Lao động quy định cho lao động trong điều kiện bình thường.

Có thể thấy, lao động của lực lượng vũ trang nói chung và công an nhân dân nói riêng là vất vả, nặng nhọc, nguy hiểm. Do đó, việc tăng hạn tuổi phục vụ cao nhất cho đa số hạ sĩ quan, sĩ quan công an nhân dân tiệm cận mức tối đa của Bộ luật Lao động là hợp lý, phù hợp với sức khỏe, tính chất, môi trường công tác, chiến đấu. Đồng thời, cũng là cơ hội để có thể sử dụng kinh nghiệm, kỹ năng công tác của sĩ quan, hạ sĩ quan; đội ngũ cán bộ có thâm niên công tác sẽ là những người chuyển giao kinh nghiệm quý báu của minh cho thế hệ đi sau, rút ngắn khoảng cách từ lý thuyết đến thực tiễn cho đội ngũ cán bộ trẻ.

Có ý kiến lo ngại về nữ sĩ quan giữ cấp bậc hàm Đại tá phải công tác đến 60 tuổi thì không đảm bảo về sức khỏe. Trên thực tế, nữ sĩ quan giữ cấp bậc hàm Đại tá chủ yếu được bố trí giữ chức vụ lãnh đạo cấp Cục và tương đương, Trưởng phòng và tương đương ở đơn vị thuộc Bộ Công an…làm nhiệm vụ chỉ huy, quản lý, điều hành cho nên sẽ đảm đương được nhiệm vụ. Với nữ sĩ quan giữ cấp bậc hàm Thượng tá chủ yếu được bố trí công tác ở cấp phòng và tương đương, vừa tham gia công tác quản lý vừa trực tiếp thực hiện nhiệm vụ chiến đấu và phục vụ chiến đấu nên tuổi tối đa 58 là phù hợp.

Việc tăng tuổi phục vụ cao nhất cho nữ sĩ quan trong Luật cũng tăng mức độ bình đẳng giới với nam giới khi phục vụ trong Công an nhân dân, nữ giới thấp hơn nam giới 2 tuổi ở các cấp bậc hàm từ Thiếu tá trở lên, do đó nữ sĩ quan sẽ có điều kiện công tác lâu hơn và hưởng bảo hiểm hưu trí cao hơn so với Luật Công an nhân dân năm 2018.

Đáp ứng yêu cầu phản ứng nhanh lẹ của lực lượng trong đơn vị

Về quy định tăng thêm 6 vị trí có cấp bậc hàm cao nhất là cấp Tướng, như vậy trong Công an nhân dân sẽ có 205 chức vụ, chức danh sĩ quan có hàm cấp Tướng; số lượng này là phù hợp với quy định mà cơ quan có thẩm quyền giao. Đối với Chủ nhiệm Ủy ban Quốc phòng và An ninh của Quốc hội hiện nay do đồng chí Thứ trưởng Bộ Công an biệt phái đảm nhiệm, có cấp bậc hàm cao nhất là Thượng tướng, trên nguyên tắc cán bộ biệt phái được phong hàm, bổ nhiệm, khen thưởng, kỷ luật như sĩ quan Công an nhân dân, nên quy định này là phù hợp.

Một số vị trí có trần cấp bậc hàm cao nhất là Đại tá, như ở các Trung đoàn trực thuộc Bộ Tư lệnh Cảnh sát cơ động, Bộ Tư lệnh Cảnh vệ, Công an TP. Hà Nội, Công an TP. Hồ Chí Minh: Đây là lực lượng trực tiếp chiến đấu, sẵn sàng cơ động, đối mặt với những tình huống khó khăn, phức tạp, nguy hiểm, cần xử lý nhanh, cần một người lãnh đạo có cấp hàm đủ uy quyền điều hành, chỉ huy giải quyết tình huống, bảo đảm giữ vững an ninh trật tự, nhanh chóng khôi phục tình trạng bình thường trên địa bàn, cho nên cần thiết quy định cấp bậc hàm Đại tá cho vị trí này. Cấp Trung đoàn trong Công an nhân dân và Quân đội nhân dân có những điểm tương đồng, nhưng cũng có những khác biệt về tính chất, cường độ, sự phức tạp trong công tác, cần thấy sự khác biệt này để xác định cấp bậc hàm Đại tá là tương xứng với trách nhiệm mà Trung đoàn trưởng trong Công an nhân dân được giao.

Công an huyện, thị xã, thành phố thuộc tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương hiện được quy định cấp bậc hàm cao nhất là Thượng tá và Luật mới được thông qua vẫn giữ nguyên, chỉ quy định đối với công an thành phố thuộc TP. Hà Nội, TP. Hồ Chí Minh có cấp bậc hàm cao hơn 1 cấp (Đại tá). Thực tế, công an các quận có cấp bậc hàm Đại tá, TP. Thủ Đức thuộc TP. Hồ Chí Minh được sáp nhập từ 3 quận, nên công an TP. Thủ Đức phải có cấp bậc hàm Đại tá là phù hợp.

Những quy định mới về thăng cấp bậc hàm trước thời hạn và thăng cấp bậc hàm vượt bậc khi sĩ quan Công an nhân dân có thành tích đặc biệt xuất sắc trong công tác, chiến đấu, học tập, nghiên cứu khoa học… sẽ là nguồn cổ vũ, là động lực, sự khích lệ mạnh mẽ đối với cán bộ, chiến sĩ Công an nhân dân trong suốt quá trình rèn luyện, phấn đấu của mình, từ đó cũng sẽ xuất hiện thêm nhiều hơn nữa những điển hình tiên tiến, làm giàu có, phong phú hơn thành tích chung của lực lượng Công an nhân dân. Quy định mới về tăng cấp bậc hàm cao nhất ở một số đơn vị, địa phương cũng thể hiện tính chất, mức độ quan trọng về an ninh, trật tự ở địa phương đó hoặc yêu cầu cao hơn về lãnh đạo, chỉ huy, đáp ứng yêu cầu phản ứng nhanh lẹ của lực lượng trong đơn vị, tăng cấp bậc hàm cao hơn để người giữ chức vụ, chức danh có điều kiện tốt hơn, thuận lợi hơn khi thực hiện chức trách, nhiệm vụ được giao.

Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Công an nhân dân sẽ có hiệu lực pháp lý từ ngày 15.8.2023. Hy vọng rằng, với những chính sách mới nêu trên, các sĩ quan, hạ sĩ quan Công an nhân dân sẽ có nhiều điều kiện để lập thêm nhiều thành tích trong bảo vệ an ninh quốc gia, bảo đảm trật tự an toàn xã hội và đấu tranh phòng, chống tội phạm, mang lại cuộc sống bình yên cho Nhân dân.

Quốc hội và Cử tri

 Kỳ vọng vào sự phát triển bứt phá của đầu tàu kinh tế của cả nước
Quốc hội và Cử tri

Kỳ vọng vào sự phát triển bứt phá của đầu tàu kinh tế của cả nước

Đảng và Nhà nước luôn dành cho Thành phố Hồ Chí Minh sự quan tâm đặc biệt. Thời gian qua, kinh tế - xã hội của Thành phố có bước phục hồi và phát triển tích cực. Phần lớn các chỉ số quan trọng đều tăng so với cùng kỳ. Ghi nhận và đánh giá cao nỗ lực và kết quả Thành phố đã đạt được, song một trong những nội dung được các đại biểu tập trung thảo luận tại cuộc làm việc giữa Đảng đoàn Quốc hội và Ban Thường vụ Thành ủy Thành phố Hồ Chí Minh sáng nay, đó là dù đà tăng trưởng quý sau tích cực hơn quý trước, nhưng chưa có đột phá như kỳ vọng và mong muốn đặt ra với một đô thị đặc biệt lớn nhất, giữ vai trò đầu tàu kinh tế của cả nước.

Ngọc đầu sư Nguyễn Văn Ngợi trọn đời vì sự nghiệp đại đoàn kết dân tộc
Quốc hội và Cử tri

Ngọc đầu sư Nguyễn Văn Ngợi trọn đời vì sự nghiệp đại đoàn kết dân tộc

Nguyễn Túc - Ủy viên Đoàn Chủ tịch Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam

Với gần 50 năm chăm lo sự nghiệp đại đoàn kết dân tộc, Ngọc đầu sư Nguyễn Văn Ngợi đã từng đảm nhiệm: Chủ tịch Mặt trận Việt Minh huyện Tam Bình, tỉnh Vĩnh Long từ ngày 28.8.1945; Chủ tịch Mặt trận Liên Việt tỉnh Vĩnh Long từ năm 1947 sau đó là Phó Chủ tịch Mặt trận Vĩnh - Trà khi hai tỉnh sáp nhập; Ủy viên Đoàn Chủ tịch Mặt trận Dân tộc giải phóng miền Nam Việt Nam khi Mặt trận ra đời, rồi Ủy viên Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam khi thống nhất ba tổ chức Mặt trận trong cả nước.

Chính sách đơn lẻ sẽ khó đạt mục tiêu
Chính sách và cuộc sống

Chính sách đơn lẻ sẽ khó đạt mục tiêu

Tại cuộc họp báo quý III.2024 diễn ra mới đây, Thứ trưởng Bộ Tài chính Nguyễn Đức Chi cho biết, Bộ đồng tình với đề xuất nghiên cứu chính sách đánh thuế với trường hợp sở hữu, sử dụng nhiều nhà, đất nhằm hạn chế đầu cơ, mua đi bán lại trong thời gian ngắn để kiếm lời của Bộ Xây dựng. Bộ Tài chính sẽ tiếp thu, nghiên cứu, hoàn thiện các chính sách thuế liên quan đến bất động sản…

Trung tướng Hà Thọ Bình - Tư lệnh Quân khu 4 ghi nhận và tiếp thu các kiến nghị của cử tri.
Hoạt động của Đoàn ĐBQH

Cử tri kiến nghị có phương án xử lý hiệu quả tài sản công sau sáp nhập đơn vị hành chính

Tiếp tục chương trình tiếp xúc cử tri trước Kỳ họp thứ Tám, Quốc hội Khoá XV, sáng 4.10, Đoàn ĐBQH tỉnh Hà Tĩnh gồm: Trung tướng Hà Thọ Bình - Tư lệnh Quân khu 4 và Ủy viên Chuyên trách Ủy ban Kinh tế Bùi Thị Quỳnh Thơ đã tiếp xúc với cử tri xã Kỳ Châu, huyện Kỳ Anh.

Cử tri Bình Thuận kiến nghị về việc thống nhất đồng bộ sách giáo khoa
Hoạt động của Đoàn ĐBQH

Cử tri Bình Thuận kiến nghị về việc thống nhất đồng bộ sách giáo khoa

Hiện nay, việc sử dụng nhiều bộ sách trong trường học có nhiều bất cập, đồng thời giá thành các bộ sách khá cao so với mặt bằng thu nhập chung của các gia đình có thu nhập thấp gây khó khăn cho các gia đình khi vào đầu năm học mới. Đó là ý kiến, kiến nghị của nhiều cử tri xã La Dạ và Đa Mi (huyện Hàm Thuận Bắc, Bình Thuận) tại cuộc TXCT với Đoàn Đại biểu Quốc hội (ĐBQH) tỉnh Bình Thuận.

Ảnh minh họa.
Chính sách và cuộc sống

Giảm thời gian xử lý thủ tục để tăng hiệu quả hỗ trợ

Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đang xây dựng dự thảo Nghị định về cơ chế, chính sách hỗ trợ sản xuất nông nghiệp để khôi phục sản xuất vùng bị thiệt hại do thiên tai, dịch bệnh thực vật, thay thế cho Nghị định 02/2017/NĐ-CP. Một trong những yêu cầu đặt ra là phải rút ngắn thời hạn giải quyết thủ tục hành chính để chính sách hỗ trợ nhanh chóng đến với đối tượng thụ hưởng.

Đoàn ĐBQH tỉnh Hà Tĩnh trao đổi với cử tri huyện Đức Thọ.
Hoạt động của Đoàn ĐBQH

Lắng nghe, kịp thời giải quyết kiến nghị của cử tri và Nhân dân

Các cấp ủy, chính quyền địa phương, đội ngũ cán bộ, nhất là người đứng đầu tiếp tục sâu sát cơ sở, tổ chức đối thoại, lắng nghe và kịp thời giải quyết những phản ánh, kiến nghị của cử tri và Nhân dân. Đây là nhấn mạnh của Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng, Trưởng ban Tổ chức Trung ương Lê Minh Hưng tại cuộc tiếp xúc cử tri chiều 3.10 của Đoàn ĐBQH tỉnh Hà Tĩnh.

Cơ sở quan trọng để Quốc hội ban hành quyết sách sát thực, phù hợp thực tiễn
Hoạt động của Đoàn ĐBQH

Cơ sở quan trọng để Quốc hội ban hành quyết sách sát thực, phù hợp thực tiễn

Tiếp tục chương trình tiếp xúc cử tri trước Kỳ họp thứ Tám, Quốc hội Khóa XV, sáng 3.10, Đoàn ĐBQH tỉnh Hà Tĩnh gồm: Phó Chủ nhiệm Ủy ban Đối ngoại Lê Anh Tuấn; Phó Trưởng đoàn chuyên trách Đoàn ĐBQH tỉnh Trần Đình Gia; Ủy viên Chuyên trách Ủy ban Kinh tế Bùi Thị Quỳnh Thơ đã tiếp xúc cử tri huyện Hương Khê.

Sau hơn 3 năm thực hiện Luật PPP, hiện có 31 dự án mới đang được triển khai thực hiện và 11 dự án đang chuẩn bị đầu tư theo phương thức PPP
Chính sách và cuộc sống

Không làm "sống lại" những tồn tại trước đây

Theo đề nghị xây dựng Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Quy hoạch, Luật Đầu tư, Luật Đầu tư theo phương thức đối tác công tư và Luật Đấu thầu, có khoảng 20 điều của Luật Đầu tư theo phương thức đối tác công tư sẽ được sửa đổi, bổ sung, tập trung vào 3 nhóm chính sách: Một là, mở rộng, đa dạng hóa lĩnh vực, hình thức, phương thức thực hiện dự án Đầu tư theo phương thức đối tác công tư (PPP); hoàn thiện cơ chế tài chính đối với dự án PPP nhằm tối đa hóa nguồn lực từ khu vực tư nhân, bảo đảm vai trò dẫn dắt của đầu tư công. Hai là, đơn giản hóa thủ tục, đẩy mạnh phân cấp quản lý nhà nước đối với dự án PPP, tạo thuận lợi cho công tác chuẩn bị đầu tư, đẩy nhanh tiến độ thực hiện dự án. Ba là, xử lý dứt điểm những khó khăn, vướng mắc đối với dự án BOT, BT chuyển tiếp.

Quang cảnh buổi tiếp xúc cử tri.
Hoạt động của Đoàn ĐBQH

Phú Yên: Tăng cường tuyên truyền những luật mới sửa đổi

Vừa qua, tại Hội trường UBND phường Hòa Vinh, thị xã Đông Hòa, Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy, Trưởng đoàn ĐBQH tỉnh Phú Yên Phạm Đại Dương; Ủy viên Thường trực Ủy ban Văn hóa, Giáo dục Đỗ Chí Nghĩa; Tỉnh ủy viên, Giám đốc Sở Khoa học và Công nghệ Dương Bình Phú đã có buổi TXCT thị xã Đông Hòa trước Kỳ họp thứ Tám, Quốc hội Khóa XV.