Kỳ họp thứ Bảy, Quốc hội Khóa XV:

Quốc hội thông qua Luật Công nghiệp quốc phòng, an ninh và động viên công nghiệp

Chiều 27.6, tiếp tục chương trình Kỳ họp thứ Bảy, dưới sự điều hành của Phó Chủ tịch Quốc hội, Thượng tướng Trần Quang Phương, Quốc hội đã biểu quyết thông qua Luật Công nghiệp quốc phòng, an ninh và động viên công nghiệp với 464/464 tổng số ĐBQH tham gia biểu quyết tán thành, đạt 95,47%.

Ưu tiên cơ chế đặc thù cho công nghiệp quốc phòng, an ninh

Luật Công nghiệp quốc phòng, an ninh và động viên công nghiệp gồm 7 chương, 86 điều, quy định về vị trí, nhiệm vụ, nguyên tắc, tổ chức, hoạt động, nguồn lực, chế độ, chính sách; trách nhiệm của cơ quan, tổ chức, cá nhân về công nghiệp quốc phòng, an ninh và động viên công nghiệp.

Quốc hội thông qua Luật Công nghiệp quốc phòng, an ninh và động viên công nghiệp -0
Phó Chủ tịch Quốc hội, Thượng tướng Trần Quang Phương điều hành Phiên họp. Ảnh: Lâm Hiển

Chính sách của Nhà nước về công nghiệp quốc phòng, an ninh và động viên công nghiệp, đó là ưu tiên bảo đảm ngân sách, có chính sách, cơ chế đặc thù cho công nghiệp quốc phòng, an ninh và động viên công nghiệp. Xây dựng, phát triển cơ sở công nghiệp quốc phòng nòng cốt, cơ sở công nghiệp an ninh nòng cốt tinh, gọn, mạnh, hiệu quả, tiên tiến, hiện đại; gắn kết chặt chẽ giữa nghiên cứu, thiết kế, chế tạo với sản xuất, sửa chữa đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ quân sự, quốc phòng, an ninh.

Ưu tiên nguồn lực cho phát triển khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo trong lĩnh vực công nghiệp quốc phòng, an ninh. Huy động tối đa nguồn lực của công nghiệp quốc gia, xây dựng và phát triển công trình hạ tầng phục vụ công nghiệp quốc phòng, an ninh và động viên công nghiệp; thu hút, đào tạo, sử dụng hiệu quả nguồn nhân lực chất lượng cao phục vụ công nghiệp quốc phòng, an ninh. Xây dựng và phát triển công nghiệp quốc phòng, an ninh theo hướng lưỡng dụng, gắn kết chặt chẽ, trở thành mũi nhọn của công nghiệp quốc gia…

Quốc hội thông qua Luật Công nghiệp quốc phòng, an ninh và động viên công nghiệp -0
Các đại biểu bấm nút biểu quyết. Ảnh: Lâm Hiển

Luật cũng quy định cấm các hành vi, như: làm lộ bí mật nhà nước về xây dựng và phát triển công nghiệp quốc phòng, công nghiệp an ninh và động viên công nghiệp. Hủy hoại, cố ý làm hỏng, mua, bán, tặng cho, cho thuê, cầm cố, thế chấp, khai thác, sử dụng trái phép trang thiết bị và tài sản khác do Nhà nước giao cho cơ sở công nghiệp quốc phòng, cơ sở công nghiệp an ninh, cơ sở công nghiệp động viên.

Cấm các hành vi mua, bán, tàng trữ, sử dụng trái phép vũ khí trang bị kỹ thuật, phương tiện kỹ thuật nghiệp vụ, vật tư kỹ thuật và sản phẩm động viên công nghiệp; chiếm đoạt, sử dụng, mua, bán và chuyển giao trái phép thông tin, tài liệu, sáng chế, quy trình và bí quyết công nghệ thuộc bí mật nhà nước về công nghiệp quốc phòng, an ninh và động viên công nghiệp…

Định hướng chung tạo nguồn lực cho công nghiệp quốc phòng, an ninh

Trước đó, trong Báo cáo giải trình, tiếp thu, chỉnh lý dự thảo Luật do Chủ nhiệm Ủy ban Quốc phòng và An ninh Lê Tấn Tới trình bày cho biết, có ý kiến cho rằng, Luật Đấu thầu chỉ cho phép chỉ định thầu đối với gói thầu cần bảo vệ bí mật nhà nước.

Quốc hội thông qua Luật Công nghiệp quốc phòng, an ninh và động viên công nghiệp -1
Chủ nhiệm Ủy ban Quốc phòng và An ninh Lê Tấn Tới trình bày Báo cáo giải trình, tiếp thu, chỉnh lý dự thảo luật. Ảnh: Lâm Hiển

Do đó, Luật này cần có quy định đặc thù về việc lựa chọn nhà thầu đối với chương trình, dự án đầu tư, mua sắm vật tư cho sản xuất công nghiệp quốc phòng, an ninh có nội dung được xác định mức độ tối mật; tiếp tục rà soát khoản này và nội dung đặc thù ở các điều, khoản khác để bổ sung vào khoản 2 Điều này cho đầy đủ, chặt chẽ.

Tiếp thu ý kiến của ĐBQH, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã bổ sung vào cuối điểm b nội dung “đàm phán, ký kết hợp đồng tiếp nhận chuyển giao công nghệ, liên doanh, liên kết với đối tác nước ngoài” và chỉnh lý một số nội dung tại điểm b cho phù hợp với Luật Đấu thầu.

Đồng thời, bổ sung điểm d “quy định về giá vũ khí trang bị kỹ thuật, phương tiện kỹ thuật nghiệp vụ được xác định theo quy định của pháp luật khi áp dụng phương pháp định giá chung có nội dung đặc thù; quy định về thực hiện chỉ định nhà cung cấp và áp dụng hình thức đàm phán giá đối với việc mua sắm sản phẩm mẫu, vật tư, bán thành phẩm đặc chủng phục vụ sản xuất quốc phòng, an ninh” để tương ứng nội dung tại khoản 3, Điều 23 và điểm đ, khoản 1, Điều 61.

Về hoạt động quản lý nguồn lực tài chính cho công nghiệp quốc phòng, an ninh (Điều 21), tại Khoản 1, có ý kiến đề nghị rà soát quy định tại khoản này cho phù hợp, chặt chẽ, tránh cách hiểu chỉ ưu tiên phân bổ nguồn lực dự toán ngân sách nhà nước thuộc lĩnh vực quốc phòng, an ninh cho nhiệm vụ sản xuất quốc phòng, an ninh; nghiên cứu bỏ từ “Hoạt động” tại tên điều.

Quốc hội thông qua Luật Công nghiệp quốc phòng, an ninh và động viên công nghiệp -0
Quang cảnh Phiên họp. Ảnh: Lâm Hiển

Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho biết, dự thảo Luật quy định mang tính chính sách, định hướng chung tạo nguồn lực cho công nghiệp quốc phòng, an ninh nhằm xây dựng Quân đội nhân dân, Công an nhân dân cách mạng, chính quy, tinh nhuệ, hiện đại.

Tuy nhiên, để tránh cách hiểu việc ngân sách nhà nước được phân bổ cho Bộ Quốc phòng, Bộ Công an chỉ ưu tiên cho công nghiệp quốc phòng, công nghiệp an ninh cao hơn các nhiệm vụ khác, tiếp thu ý kiến ĐBQH, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đề nghị Quốc hội bỏ cụm từ “của Bộ Quốc phòng, Bộ Công an” tại khoản 1 và bỏ từ “Hoạt động” tại tên điều như dự thảo Luật trình Quốc hội thông qua.

Tại Khoản 2, có ý kiến đề nghị nghiên cứu, bổ sung quy định về cơ chế tăng vốn điều lệ trực tiếp từ nguồn trích lại lợi nhuận sau thuế của doanh nghiệp công nghiệp quốc phòng, doanh nghiệp công nghiệp an ninh hoặc các nguồn huy động hợp pháp khác để giảm áp lực cho ngân sách nhà nước hoặc nghiên cứu bổ sung quy định tăng vốn điều lệ từ Quỹ công nghiệp quốc phòng, an ninh.

Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho biết, dự thảo Luật quy định lợi nhuận sau thuế được sử dụng để trích các quỹ theo quy định của pháp luật, trong đó có Quỹ công nghiệp quốc phòng, an ninh và các nhiệm vụ gắn với nghiên cứu, sản xuất sản phẩm mới, công nghệ cao và bù đắp chi phí nghiên cứu không thành công.

Việc tăng vốn điều lệ của doanh nghiệp là cơ sở công nghiệp quốc phòng nòng cốt phải thực hiện theo quy định của Luật Quản lý, sử dụng vốn nhà nước đầu tư vào hoạt động sản xuất, kinh doanh tại doanh nghiệp. Chính sách về vốn điều lệ cũng đã được quy định cụ thể tại khoản 2 Điều này.

Do đó, để bảo đảm tính trọng tâm, khả thi của việc trích lợi nhuận sau thuế, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đề nghị Quốc hội cho giữ như dự thảo Luật.

Thời sự Quốc hội

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn: Hoàn thiện hành lang pháp lý, cải thiện môi trường đầu tư, tạo thuận lợi cho doanh nghiệp Nhật Bản đầu tư lâu dài tại Việt Nam
Chính trị

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn: Hoàn thiện hành lang pháp lý, cải thiện môi trường đầu tư, tạo thuận lợi cho doanh nghiệp Nhật Bản đầu tư lâu dài tại Việt Nam

Sáng nay, 4.12, tại Thủ đô Tokyo, mở đầu cho các hoạt động trong khuôn khổ chuyến thăm chính thức Nhật Bản, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn đã có các cuộc ăn sáng làm việc với Liên đoàn các tổ chức kinh tế Nhật Bản (Keidanren) do hai đồng Chủ tịch Ủy ban Kinh tế Nhật - Việt của Keidanren chủ trì.

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn ăn sáng làm việc với Liên đoàn các tổ chức kinh tế Nhật Bản
Chính trị

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn ăn sáng làm việc với Liên đoàn các tổ chức kinh tế Nhật Bản

Sáng nay, 4.12, tại Thủ đô Tokyo, mở đầu cho các hoạt động trong khuôn khổ chuyến thăm chính thức Nhật Bản, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn đã có các cuộc ăn sáng làm việc với Liên đoàn các tổ chức kinh tế Nhật Bản (Keidanren) do hai đồng Chủ tịch Ủy ban Kinh tế Nhật - Việt của Keidanren chủ trì.

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn đến Tokyo, bắt đầu chuyến thăm chính thức Nhật Bản
Chính trị

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn đến Tokyo, bắt đầu chuyến thăm chính thức Nhật Bản

Đúng 19h10 tối 3.12, (giờ địa phương), Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn và Phu nhân cùng Đoàn đại biểu cấp cao Quốc hội Việt Nam đã đến sân bay quốc tế Haneda, Thủ đô Tokyo, bắt đầu chuyến thăm chính thức Nhật Bản từ ngày 4 - 7.12 theo lời mời của Chủ tịch Thượng viện Nhật Bản Sekiguchi Masakazu và Phu nhân.