Quốc hội Đức thông qua dự luật lương hưu cơ bản

Mới đây, Quốc hội Đức đã thông qua dự luật về lương hưu cơ bản nhằm cải thiện thu nhập cho người lao động nghỉ hưu với mức thu nhập thấp. Theo Bộ trưởng Bộ Lao động liên bang Đức Hubertus Heil, khoảng 1,3 triệu người, trong đó 70% là phụ nữ, sẽ được hưởng lợi từ quyết định trên.

Các trường hợp được thụ hưởng là những người đã đóng bảo hiểm hưu trí ít nhất 33 năm và có mức thu nhập hưu trí không cao. Số tiền chi cho lương hưu cơ bản sẽ được trích từ ngân sách liên bang, ước tính khoảng từ 1,3 - 1,6 tỷ euro/năm.

Bộ trưởng Heil nêu rõ đây là dự án cải cách chính sách xã hội trung tâm của chính phủ liên bang, trong bối cảnh nhiều người lao động đã chờ đợi quá lâu để được hưởng lương hưu cơ bản.
Tuy nhiên, các đảng đối lập tại Đức phản đối quyết định trên, cho rằng lương hưu cơ bản là không công bằng và cách tính toán quá phức tạp.
Dự luật trên cần được Hội đồng liên bang (Thượng viện) thông qua để có hiệu lực từ đầu năm 2021.
Dự luật được thông qua trong bối cảnh nước Đức đang trên đà phục hồi kinh tế hậu dịch Covid -19. Hôm 21.6, Thống đốc ngân hàng trung ương Đức Jens Weidmann đã khẳng định điều này. Trước đó, dịch bệnh đã đẩy nền kinh tế lớn nhất châu Âu rơi vào suy thoái được cho là nghiêm trọng nhất kể từ sau Thế chiến II.
Chính phủ Đức đã phải thực hiện những bước đi chưa từng có tiền lệ  nhằm giải cứu nền kinh tế cũng như bảo vệ các công ty và việc làm. Tháng 3 vừa qua, Chính phủ đã công bố gói cứu trợ, trị giá 1.100 tỷ euro (khoảng 1.230 tỷ USD) để thực hiện các biện pháp hỗ trợ nền kinh tế, doanh nghiệp và người lao động.

Tiếp đó, đầu tháng 6, chính quyền Berlin thông báo sẽ bơm thêm 130 tỷ euro vào các chương trình khác nhau, trong đó có cắt giảm thuế giá trị gia tăng, để kích thích nền kinh tế.


  Theo TTXVN

Tin Quốc tế

Tòa án chống tham nhũng đặc biệt ở Madagascar
Tin Quốc tế

Tòa án chống tham nhũng đặc biệt ở Madagascar

Tháng 6.2018, nhờ sự hỗ trợ của các nhà tài trợ quốc tế từ việc phát triển dự án đến cung cấp thiết bị và đào tạo thẩm phán, Chính phủ Madagascar đã thành lập tòa án chống tham nhũng mới độc lập và minh bạch hơn đặt tên là Pôles Anti-Corruption (PAC).
Hệ thống tòa án chống tham nhũng chuyên biệt ở Zimbabwe
Tin Quốc tế

Hệ thống tòa án chống tham nhũng chuyên biệt ở Zimbabwe

Tham nhũng ở Zimbabwe, cũng như ở nhiều quốc gia khác, vừa là vấn nạn mang tính đặc hữu vừa là vấn đề mang tính thể chế. Bao gồm cả tham nhũng vặt và tham nhũng chính trị, đây là một trong những thách thức phát triển lớn mà quốc gia này phải đối mặt. Trong nỗ lực tăng cường các biện pháp chống tham nhũng, kể từ năm 2018, Chính phủ Zimbabwe đã thành lập một loạt tòa án chống tham nhũng chuyên biệt. Đây được coi là một bước tiến tích cực trong việc xét xử các vụ án tham nhũng. Tuy nhiên, điều quan trọng là phải áp dụng các biện pháp để nâng cao hiệu quả của các tòa án này.
Lực lượng phòng vệ dân sự Singapore
Tin Quốc tế

Lực lượng phòng vệ dân sự Singapore

Lực lượng phòng vệ Dân sự Singapore (SCDF) là một dịch vụ khẩn cấp thuộc Bộ Nội vụ, cung cấp các dịch vụ chữa cháy, cứu hộ kỹ thuật và y tế khẩn cấp cũng như phối hợp phòng thủ dân sự quốc gia.
Lịch sử phát triển phòng thủ dân sự ở New Zealand
Tin Quốc tế

Lịch sử phát triển phòng thủ dân sự ở New Zealand

Hệ thống phòng thủ dân sự có tổ chức đầu tiên của New Zealand được thúc đẩy do những lo ngại về các cuộc không kích, tấn công bằng khí độc trong Chiến tranh Thế giới lần thứ II hay tấn công hạt nhân vào những năm 1950. Kể từ năm 2004, thiên tai như lũ lụt, lở đất và động đất trở thành trọng tâm của các hoạt động và kế hoạch phòng thủ dân sự của đất nước kiwi.
Mối quan tâm đặc biệt
Tin Quốc tế

Mối quan tâm đặc biệt

Phòng thủ dân sự là bộ phận quan trọng trong hệ thống phòng thủ quốc gia, được nhiều nước trên thế giới đặc biệt chú trọng vì nó góp phần phòng, chống chiến tranh, thảm họa, sự cố thiên tai, dịch bệnh, cũng như bảo vệ người dân, cơ quan, tổ chức và nền kinh tế quốc dân.