Quảng Ninh: Nỗ lực giảm nghèo bền vững, thu hẹp khoảng cách chênh lệch vùng miền

Những năm qua, tỉnh Quảng Ninh đã nỗ lực trong thực hiện mục tiêu giảm nghèo bền vững và đạt được những kết quả tích cực.

Điều này góp phần làm thay đổi diện mạo nông thôn, miền núi, vùng sâu, vùng xa; nhiều hộ nghèo, cận nghèo, nhất là các hộ đồng bào DTTS đã thay đổi nếp nghĩ, cách làm, chủ động vay vốn, tiếp cận khoa học  - kỹ thuật, tham gia các mô hình phát triển sản xuất, từng bước vươn lên thoát nghèo và làm giàu.

Cách làm của Bình Liêu

Là địa phương vùng cao với đa phần là đồng bào DTTS, đời sống còn nhiều khó khăn, những năm qua huyện Bình Liêu đã tập trung nâng cao chất lượng hoạt động của hệ thống chính trị, nhất là vai trò của cấp ủy trong công tác lãnh đạo Nhân dân phát triển kinh tế, giảm nghèo bền vững.

Quảng Ninh: Nỗ lực giảm nghèo bền vững, thu hẹp khoảng cách chênh lệc vùng miền -0
Cán bộ Ngân hàng CSXH huyện Bình Liêu hướng dẫn người dân làm thủ tục vay vốn ưu đãi 

Năm 2022, áp dụng chuẩn nghèo đa chiều mới với các tiêu chí đo lường gồm thu nhập và tiêu chí mức độ thiếu hụt dịch vụ xã hội cơ bản, tỷ lệ hộ nghèo trên toàn huyện tăng lên 5,37%, tỷ lệ hộ cận nghèo tăng lên 15,02% tương đương với 413 hộ. Bình Liêu đặt mục tiêu trong năm giảm tối thiểu 287 hộ nghèo, tỷ lệ giảm trung bình là 3,73%, giảm tối thiểu 200 hộ cận nghèo, tỷ lệ giảm trung bình là 2,6%.

Để hoàn thành chỉ tiêu này, ngay từ đầu năm, huyện đã chỉ đạo các ban, ngành, đoàn thể từ huyện đến xã triển khai đồng bộ các giải pháp và áp dụng nhiều chính sách hỗ trợ cho người nghèo, như thực hiện các chính sách hỗ trợ nâng cao thu nhập, chế độ tín dụng ưu đãi hộ nghèo, hộ cận nghèo; hỗ trợ khuyến nông - lâm - ngư và hỗ trợ phát triển sản xuất, phát triển ngành nghề...

Trong 10 tháng năm 2022 đã có gần 100 hộ nghèo, cận nghèo trên địa bàn vay vốn với tổng số tiền trên 6 tỷ đồng. Huyện mở 15 lớp tập huấn chuyển giao khoa học – kỹ thuật cho lao động nông thôn, 4 lớp tập huấn quy trình canh tác, quản lý vùng trồng có tiềm năng xuất khẩu; phối hợp với Trường Cao đẳng Than - Khoáng sản Việt Nam tổ chức 30 hội nghị tư vấn tuyển sinh đào tạo, đưa 690 lao động đi làm việc tại các công ty thuộc Tập đoàn công nghiệp Than - Khoáng sản Việt Nam (TKV)... Bên cạnh đó, huyện cũng đẩy mạnh hỗ trợ xóa nhà ở chưa bền chắc đối với hộ nghèo. Theo thống kê rà soát sơ bộ, năm 2022 trên địa bàn huyện ước giảm trên 300 hộ nghèo, vượt so với kế hoạch đề ra.

Quyết tâm thu hẹp khoảng cách chênh lệch vùng miền

Bước vào năm 2022, với chuẩn nghèo đa chiều mới (giai đoạn 2022-2025) theo quy định của Trung ương, Quảng Ninh có 1.511 hộ nghèo (tương đương 0,41% hộ dân trong toàn tỉnh) và 5.391 hộ cận nghèo (tương đương 1,46%). Thực tế cho thấy, dù tỷ lệ hộ nghèo trên địa bàn tỉnh giảm mạnh, chỉ còn số lượng ít, nhưng lại chủ yếu ở khu vực miền núi, biên giới, hải đảo. Các hộ thoát nghèo nơi đây cũng chưa bền vững; sản xuất của bà con còn nhỏ lẻ, manh mún, chất lượng giáo dục, y tế còn hạn chế... tạo chênh lệch khá lớn về trình độ phát triển vùng, miền...

Quảng Ninh: Nỗ lực giảm nghèo bền vững, thu hẹp khoảng cách chênh lệc vùng miền -0
Nông dân xã Quảng Long, huyện Hải Hà thu hoạch chè. Ảnh: Q.M.G

Để tiếp tục giảm nghèo bền vững, tỉnh đẩy mạnh thực hiện Nghị quyết số 06-NQ/TU (ngày 17.5.2021) của Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh về phát triển bền vững kinh tế - xã hội gắn với bảo đảm vững chắc quốc phòng - an ninh ở các xã, thôn, bản vùng đồng bào DTTS, miền núi, biên giới, hải đảo giai đoạn 2021 - 2025, định hướng đến năm 2030. Theo đó, tỉnh đã mở rộng phạm vi, địa bàn thụ hưởng chương trình đến các xã, thôn bản biên giới, hải đảo (67 xã, phường, gồm 56 xã vùng DTTS, miền núi, biên giới và 11 xã đảo) và gắn nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội với đảm bảo vững chắc quốc phòng – an ninh. Các mục tiêu, chỉ tiêu nhiệm vụ đều xây dựng phấn đấu cao hơn chỉ tiêu Quốc hội và chương trình mục tiêu quốc gia đặt ra.

Trưởng Ban Dân tộc tỉnh Quảng Ninh Vũ Kiên Cường cho biết: năm 2022, tỉnh phân bổ 715 tỷ đồng vốn ngân sách cho chương trình tổng thể phát triển bền vững kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS, miền núi. Trong đó, hỗ trợ đầu tư hạ tầng là 565 tỷ đồng; ủy thác qua Chi nhánh Ngân hàng CSXH tỉnh để cho vay giải quyết việc làm tại các xã, thôn mới ra khỏi diện đặc biệt khó khăn là 150 tỷ đồng. Đến nay, vốn đầu tư hạ tầng đã giải ngân là trên 426,189 tỷ đồng, đạt 75,43% chỉ tiêu kế hoạch giao.

Đặc biệt, với mục tiêu giảm nghèo bền vững để hộ nghèo, người dân vùng khó khăn được hưởng cuộc sống ấm no, hạnh phúc, không ai bị bỏ lại phía sau, tỉnh đã ban hành nhiều nghị quyết, chương trình, kế hoạch giảm nghèo như Nghị quyết 06-NQ/TU của Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh về phát triển bền vững kinh tế - xã hội gắn với bảo đảm vững chắc quốc phòng - an ninh ở các xã, thôn, bản vùng đồng bào DTTS, miền núi, biên giới, hải đảo giai đoạn 2021 - 2025, định hướng đến năm 2030; Nghị quyết 16/2021/NQ-HĐND của HĐND tỉnh về phê duyệt chương trình tổng thể phát triển bền vững kinh tế - xã hội gắn với bảo đảm vững chắc quốc phòng - an ninh ở các xã, thôn, bản vùng đồng bào DTTS, miền núi, biên giới, hải đảo giai đoạn 2021 - 2025, định hướng đến năm 2030. Riêng trong năm 2022, tỉnh đã ban hành kế hoạch chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững trên địa bàn, trong đó, phấn đấu 100% hộ nghèo, hộ cận nghèo được ưu tiên vay vốn tín dụng ưu đãi, được cấp thẻ BHYT, được miễn giảm và hỗ trợ chi phí học tập; giảm 411 hộ nghèo và 1.200 hộ cận nghèo; kinh tế - xã hội/kinh tế - xã hội thôn, bản đặc biệt khó khăn theo tiêu chí mới hoàn thành Chương trình 135.

Tỉnh cũng đẩy mạnh việc xây dựng đề án tổng thể phát triển hoàn thiện hạ tầng giao thông, khai thác, phát huy tiềm năng, lợi thế du lịch, gắn với chuyển đổi cơ cấu kinh tế, cơ cấu lao động, góp phần giảm nghèo bền vững, nâng cao đời sống nhân dân tại các địa phương Bình Liêu, Tiên Yên, Ba Chẽ giai đoạn 2021 - 2025. Đây là 3 địa bàn có đông đồng bào DTTS nhất và cũng là địa bàn khó khăn nhất tỉnh. Điều này thể hiện rõ quan điểm của tỉnh đầu tư có trọng tâm, trọng điểm, ưu tiên cho vùng khó để nhanh chóng thu hẹp khoảng cách chênh lệch giữa các vùng miền.

Tính đến thời điểm hiện tại, Quảng Ninh chỉ còn 258 hộ nghèo, chiếm tỷ lệ khoảng 0,06 % tổng số hộ dân toàn tỉnh; 2.454 hộ cận nghèo, chiếm tỷ lệ 0,63 % tổng số hộ dân toàn tỉnh. So với cuối năm 2021, đã giảm 1.268 hộ nghèo (tương đương 0,34%); giảm 3.099 hộ cận nghèo (tương đương 0,84%). Có 4/13 địa phương (Hạ Long, Quảng Yên, Vân Đồn và Cô Tô) không còn hộ nghèo; 9/13 địa phương tỷ lệ hộ nghèo dưới 1%...

Trên đường phát triển

Ninh Thuận dạy nghề gắn với giải quyết việc làm và đi làm ở nước ngoài
Trên đường phát triển

Ninh Thuận dạy nghề gắn với giải quyết việc làm và đi làm ở nước ngoài

Nhằm đẩy mạnh công tác đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng, Sở Lao động - thương binh và xã hội (LĐTB-XH) tỉnh Ninh Thuận phối hợp với Tỉnh Đoàn tổ chức Ngày hội việc làm tỉnh năm 2024, với chủ đề “Dạy nghề gắn với giải quyết việc làm và đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng”.

Bà Rịa – Vũng Tàu: Tháo gỡ vướng mắc, đẩy nhanh tiến độ phát triển nhà ở xã hội
Trên đường phát triển

Bà Rịa – Vũng Tàu: Tháo gỡ vướng mắc, đẩy nhanh tiến độ phát triển nhà ở xã hội

Tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu đang triển khai kế hoạch phát triển gần 12.800 căn hộ nhà ở xã hội từ 17 dự án trong giai đoạn 2023-2025. Hiện 8 dự án chậm tiến độ, tỉnh đang tập trung tháo gỡ vướng mắc nhằm đáp ứng nhu cầu nhà ở cho người dân, đặc biệt là người thu nhập thấp và công nhân tại các khu công nghiệp.

Lan tỏa nghĩa cử cao đẹp về tình đoàn kết, sẻ chia
Trên đường phát triển

Lan tỏa nghĩa cử cao đẹp về tình đoàn kết, sẻ chia

Thiệt hại nặng nề do bão số 3 gây ra sẽ cần nhiều thời gian để khắc phục hoàn toàn. Thời điểm này, dù những khó khăn, vất vả còn hiện hữu nhưng những nghĩa cử cao đẹp vẫn đang tiếp tục được người dân Quảng Ninh lan tỏa để cùng thắp lên những “ngọn lửa ấm” và động lực vững vàng vươn lên mạnh mẽ...

Ưu tiên tối đa nguồn lực hỗ trợ người dân, doanh nghiệp
Trên đường phát triển

Ưu tiên tối đa nguồn lực hỗ trợ người dân, doanh nghiệp

Đồng hành với người dân, doanh nghiệp vượt khó, bên cạnh việc thực hiện các quy định hiện hành của Chính phủ, Quảng Ninh cũng đang xây dựng, điều chỉnh một số chính sách theo hướng áp dụng tối đa các điều kiện hỗ trợ có lợi cho người dân, tổ chức bị thiệt hại bởi bão số 3 ổn định đời sống, khôi phục sản xuất…

Nhịp sống thường nhật bắt đầu trở lại
Trên đường phát triển

Nhịp sống thường nhật bắt đầu trở lại

Càng khó khăn, thử thách, càng vươn lên mạnh mẽ, tinh thần “Kỷ luật và Đồng tâm” vốn đã làm nên thương hiệu Quảng Ninh lại một lần nữa được khẳng định trước những thiệt hại hết sức nặng nề bởi thiên tai. Thời điểm này, công cuộc tái thiết sau bão số 3 vẫn đang được tập trung cao độ và nhịp sống thường nhật đã bắt đầu trở lại tại khắp các địa phương trên địa bàn…