Quảng Bình: Nơi ở mới sau thiên tai, nỗi lo cũ về ánh sáng

Sau trận lũ lịch sử năm 2020, hàng trăm hộ dân ở bản Sắt, xã Trường Sơn, huyện Quảng Ninh đã có nơi ở mới an toàn hơn. Song nỗi lo về nguồn điện sinh hoạt vẫn còn đó khi hàng đêm người dân chỉ đủ điện cho… bóng đèn mờ.

Bản Sắt, xã Trường Sơn, huyện Quảng Ninh (Quảng Bình) nằm giữa thung lũng đại ngàn Trường Sơn. Để vào được bản, phải băng qua con đường gập ghềnh, trơn trượt và dốc nghiêng nguy hiểm. Nếu trời đổ mưa, con đường thêm sình lầy khó đi. Bản Sắt hiện là nơi sinh sống của 36 hộ gia đình và 153 nhân khẩu.

Nơi đây, người dân vẫn chưa có điện lưới quốc gia. Khoảng 8 năm trước, nhà nước đầu tư cho bản Sắt hệ thống năng lượng mặt trời, từ đó cung cấp nguồn điện vừa đủ cho đời sống sinh hoạt thường ngày. Nhờ đó, người dân đồng bào lần đầu tiên có ánh sáng, giúp cuộc sống đổi thay nhiều.

Quảng Bình: Nơi ở mới sau thiên tai, nỗi lo cũ về ánh sáng -0
Khu tái định cư mới của người dân bản Sắt

Tuy nhiên, năm 2020, thiên tai ập đến khiến bản Sắt chìm trong biển nước. Dãy núi ngay sau lưng bản làng của người dân cũng hiện ra vết nứt lớn. Để đảm bảo an toàn cho dân cư, chính quyền địa phương đã vận đồng nguồn kinh phí và tuyên truyền, hỗ trợ bà con di dời toàn bộ bản đến nơi ở mới an toàn hơn.

Đến nay, đời sống tại nơi ở mới đã bắt đầu được một thời gian, có an toàn hơn, yên tâm hơn trước mùa thiên tai sắp đến. Tuy nhiên, vẫn còn đó một nỗi lo lắng, thiếu thốn về điện.

Theo đó, sau mưa lũ, dàn điện năng lượng mặt trời cũng ngập trong nước mà hư hỏng và mất chức năng cấp điện. Bí thư Đảng uỷ xã Trường Sơn Nguyễn Văn Nhì cho biết, đến năm 2021, địa phương đã hoàn thành các hạng mục nhà cửa, đường giao thông, trường học để người dân ổn định, phát triển kinh tế xã hội, lao động sản xuất. Tuy nhiên, về hệ thống điện vẫn chưa thể khắc phục hay tìm được nguồn thay thế cho người dân.

Ông Nguyễn Linh (80 tuổi, bản Sắt) chia sẻ, bà con dân bản thật sự vui mừng khi được hỗ trợ đưa về nơi ở mới. Tuy nhiên, nguồn điện hầu như không có khiến các gia đình như phải mò mẫm trong bóng tối.

Quảng Bình: Nơi ở mới sau thiên tai, nỗi lo cũ về ánh sáng -0
Người dân ở nơi đây vẫn đang thiếu điện, ánh sáng từ điện năng lượng mặt trời còn yếu

“Trong bản chỉ có le lói vài ba gia đình có ánh đèn. Họ mua được tấm năng lượng mặt trời để dùng, đến tối thì hầu như chỉ dám bật đèn điện chiếu sáng. Có TV đó nhưng cũng chỉ để bụi phủ chứ không có đủ điện để bật xem.” - ông Linh nói.

Một số nhà khác phải dùng bình ắc quy, mỗi lần sạc phải chạy khoảng 10km đến trung tâm xã để cắm sạc. Điện thoại không có điện thường xuyên, cũng không có sóng điện thoại không dùng được. Học sinh nơi đây cũng tận dụng ánh sáng mặt trời ban ngày để học.

Quảng Bình: Nơi ở mới sau thiên tai, nỗi lo cũ về ánh sáng -0
Ắc quy và tấm năng lượng trở thành giải pháp thay thế
Quảng Bình: Nơi ở mới sau thiên tai, nỗi lo cũ về ánh sáng -1
Người dân phải đi 10km mới có chỗ sạc ắc quy

“Nhiều người hỏi rằng, sao không dùng điện thoại nhưng không có điện sạc, không có sóng thì dùng làm gì. Trên đây cuộc sống cũng chỉ hoạt động về ban ngày. Đến cả trẻ em, học sinh ban đêm cũng không đủ điện mà nhìn ra con chữ.”, ông Nguyễn Linh chia sẻ.

Mùa hè điện đã yếu, Quảng Bình sắp vào mùa mưa cũng khiến người dân bản Sắt không khỏi mong ngóng về điện. Anh Nguyễn Văn Muôn, Trưởng bản Sắt cho biết, dù người dân vui mừng về nơi ở mới nhưng nỗi mưu cầu về ánh sáng vẫn còn đau đáu. Mong muốn của hơn 150 người dân ở bản Sắt là lưới điện được kéo đến cùng con đường bê tông hoá dẫn vào bản. Điều này giúp người dân cải thiện đời sống, tiếp cận được thông tin một cách nhanh chóng.

Quảng Bình: Nơi ở mới sau thiên tai, nỗi lo cũ về ánh sáng -0
Cột điện năng lượng mặt trời đã tắt từ lâu

Bí thư Đảng ủy xã Trường Sơn Nguyễn Văn Nhì cho hay, bản Sắt là 1 trong 6 bản đặc biệt khó khăn của xã, và hiện vẫn chưa có điện. Năm 2016, bản được đầu tư hệ thống điện năng lượng mặt trời, tuy nhiên đến năm 2019 đã hư hỏng nặng, từ năm 2020 thì hoàn toàn không còn sử dụng được nữa.

“Từ năm 2021 đến nay, chúng tôi đã có nhiều tờ trình đề nghị cấp trên có đầu tư dự án về điện lưới quốc gia về 6 bản trên địa bàn xã. Tuy nhiên đến hiện tại, vẫn chưa được bố trí nguồn kinh phí cũng như chưa được khảo sát để lập dự án đầu tư công trình điện lưới quốc gia đối với 6 bản của xã.”, Bí thư Đảng ủy xã Trường Sơn trình bày.

Nay, trước mùa mưa lũ, thiên tai sắp đến, người dân khu tái định cư mới của bản Sắt dù phấn khởi an tâm, nhưng vẫn âm thầm mắc kẹt trong bóng tối của nỗi lo cũ: Thiếu điện.

Đời sống

Đẩy mạnh phòng, chống tác hại của thuốc lá
Đời sống

Đẩy mạnh phòng, chống tác hại của thuốc lá

Thực hiện Kế hoạch số 80/KH-UBND của UBND thành phố Hà Nội về phòng, chống tác hại của thuốc lá trên địa bàn thành phố Hà Nội giai đoạn 2023 - 2024, Sở Y tế thành phố đã phối hợp với UBND các quận, huyện, thị xã tổ chức các lớp tập huấn về Phòng, chống tác hại của thuốc lá trên địa bàn 30 quận, huyện, thị xã.

Tín dụng chính sách lôi cuốn cả hệ thống chính trị vào cuộc.
Đời sống

Bài 1: Khi có Đảng dẫn đường

Chỉ thị số 40/CT-TW (Chỉ thị 40) của Ban Bí thư về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với tín dụng chính sách ra đời, đi vào cuộc sống đã làm thay đổi toàn bộ diện mạo của nhiều vùng quê, trong đó có Thái Nguyên; tuy nhiên, cái được lớn nhất sau 10 năm thực hiện Chỉ thị 40, đó chính là sự thay đổi về nhận thức trong lãnh đạo, chỉ đạo của cấp ủy chính quyền và của toàn xã hội đối với công tác giảm nghèo và bảo đảm an sinh xã hội cho những người yếu thế...

Các đại biểu tham dự chương trình. Ảnh: Lăng Dành
Xã hội

Tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin nắm bắt tình hình

Trên địa bàn tỉnh Bắc Giang đã thành lập trên 2.100 Tổ Dân vận cộng đồng ở 100% thôn, bản, tổ dân phố, trong đó có vùng đồng bào dân tộc thiểu số để nắm tình hình và đề xuất các cấp ủy Đảng, chính quyền giải quyết những vấn đề liên quan đến người dân vùng đồng bào dân tộc thiểu số. Các tổ dân vận đã tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin trong nắm bắt tình hình thông qua thành lập các nhóm Zalo “Tổ Dân vận nòng cốt vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi”.

Khắc phục bất cập về điều kiện bảo đảm tổ chức, hoạt động
Đời sống

Khắc phục bất cập về điều kiện bảo đảm tổ chức, hoạt động

Về điều kiện bảo đảm tổ chức, hoạt động của công đoàn, dự thảo Luật Công đoàn (sửa đổi) có quy định, cán bộ công đoàn không chuyên trách được bảo đảm thời gian thực hiện nhiệm vụ của công đoàn; tuy nhiên, nhiều ý kiến cho rằng, thời lượng cụ thể dành cho công tác công đoàn còn thiếu thực tế, không khả thi. Do đó, cần nghiên cứu để có những quy định phù hợp, bảo đảm tổ chức công đoàn có vị thế, hoạt động độc lập, không phụ thuộc vào người sử dụng lao động.

Dấu mốc quan trọng
Đời sống

Dấu mốc quan trọng

Trong bối cảnh số lượng doanh nghiệp và người lao động, đoàn viên ngày càng tăng, nhiệm vụ của công đoàn càng thêm nặng nề. Để hoàn thành nhiệm vụ này, hành lang pháp lý về công đoàn cần phải tiếp tục được hoàn thiện. Luật Công đoàn (sửa đổi) nếu được Quốc hội thông qua tại Kỳ họp thứ Tám này sẽ là dấu mốc rất quan trọng thể chế hóa chủ trương, đường lối của Đảng, Nhà nước, nâng cao vị thế và khẳng định vai trò, hiệu quả hoạt động của tổ chức công đoàn trong bối cảnh hiện nay.

Ổn định phúc lợi cho người lao động
Đời sống

Ổn định phúc lợi cho người lao động

Theo đánh giá của các ĐBQH, việc duy trì kinh phí công đoàn là một yếu tố quan trọng không chỉ giúp tổ chức công đoàn hoạt động hiệu quả mà còn bảo đảm nguồn lực để công đoàn khẳng định được trách nhiệm, vai trò của mình để tiếp tục chăm lo, bảo vệ quyền lợi cho người lao động.

Phát huy quyền chủ động giám sát
Đời sống

Phát huy quyền chủ động giám sát

Một trong những nội dung đáng chú ý trong dự thảo Luật Công đoàn (sửa đổi) đang được Quốc hội thảo luận và xem xét thông qua trong Kỳ họp thứ Tám là quy định giám sát của công đoàn. Quy định này đã nhận được sự đồng tình của nhiều ĐBQH nhằm phát huy quyền chủ động thực hiện giám sát của tổ chức công đoàn, góp phần phát hiện sớm vi phạm tại đơn vị sử dụng lao động để kiến nghị chấn chỉnh hoặc xử lý kịp thời…