Quảng Bình: Lắng đọng Lễ đạo hiếu Vu lan lần đầu tiên tại huyện vùng cao Minh Hóa

Buổi lễ cầu siêu phả độ gia tiên - anh linh Anh hùng liệt sĩ đã diễn ra long trọng tại Nghĩa trang liệt sĩ huyện Minh Hóa vào sáng 23.8 (tức ngày 8.7 năm Quý Mão) do Ban Trị sự GHPG Việt Nam huyện Minh Hóa tổ chức.

Ngày lễ hội hiếu hạnh của toàn thể Phật tử, nhân dân  

Lần đầu tiên được Ban trị sự GHPGVN huyện Minh Hóa tổ chức nhân mùa Vu lan báo hiếu, buổi lễ cầu siêu phả độ gia tiên - anh linh Anh hùng liệt sĩ đã diễn ra viên mãn nhờ sự cho phép của Hòa Thượng, Trưởng Ban Trị sự cùng Chư tôn đức Tăng Ban Trị sự GHPG Việt Nam tỉnh Quảng Bình; sự đồng tình ủng hộ nhiệt tình của cấp ủy, chính quyền, MTTQ Việt Nam các cấp và các phòng, ban chuyên môn của huyện Minh Hóa. Cùng với đó, là sự ủng hộ tích cực của Phật tử, nhân dân địa phương; sự nỗ lực thực hiện các khâu chuẩn bị của phật tử CLB Cúc Vàng - Tập tu Lục hòa Chùa Ba Vàng.

Quảng Bình: Lắng đọng Lễ đạo hiếu Vu lan lần đầu tiên tại huyện vùng cao Minh Hóa -0
Quảng Bình: Lắng đọng Lễ đạo hiếu Vu lan lần đầu tiên tại huyện vùng cao Minh Hóa -0
Buổi lễ cầu siêu gia tiên tiền tổ và anh linh các Anh hùng liệt sĩ diễn ra trong không khí trang nghiêm

Trước khi diễn ra Lễ cầu siêu, Lễ dâng hương hoa tại Nghĩa trang liệt sĩ huyện Minh Hóa đã được tổ chức trang nghiêm, với sự quang lâm tác lễ của Hòa thượng Thích Tánh Nhiếp - Phó Chủ tịch Hội đồng Trị sự Trung ương GHPG Việt Nam, Phó trưởng Ban Tăng sự Trung ương, Trưởng Ban Trị sự GHPG Việt Nam tỉnh Quảng Bình; đại diện Chư tôn đức Tăng Ban Trị sự GHPG Việt Nam tỉnh; Thầy Thích Trúc Thái Minh - Phó trưởng Ban Thông tin - Truyền thông, Phó trưởng Ban Phật giáo Quốc tế Trung ương GHPG Việt Nam, Phó trưởng Ban Trị sự GHPG Việt Nam tỉnh Quảng Bình, Trưởng Ban Trị sự GHPG Việt Nam huyện Minh Hoá. Về phía chính quyền địa phương, có: Phó Chủ tịch UBND huyện Minh Hóa Đinh Tiến Dũng và cùng đông đảo Phật tử, nhân dân thị trấn Quy Đạt và các xã trên địa bàn.

Quảng Bình: Lắng đọng Lễ đạo hiếu Vu lan lần đầu tiên tại huyện vùng cao Minh Hóa -0
Chư Tôn đức Tăng cùng đại biểu, Phật tử dâng hoa tại tượng đài nghĩa trang liệt sĩ huyện Minh Hóa 
Quảng Bình: Lắng đọng Lễ đạo hiếu Vu lan lần đầu tiên tại huyện vùng cao Minh Hóa -0
Hòa thượng Thích Tánh Nhiếp cùng chư Tôn đức Tăng và đại diện chính quyền địa phương dâng hương tại tượng đài Nghĩa trang liệt sĩ huyện Minh Hóa

Phát biểu tại buổi lễ, Thầy Thích Trúc Thái Minh, Trưởng Ban Trị sự GHPG Việt Nam huyện Minh Hóa cho biết: Được sự cho phép của Ban Trị sự GHPG Việt Nam tỉnh Quảng Bình và sự đồng ý của UBND huyện Minh Hóa, Ban Trị sự Phật giáo Việt Nam huyện Minh Hóa long trọng tổ chức Lễ Vu lan, Lễ cầu siêu phả độ gia tiên và cầu siêu anh linh các anh hùng liệt sĩ tại nghĩa trang liệt sĩ huyện.

Lễ Vu lan - lễ hội truyền thống của Phật giáo Việt Nam, đến nay đã không chỉ dành riêng cho những người con Phật mà đã trở thành ngày lễ hội hiếu hạnh của đông đảo nhân dân, của dân tộc Việt Nam.

Thầy Thích Trúc Thái Minh nhấn mạnh: Hiến chương GHPG Việt Nam đã khẳng định “GHPG Việt Nam hoạt động theo phương châm “Đạo pháp - Dân tộc - Chủ nghĩa xã hội”. Từ khi ra đời đến nay, GHPG Việt Nam đã có rất nhiều những hoạt động chung tay cùng Đảng, Nhà nước chăm lo cuộc sống, đời sống về tinh thần cũng như vật chất cho tín đồ Phật tử cũng như người dân.

Quảng Bình: Lắng đọng Lễ đạo hiếu Vu lan lần đầu tiên tại huyện vùng cao Minh Hóa -0
Thầy Thích Trúc Thái Minh phát biểu tại buổi lễ

Nhiều năm qua Phật giáo Việt Nam cũng đồng hành cùng với Đảng, Nhà nước tổ chức nhiều chương trình, đại lễ cầu siêu rất lớn. Điều đó rất phù hợp với tín ngưỡng cũng như lòng tin đặc biệt của Phật tử, nhân dân có lòng tin đối với Phật giáo. “Đại lễ Vu lan hôm nay là để nhắc nhở mọi người về tinh thần hiếu đạo. Vì đạo hiếu vẫn là gốc của con người. Và đạo Phật cũng lấy chữ Hiếu là trung tâm. Đối với Đức Phật thì coi tâm hiếu là tâm Phật, hạnh hiếu là hạnh Phật. Cho nên, đạo Phật phải thực hiện chữ hiếu và hoằng truyền chữ hiếu này”, Thầy Thích Trúc Thái Minh khẳng định. 

Lễ Vu lan này là lễ về đạo hiếu. Trong lễ đạo hiếu này thì con cháu vừa phụng dưỡng cha mẹ, vừa báo hiếu tổ tiên. Tuy nhiên, đạo hiếu của dân tộc Việt Nam nay đã được nâng tầm lên là đạo hiếu với dân tộc, với quốc gia. Trong ân của dân tộc quốc gia thì có ân các anh hùng liệt sĩ, những người đã vì dân tộc, vì Tổ quốc mà quên mình. Vì thế, trong lễ Vu Lan lần đầu tiên được tổ chức, Ban trị sự GHPG Việt Nam huyện Minh Hóa đã kết hợp cầu siêu phả độ gia tiên tiền tổ và cầu siêu cho anh linh các Anh hùng liệt sĩ tại Nghĩa trang liệt sĩ huyện. Đây chính là hoạt động đền ơn, đáp nghĩa, báo hiếu đối với những người có công với Tổ quốc, với dân tộc.

Tại sao tụng kinh Vu lan bồn trong Lễ cầu siêu phả độ gia tiên tháng bảy?

Tại buổi lễ, Chư Tăng, Phật tử và nhân dân đã tụng bài kinh Vu Lan Bồn. Đây là bài kinh nói về đại hiếu của Bồ Tát Mục Kiền Liên. Ngài và Tôn giả Xá Lợi Phật là hai vị đệ tử đứng đầu trong hàng chúng đệ tử của Phật Thích Ca.

Ngài Mục Kiền Liên đã đắc chứng A La Hán, quả vị cuối cùng trong Tứ Thánh Quả cùng với sự giải thoát và giác ngộ viên mãn. Phẩm hiệu của Ngài là “Thần thông đệ nhất” trong hàng Thanh Văn đệ tử của Đức Phật. Trong Kinh Pháp Hoa phẩm thứ 6, Đức Phật đã thọ ký cho ngài danh hiệu: “Đa Ma La Bạt Chiên Đàn Hương Phật”.

Quảng Bình: Lắng đọng Lễ đạo hiếu Vu lan lần đầu tiên tại huyện vùng cao Minh Hóa -0
Quảng Bình: Lắng đọng Lễ đạo hiếu Vu lan lần đầu tiên tại huyện vùng cao Minh Hóa -1
Chủ nhiệm CLB Cúc Vàng và Phật tử trong dâng hương, chăm sóc từng bia mộ tại Nghĩa trang liệt sĩ huyện Minh Hóa  

Mẹ của Mục Kiền Liên Bồ Tát là bà Thanh Đề, lúc còn sống bà chẳng những không tin Tam bảo lại còn hủy báng, phá hoại Tam bảo, nói Tam bảo không tốt, không đáng để tin. Cho nên sau khi chết bà liền bị đọa xuống địa ngục. Mục Kiền Liên Bồ Tát chứng quả vị La Hán, đắc được lục thông, liền quan sát khắp các cõi giới để tìm mẹ. Vì tôn giả đã khai mở được Phật nhãn, pháp nhãn, huệ nhãn, đắc được ngũ căn lục thông nên nhìn thấy được mẹ mình đang đọa lạc nơi địa ngục thống khổ, cơm cũng không có để ăn. Tôn giả liền mang một bát cơm đến cho mẹ.

Vào đến địa ngục, tôn giả dâng bát cơm cho mẹ. Bà Thanh Đề lúc còn sống vì tâm tham quá nặng nề, nên dù bị đọa làm ngã quỷ vẫn không dứt bỏ được tâm tham. Bà một tay đỡ lấy bát, dùng vạt áo của tay kia che lại, rồi vội vàng chạy đến chỗ không có các ngã quỷ, đem bát cơm lén ăn một mình. Nhưng vì nghiệp chướng quá sâu dày nên cơm vừa đưa lên miệng thì hóa thành hòn than đỏ rực.

Quảng Bình: Lắng đọng Lễ đạo hiếu Vu lan lần đầu tiên tại huyện vùng cao Minh Hóa -0
Quảng Bình: Lắng đọng Lễ đạo hiếu Vu lan lần đầu tiên tại huyện vùng cao Minh Hóa -0
Quảng Bình: Lắng đọng Lễ đạo hiếu Vu lan lần đầu tiên tại huyện vùng cao Minh Hóa -1
Đại biểu, Phật tử và đông đảo nhân dân tụng kinh Vu Lan Bồn tại buổi lễ

Mục Kiền Liên Bồ Tát tuy là thần thông đệ nhất nhưng không thể giúp được mẹ, nên đã đến thưa với đức Phật Thích Ca. Đức Phật nói: “Vì mẹ của ông hủy báng Tam Bảo, tội nghiệp quá nặng. Bây giờ sức của mình ông không thể nào giải cứu được đâu. Muốn cứu được mẹ ông thì vào ngày rằm tháng bảy, là ngày chư Phật hoan hỷ, cũng là lúc chư tăng Tự tứ, ông hãy thiết lễ Vu Lan Bồn, đây là lễ cúng “giải đảo huyền” (giải cứu cái khổ bị treo ngược).

Mục Kiền Liên Bồ Tát làm y theo lời Phật dạy, ngày rằm tháng bảy năm đó, thân mẫu của ngài được thoát nạn. Mục Kiền Liên cảm kích ân Phật, khuyến khích người thế gian hàng năm rằm tháng bảy tổ chức lễ Vu Lan, cúng dường tăng chúng mười phương hội về, tụng kinh Vu Lan Bồn báo hiếu cho cha mẹ và cửu huyền thất tổ.

Quảng Bình: Lắng đọng Lễ đạo hiếu Vu lan lần đầu tiên tại huyện vùng cao Minh Hóa -0
Quảng Bình: Lắng đọng Lễ đạo hiếu Vu lan lần đầu tiên tại huyện vùng cao Minh Hóa -0
Dù được tổ chức lần đầu tại huyện Minh Hóa, nhưng lễ cầu siêu phả độ gia tiên - anh linh Anh hùng liệt sĩ thu hút đông đảo người dân trên địa bàn huyện Minh Hóa tham dự

Sau này, hình ảnh Mục Kiền Liên Bồ Tát cứu mẹ nơi địa ngục đã trở thành hình tượng hiếu đạo trong Phật giáo, nhắc tới đạo hiếu là nói đến ngài Mục Kiền Liên. Nương theo câu chuyện của ngài, đức Phật đã dạy chúng sinh ai muốn báo hiếu cho cha mẹ hãy làm theo cách của ngài (Vu Lan Bồn Pháp). Từ đó, ngày lễ Vu Lan ra đời.

Đàn lễ cầu siêu phả độ gia tiên - anh linh Anh hùng liệt sĩ, đọc tụng kinh Vu lan bồn, để cho mọi người biết được ý nghĩa của đàn lễ này là vâng lời Phật dạy thì tháng bảy thiết lễ Vu Lan, để cầu siêu phả độ cho gia tiên, tiền tổ, cho tất cả các hương linh. Đây là việc làm ý nghĩa và đúng Pháp. Bất kỳ ai hướng tâm về đàn lễ và phát tâm đều có sinh phước báu.

Trong không khí trang nghiêm, Chư Tăng tác lễ hồi hướng cho cha mẹ hiện tiền của quý đại biểu và Phật tử, bà con nhân dân được mạnh khỏe, bình an, tuổi thọ được miên trường. Bên cạnh đó, hồi hướng cho hương linh gia tiên tiền tổ, hương linh anh hùng liệt sĩ được hưởng phước báu của đàn lễ mà phát tâm giác tỉnh, khởi niệm từ bi, tin sâu Tam Bảo, sớm được sinh về cõi Phật an vui.

Văn hóa

Festival Hoa Đà Lạt lần thứ X có chủ đề "Hoa Đà Lạt - Bản giao hưởng sắc màu" - Nguồn: BCP
Văn hóa

Hoa Đà Lạt - Bản giao hưởng sắc màu

Thông qua Festival Hoa Đà Lạt 2024, Lâm Đồng muốn khẳng định Đà Lạt là thành phố Festival Hoa của Việt Nam, thành phố sáng tạo trong lĩnh vực âm nhạc của UNESCO và thành phố thuộc Nhóm 5 thành phố Festival ấn tượng của châu Á.

Trưởng ban Tuyên giáo Trung ương Nguyễn Trọng Nghĩa trao thưởng cho các tác giả đoạt mức B. Nguồn: NH
Văn hóa - Thể thao

Trao tặng thưởng các tác phẩm văn học, nghệ thuật, xuất bản năm 2023

Tối 19.9, tại Hà Nội, Hội đồng Lý luận, phê bình văn học, nghệ thuật Trung ương đã tổ chức Lễ trao tặng thưởng các tác phẩm lý luận, phê bình văn học, nghệ thuật xuất bản năm 2023. Tổng Bí thư, Chủ tịch Nước Tô Lâm và Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính gửi lẵng hoa chúc mừng.

"Thu qua phố", màu nước trên giấy, 2022, Nguyễn Phương
Văn hóa

Làm giàu cho nghệ thuật và cho Hà Nội

Hà Nội với vẻ đẹp cổ kính và hiện đại luôn là nguồn cảm hứng nghệ thuật vô tận. Những bức tranh về Hà Nội là câu chuyện, cảm xúc và tình yêu dành cho mảnh đất này.

Tưởng niệm 724 năm ngày mất Anh hùng dân tộc Trần Hưng Đạo và khai hội mùa Thu Côn Sơn - Kiếp Bạc 2024
Văn hóa

Tưởng niệm 724 năm ngày mất Anh hùng dân tộc Trần Hưng Đạo và khai hội mùa Thu Côn Sơn - Kiếp Bạc 2024

Tối 18.9, trước nghi môn Đền Kiếp Bạc, Khu di tích Quốc gia đặc biệt Côn Sơn - Kiếp Bạc, Tỉnh ủy, HĐND, UBND, Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh Hải Dương đã tổ chức trọng thể Lễ tưởng niệm 724 năm ngày mất Anh hùng dân tộc Trần Hưng Đạo và khai hội mùa Thu Côn Sơn - Kiếp Bạc năm 2024.

'Mỏ vàng' của truyện tranh
Văn hóa

'Mỏ vàng' của truyện tranh

Thị trường truyện tranh ngày càng phát triển phong phú, đa dạng, từ thể loại tới nội dung. Nhiều tác giả không chỉ đầu tư làm cốt truyện, nét vẽ mà còn chú trọng khai thác chất liệu văn hóa, lịch sử, truyền thống dân tộc…

Triển lãm tranh lụa "Tằm"
Văn hóa

Triển lãm tranh lụa "Tằm"

"Tằm" là tên gọi triển lãm thứ 2 của Kén Lab, với ý nghĩa là sự nối tiếp cho hành trình học hỏi, phát triển tốt đẹp của nhóm đối với nghệ thuật vẽ tranh lụa truyền thống.

Hà Nội - Những tháng năm...
Văn hóa

Hà Nội - Những tháng năm...

Đêm nhạc "Hà Nội - Những tháng năm..." diễn ra vào 20 giờ ngày 20.9, tại Nhà hát Lớn Hà Nội sẽ đưa khán giả trở về những dấu ấn lịch sử hào hùng và vẻ đẹp lãng mạn của Thủ đô nghìn năm văn hiến.

Cộng hưởng điện ảnh và du lịch
Văn hóa

Cộng hưởng điện ảnh và du lịch

Điện ảnh truyền tải những hình ảnh đẹp về đất nước, con người, cảnh quan; du lịch giúp khách quốc tế trực tiếp trải nghiệm những gì họ đã thấy trên màn ảnh. Kết nối màn ảnh và điểm đến, Chương trình xúc tiến du lịch - điện ảnh Việt Nam tại Hoa Kỳ hứa hẹn thúc đẩy sự phát triển của hai ngành công nghiệp văn hóa này.

Quảng bá sơn mài Việt Nam tại Pháp
Văn hóa - Thể thao

Quảng bá sơn mài Việt Nam tại Pháp

Tại Trung tâm Văn hóa Việt Nam tại Pháp đang diễn ra Triển lãm Tranh, sản phẩm sơn mài. Hoạt động do Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch giao Cục Mỹ thuật, Nhiếp ảnh và Triển lãm chủ trì phối hợp với Trung tâm Văn hóa Việt Nam tại Pháp, Đại sứ quán Việt Nam tại Pháp và các đơn vị tổ chức.

Mang rạp chiếu bóng đến với đồng bào vùng biên
Văn hóa

Mang rạp chiếu bóng đến với đồng bào vùng biên

Đều đặn nhiều đêm hè đã hàng chục năm nay, bà con đồng bào nơi biên giới đều háo hức chờ đợi buổi xem phim cùng cả bản làng, được mang đến bởi đội chiếu bóng lưu động của Trung tâm Văn hoá và Điện ảnh tỉnh Quảng Bình sau chặng đường dài ngược lên với đại ngàn.