Quảng Bình: Cơ hội để tàu cá “3 không” gỡ khó vươn khơi

Tỉnh Quảng Bình đang thực hiện nhiều biện pháp nhằm cấp giấy phép hoạt động, mở ra cơ hội để tàu cá “3 không” vươn khơi bám biển, bảo vệ Tổ quốc; đồng thời, đảm bảo công tác quản lý IUU.

20% đội tàu là tàu cá “3 không”

Lực lượng chức năng tỉnh Quảng Bình từng gặp khó khăn trong việc quản lý phương tiện khai thác hải sản khi có hơn 780 tàu cá “3 không” (không đăng ký, không đăng kiểm, không giấy phép khai thác) trên tổng số 3.999 tàu cá, chiếm gần 20%. Trong đó, có hơn 700 tàu cá chiều dài từ 6m đến dưới 12m, tập trung ở thị xã Ba Đồn, huyện Quảng Ninh và huyện Quảng Trạch. 

Theo Chi cục trưởng Chi cục Thủy sản tỉnh Quảng Bình Lê Ngọc Linh, tình trạng này xuất phát từ việc chuyển giao trong quản lý giữa địa phương và đơn vị của tỉnh. Theo đó, những tàu cá dưới 12m trước đây do địa phương cấp huyện quản lý. Tuy nhiên, sau khi Luật Thủy sản 2017 có hiệu lực thì tất cả những tàu dài từ 6m trở lên thuộc quyền quản lý của cơ quan thủy sản cấp tỉnh.

Quảng Bình: Cơ hội để tàu cá “3 không” gỡ khó vươn khơi -0
Bộ đội Biên phòng tỉnh Quảng Bình tuyên truyền về chống khai thác hải sản bất hợp pháp, không khai báo và không theo quy định

Tuy vậy, quá trình chuyển danh sách từ địa phương ghi nhận hồ sơ không chính xác; nhất là các số liệu liên quan đến các tàu gần như không đầy đủ. Bên cạnh đó, chủ phương tiện tự cải hoán máy móc, thay đổi kích thước thân tàu nên không thể tiến hành đăng kiểm. Ngoài ra, nhiều ngư dân khi đóng, mua mới phương tiện không làm thủ tục mua bán, đăng ký nên không thể hoàn thiện các thủ tục theo quy định...

Những nguyên nhân trên đã khiến cho các tàu cá "3 không" phải nằm bờ trong thời gian dài, ảnh hưởng đến phát triển kinh tế của bà con ngư dân.

Bên cạnh đó, một số phương tiện vẫn lén ra khơi bất hợp pháp, dẫn đến công tác quản lý phương tiện, tuần tra kiểm soát hoạt động khai thác thủy sản trên biển, đồng thời gây nhiều trở ngại đối với các ngành chức năng tỉnh Quảng Bình trong bối cảnh địa phương đang nỗ lực cùng cả nước khắc phục khuyến nghị của Ủy ban châu Âu (EC) về chống khai thác IUU.

Gỡ khó để tàu “3 không” có cơ hội vươn khơi

Việc các tàu cá “3 không” phải neo đậu nằm bờ hay tranh thủ khai thác đã gây khó cho đôi bên, bao gồm cả khó khăn về sinh kế cho người dân mà còn cản trở công tác quản lý chung của địa phương, từ đó đặt rủi ro về công tác quản lý IUU của cả nước.

Tuy vậy, trong thời gian gần đây, Chi cục Thủy sản tỉnh Quảng Bình đã có thể khơi thông được điểm nghẽn khi hoàn thành cấp phép hoạt động cho 720 tàu cá từng là phương tiện “3 không”.

“Đến ngày 20.7, các cơ quan chức năng đã hoàn thành cấp phép cho nhiều tàu cá từng là “3 không”. Hiện chúng tôi đang tiếp tục phối hợp đẩy nhanh tiến độ việc cấp phép cho các tàu còn lại trong tháng 7 này”, Chi cục trưởng Chi cục Thủy sản tỉnh Quảng Bình Lê Ngọc Linh cho biết.

Quảng Bình: Cơ hội để tàu cá “3 không” gỡ khó vươn khơi -0
Kiểm tra phương tiện và thiết bị trên tàu cá "3 không", hoàn thiện hồ sơ để cấp giấy phép hoạt động

Được biết, đây là cơ hội cuối cùng đối với các chủ tàu cá khi sau thời điểm tháng 7, tỉnh Quảng Bình sẽ không thực hiện cấp phép cho tàu cá “3 không” nữa.

Để tạo tiền đề cho công tác quản lý nói trên là dựa trên Thông tư số 06/2024/TT-Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, ban hành ngày 6.5.2024, về sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 23/2018/TT-Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ngày 15.11.2018, quy định về đăng kiểm viên tàu cá; công nhận cơ sở đăng kiểm tàu cá; bảo đảm an toàn kỹ thuật tàu cá, tàu kiểm ngư; đăng ký tàu cá, tàu công vụ thủy sản; xóa đăng ký tàu cá và đánh dấu tàu cá. 

Trên cơ sở Thông tư, UBND tỉnh Quảng Bình đã chỉ đạo các cơ quan, đơn vị, địa phương tập trung triển khai nhiều giải pháp hỗ trợ ngư dân hoàn thành các thủ tục cấp phép tàu cá hoạt động theo đúng quy định thông tư ban hành.

Theo đó, UBND tỉnh đã có quy định cho phép một số tàu lắp máy không đúng quy định được mời cơ quan chức năng thẩm định để tiến hành thủ tục đăng kiểm. Chi cục Thủy sản tỉnh Quảng Bình cũng đẩy mạnh công tác tuyên truyền, cử cán bộ về các địa phương, phối hợp với cấp ủy, chính quyền địa phương và các đơn vị liên quan hỗ trợ chủ phương tiện khai báo, đăng ký danh sách tiến hành thực hiện các thủ tục đăng ký, đăng kiểm theo quy định mới, nhằm triển khai triệt để, nhanh chóng.

Cũng nhờ vậy, ngư dân là chủ tàu cá “3 không” thêm phần phấn khởi, an tâm tăng cường hoạt động đánh bắt, vươn khơi trên vùng biển của Tổ quốc.

“Việc kiểm tra phương tiện và thiết bị được thực hiện nhanh chóng nên chỉ ít ngày nữa thôi, chúng tôi sẽ được ra khơi đánh bắt thủy sản, lao động chân chính trên vùng biển của nước mình, nên rất vui mừng và phấn khởi”, chủ tàu cá Trương Ninh, trú ở xã Bảo Ninh, TP. Đồng Hới (Quảng Bình) chia sẻ.

Trên đường phát triển

Chủ tịch UBND tỉnh Long An Nguyễn Văn Út tại buổi làm việc tại trụ sở Tập đoàn Sapporo
Địa phương

Sapporo Long An - biểu tượng thành công của doanh nghiệp Nhật Bản tại Long An

Tập đoàn Sapporo tại Long An đã ghi dấu như một mô hình hợp tác thành công giữa doanh nghiệp nước ngoài và các địa phương tại Việt Nam. Thành công của Sapporo phản ánh rõ nét chính sách thu hút đầu tư bài bản, sự đồng hành sát sao của chính quyền tỉnh Long An cùng nỗ lực thích nghi, phát triển của doanh nghiệp nước ngoài trong môi trường kinh doanh Việt Nam.

Bài 1: Để mảnh đất cực Bắc không còn hộ nghèo
Xã hội

Bài 1: Để mảnh đất cực Bắc không còn hộ nghèo

Hoạt động không vì lợi nhuận với sứ mệnh không để ai bị bỏ lại phía sau, hơn 20 năm qua, mỗi cán bộ, viên chức, người lao động của Ngân hàng Chính sách xã hội (NHCSXH) Hà Giang luôn tận tâm, tận lực chuyển tải các chính sách hỗ trợ của Đảng, Nhà nước một cách nhanh nhất, hiệu quả nhất với mong muốn làm sao để Hà Giang không còn hộ nghèo và một ngày không xa, đồng bào địa phương sẽ tiến kịp miền xuôi về mọi mặt...

Từng bước khẳng định vai trò điểm đến đầu tư chiến lược
Địa phương

Từng bước khẳng định vai trò điểm đến đầu tư chiến lược

Những kết quả ấn tượng đạt được tại Chương trình xúc tiến đầu tư thương mại Long An - Nhật Bản năm 2025 do UBND tỉnh Long An phối hợp với Đại sứ quán Việt Nam tại Nhật Bản và Hiệp hội Xúc tiến kinh tế Việt Nam - Nhật Bản vừa tổ chức cho thấy, Long An không chỉ thu hút sự quan tâm mạnh mẽ từ các doanh nghiệp Nhật Bản mà còn dần khẳng định vai trò là điểm đến đầu tư chiến lược tại Việt Nam. Những thỏa thuận hợp tác quan trọng được ký kết chính là bước khởi đầu cho một giai đoạn hợp tác sâu rộng hơn, tạo ra động lực phát triển lâu dài giữa Long An và các đối tác Nhật Bản.

Phó Chủ tịch UBND tỉnh Đinh Công Sứ kiểm tra tiến độ sửa chữa đường từ xã Trung Thành đi xã Yên Hòa (Đà Bắc). Ảnh: Khánh An
Địa phương

Hòa Bình: Đẩy nhanh tiến độ thực hiện các dự án đầu tư công tại huyện Đà Bắc

Kiểm tra tiến độ thực hiện các Chương trình mục tiêu quốc gia trên địa bàn huyện Đà Bắc ngày 1.4, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Hòa Bình, Phó trưởng Ban Thường trực Ban Chỉ đạo các Chương trình mục tiêu quốc gia tỉnh Đinh Công Sứ yêu cầu địa phương với quyết tâm chính trị cao nhất, phấn đấu hoàn thành kế hoạch vốn năm 2024 - 2025, sớm đưa các công trình, dự án đi vào hoạt động để người dân được hưởng lợi.

Doanh nghiệp phía Nam tiên phong tiết kiệm năng lượng, hướng tới nền kinh tế xanh, bền vững
Địa phương

Doanh nghiệp phía Nam tiên phong tiết kiệm năng lượng, hướng tới nền kinh tế xanh, bền vững

Các doanh nghiệp phía Nam đang chủ động thực hiện nhiều giải pháp tiết kiệm năng lượng như lắp đặt điện mặt trời mái nhà, thay thế thiết bị cũ, tối ưu quy trình sản xuất. Những nỗ lực này không chỉ giúp giảm chi phí, nâng cao hiệu quả kinh doanh mà còn góp phần xây dựng nền kinh tế xanh, phát triển bền vững.