Phú Yên: 84 nghìn hộ vượt ngưỡng nghèo nhờ nguồn vốn chính sách

Đó là thông tin được Phó Chủ tịch UBND tỉnh Phú Yên Hồ Thị Nguyên Thảo đưa ra trong buổi làm việc giữa UBND tỉnh này với đoàn công tác Ngân hàng Chính sách xã hội (CSXH) về việc thực hiện Chỉ thị 40 và Kết luận 06 của Ban Bí thư Trung ương đối với tín dụng chính sách trên địa bàn tỉnh…

Theo Phó Chủ tịch Hồ Thị Nguyên Thảo, Trưởng Ban đại diện HĐQT Ngân hàng CSXH tỉnh, Phú Yên là địa phương còn nhiều khó khăn, tỷ lệ hộ nghèo còn cao, nguồn vốn chính sách có ý nghĩa rất quan trọng trong công tác an sinh xã hội, giải quyết việc làm trên địa bàn tỉnh.

Nguồn vốn tín dụng CSXH trên địa bàn tỉnh Phú Yên được triển khai thực hiện đến với người nghèo và các đối tượng chính sách khác đã đạt được nhiều kết quả quan trọng. Nguồn vốn phân bổ hợp lý, đảm bảo đến đúng đối tượng, kịp thời và sử dụng hiệu quả.

Phú Yên: 84 nghìn hộ vượt ngưỡng nghèo nhờ nguồn vốn chính sách -0
Người dân bị ảnh hưởng Covid-19 nhận tiền hỗ trợ từ Phòng giao dịch Tây Hòa - Ngân hàng CSXH tỉnh Phú Yên

Hiện, nguồn vốn chủ yếu được hướng đến các chương trình mục tiêu quốc gia về giảm nghèo bền vững, xây dựng nông thôn mới và phát triển kinh tế - xã hội. Tính đến ngày 31.3, tổng nguồn vốn CSXH trên địa bàn tỉnh là 3.977 tỷ đồng, dư nợ đạt 3.968 tỷ đồng. Từ khi thành lập đến nay, tổng doanh số cho vay 12.549 tỷ đồng; và có trên 84 nghìn hộ nghèo trên địa bàn tỉnh vượt qua ngưỡng nghèo nhờ nguồn vốn chính sách.

Với những kết quả đáng khích lệ trên, Phú Yên mong muốn Ngân hàng CSXH Việt Nam tiếp tục quan tâm tăng cường nguồn vốn cho vay đáp ứng kịp thời nhu cầu vốn cho các đối tượng thụ hưởng, đặc biệt nguồn vốn cho vay hỗ trợ việc làm trong điều kiện nhu cầu việc làm của người lao động tăng cao sau ảnh hưởng của đại dịch COVID-19.

Phú Yên cũng đề xuất Ngân hàng CSXH báo cáo Thủ tướng Chính phủ xem xét mở rộng các chính sách cho vay của hộ nghèo hiện nay đến hộ cận nghèo, hộ mới thoát nghèo 3 năm và hộ có mức sống trung bình.

Trên đường phát triển

Diện mạo các huyện miền núi tỉnh Thanh Hóa ngày càng khang trang nhờ các chính sách dân tộc được thực hiện hiệu quả
Địa phương

Hoàn thiện cơ sở hạ tầng tạo động lực phát triển vùng dân tộc thiểu số

Thực hiện Chương trình 1719 giai đoạn 2021 - 2023, tỉnh Thanh Hóa được Trung ương giao trên 1.154 tỷ đồng vốn ngân sách. Tính đến hết năm 2023, tỉnh đã phân bổ được trên 1.097 tỷ đồng (đạt 95.05%) kế hoạch vốn và đã giải ngân được trên 748 tỷ đồng. Để tạo động lực thúc đẩy kinh tế vùng DTTS và miền núi phát triển nhanh, mạnh hơn, tỉnh Thanh Hóa đã tập trung đầu tư hệ thống hạ tầng thiết yếu phục vụ đời sống, sản xuất của người dân. 

Hòa Bình: Nhiều giải pháp quảng bá, kích cầu du lịch
Địa phương

Hòa Bình: Nhiều giải pháp quảng bá, kích cầu du lịch

Nhờ khai thác tối đa tiềm năng, thế mạnh nguồn tài nguyên phong phú và nền văn hóa độc đáo, ngành du lịch tỉnh Hòa Bình có bước chuyển mình ấn tượng thời gian qua. Nhằm tiếp tục quảng bá hình ảnh, góp phần kích cầu phát triển du lịch hơn nữa, tỉnh đã chuẩn bị chu đáo cho việc tổ chức Tuần Văn hóa - Du lịch tỉnh năm 2024.

Hà Nội đạt nhiều thành tựu về xây dựng và phát triển văn hóa, con người đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững của đất nước
Trên đường phát triển

Hà Nội đạt nhiều thành tựu về xây dựng và phát triển văn hóa, con người đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững của đất nước

Sáng 6.11, Thành ủy Hà Nội tổ chức Hội nghị Tổng kết 10 năm thực hiện Nghị quyết số 33-NQ/TƯ của Ban Chấp hành Trung ương Đảng Khoá XI về “Xây dựng và phát triển văn hóa, con người Việt Nam đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững đất nước”.

Buổi chiều bình yên trên dòng sông Nho Quế
Địa phương

Sắc màu quyến rũ nơi rẻo cao Hà Giang

Nằm ở rẻo cao nơi cực Bắc của Tổ quốc, Mèo Vạc như bức tranh đa diện, đa sắc màu tô thắm cho mảnh đất Hà Giang ngày một tươi đẹp hơn. Nơi đây không chỉ hấp dẫn khách tham quan bởi những nét đẹp hùng vĩ của thiên nhiên, mà chính cuộc sống, nét văn hóa của đồng bào dân tộc cũng góp phần làm hài hòa cho màu sắc bức tranh.

Bình quân mỗi năm tỉnh Yên Bái giảm 4,45% hộ nghèo, cao hơn so với mục tiêu của tỉnh và trung ương giao (Ảnh: Đức Hiệp)
Trên đường phát triển

Yên Bái: Huy động toàn hệ thống thực hiện các mục tiêu giảm nghèo bền vững

Tỉnh Yên Bái đang nỗ lực triển khai Chương trình mục tiêu quốc gia về phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi; Chương trình mục tiêu quốc gia về giảm nghèo bền vững nhằm tạo điều kiện và cơ hội giúp người nghèo học nghề, tìm kiếm việc làm, phát triển sản xuất, ổn định cuộc sống và thoát nghèo, phát triển kinh tế…

Đẩy mạnh truyền thông BHYT học sinh, sinh viên trước năm học mới
Trên đường phát triển

Đồng Nai: 100% học sinh tham gia BHYT

Để tạo lá chắn vững chắc bảo vệ sức khỏe cho thế hệ trẻ, giúp các em tự tin học tập và phát triển, thời gian qua Bảo hiểm xã hội (BHXH) tỉnh Đồng Nai đã triển khai nhiều giải pháp, hoạt động cụ thể, trong đó đặc biệt chú trọng công tác truyền thông chuyên đề về bảo hiểm y tế (BHYT) học sinh, sinh viên.

Kỳ 1: Cùng người dân tái thiết sau bão Yagi
Trên đường phát triển

Kỳ 1: Cùng người dân tái thiết sau bão Yagi

Yên Bái là một trong những địa phương chịu thiệt hại nặng nề về người và tài sản do hoàn lưu bão số 3 (bão Yagi). Trận mưa lớn kéo dài vài ngày đã “thổi bay” cả năm thu ngân sách của tỉnh. “Sau cơn mưa, trời lại sáng”, Yên Bái đang nỗ lực, quyết tâm cao độ để tái thiết và phục hồi phát triển. Khởi đầu trên hành trình gian nan ấy là những quyết sách ra đời từ thực tiễn, kịp thời ban hành và khẩn trương thực hiện với mục tiêu duy nhất: vì người dân.

Những ngôi nhà được hỗ trợ từ nguồn vốn Chương trình 1719 đã đem lại cuộc sống ổn định cho người dân vùng khó khăn ở Thanh Hóa
Địa phương

Để người dân “an cư lạc nghiệp”

Dự án 1 - Giải quyết tình trạng thiếu đất ở, nhà ở, đất sản xuất, nước sinh hoạt thuộc Chương trình 1719 là một dự án quan trọng, góp phần giải quyết những nhu cầu cấp thiết cho người dân vùng dân tộc thiểu số (DTTS) và miền núi để ổn định và nâng cao chất lượng cuộc sống. Thực hiện Dự án 1, tỉnh Thanh Hóa đã đẩy mạnh giải ngân nguồn vốn, giải quyết kịp thời khó khăn để người dân có thể “an cư lạc nghiệp”.

Anh Hà Thắng với mô hình trồng quýt “siêu ngọt” cho năng suất cao.
Địa phương

Nâng tầm giá trị nông sản

Trên địa bàn tỉnh Đồng Nai, Chương trình mỗi xã một sản phẩm (OCOP) đã đạt được nhiều kết quả khả quan, góp phần nâng tầm giá trị cho nông sản địa phương.

Tính đến thời điểm hiện tại, Đồng Nai có 232 sản phẩm đạt chứng nhận OCOP được công nhận đạt từ 3 sao trở lên.
Địa phương

Sức lan tỏa rộng lớn, khơi dậy tiềm năng địa phương

Được sự quan tâm, chỉ đạo trực tiếp của hệ thống chính trị các cấp, chương trình Mỗi xã một sản phẩm (OCOP) đã có sức lan tỏa rộng lớn, khơi dậy tiềm năng tất cả các địa phương trong toàn tỉnh, được nhiều doanh nghiệp, hợp tác xã, hộ gia đình nhiệt tình tham gia, hưởng ứng.