Phong tục "mùng ba Tết thầy" đang có những biến đổi

Theo PGS.TS Lê Quý Đức, nguyên Phó Viện trưởng Viện Văn hóa và Phát triển, Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh, tục Mùng ba Tết thầy trở thành một nét đẹp văn hóa truyền thống trong tâm thức người Việt. Nhưng trong bối cảnh xã hội có nhiều thay đổi, phong tục này cũng đang có những biến đổi.

Món quà Tết là chiếc bánh chưng nhà tự làm

-“Mùng ba Tết thầy" luôn được coi  là nét đẹp truyền thống của văn hóa Việt Nam. Bản thân vừa là một người thầy, nhưng cũng đã từng là học trò, Tết thầy để lại trong ông những kỷ niệm nào đặc biệt?

- Tết là khoảng thời gian thiêng liêng nhất của năm, khi mọi người tỏ lòng thành kính biết ơn tổ tiên, trời đất đã cho một năm bình an, mưa thuận, gió hòa, đi Tết thầy thể hiện lòng biết ơn với những người đã cho mình tri thức.

Xã hội xưa quan niệm rằng, một người phải biết trọng thầy, trọng tri thức, trọng đạo lý, trọng văn thì mới có thể thành người tốt. Ý nghĩa của tục Tết thầy có lẽ sẽ được lưu truyền mãi, dù mỗi thời đại, lại có những điểm khác nhau.

Tôi vẫn nhớ ngày nhỏ đi học, có lần đi đường thấy một đám các em lớp sau khoảng 4, 5 đứa, cùng nhau cầm một quả trứng gà rất nâng niu, đi nhễ nhại dưới trời nắng để thăm cô giáo ốm.

Xưa kia, cuộc sống còn nhiều thiếu thốn, món quà của học sinh đơn giản và chân thành, đôi khi là quả trứng gà, bát gạo... Với tôi, Tết đến thăm thầy cũng chỉ có cái bánh chưng nhà tự gói.

-Trong bối cảnh xã hội có nhiều thay đổi, tục Tết thầy liệu có còn giữ nguyên những nét văn hóa xưa không, thưa ông?

- Giáo viên hiện tại có ngày "Tết" riêng là 20.11, trong năm cũng nhiều còn ngày lễ khác thầy cô được quan tâm, chứ không chỉ mùng 3 âm lịch.

Là một người thầy hơn 35 năm đứng lớp, tôi vẫn thấy rõ truyền thống tôn sư trọng đạo được duy trì ở các thế hệ học trò ngày nay, nhiều học trò của tôi còn rất trẻ, nhưng vẫn kính trọng thầy.

Tôi vẫn có những sinh viên cũ cứ Tết lại dẫn cả vợ chồng con cái đến thăm thầy. Có em nói với tôi rằng thầy sống em theo Tết, chết em theo giỗ. Điều này khiến tôi rất cảm động.

Thầy dạy tôi đã mất cách đây gần 20 năm, nhưng đến nay tôi vẫn đến nhà thầy thắp hương mỗi dịp giỗ chạp. Không biết tại sao, nhưng khi tới thắp hương cho thầy, lòng thấy thoải mái lắm, đứng trước ảnh thầy, tôi vẫn khoe rằng một năm nay làm được những gì, hướng dẫn được bao nhiêu học trò làm việc này việc kia.

Phong tục
Theo truyền thống của người Việt, mùng ba Tết là ngày Tết thầy, thời điểm để những người học trò chúc Tết và tri ân tới thầy cô giáo của mình.

Tình cảm chân thành mới là điều trân quý nhất

Có một thực tế rằng, ngày nay, học sinh không chỉ học trên trường lớp, mà còn học qua không gian mạng với khối kiến thức khổng lồ. Một trò học hàng chục, thậm chí hàng trăm thầy khác nhau. Vậy mối quan hệ giữa thầy trò ngày nay thay đổi như thế nào, thưa ông?

- Đúng vậy, xưa trò có thể học 1 thầy từ bậc Tam tự kinh đến khi thi đỗ trạng nguyên. Ngày nay, một trò học hàng chục, thậm chí hàng trăm thầy khác nhau. Bởi vậy mà mối quan hệ giữa thầy trò cũng có nhiều thay đổi.

Chưa kể, “Tết thầy” hiện tại đặt trong bối cảnh kinh tế thị trường, con người hiểu không đúng sẽ có những biến tướng. Nhiều phụ huynh nghĩ biếu thầy ngày Tết sẽ khiến con được quan tâm hơn. Người học, khi đạt được mục đích, sẽ không còn liên lạc hay quan tâm thầy nữa.

Mặt khác, người thầy cũng là một phần của tiêu cực, khi dịp Tết muốn học sinh biếu nhiều hơn, thậm chí lợi dụng quyền đánh giá kết quả học tập của học sinh mà gây khó dễ để đòi hỏi vật chất. Những điều tham nhũng này làm giảm mất ý nghĩa thiêng liêng của tết thầy, tạo nên hình ảnh xấu trong xã hội.

- Vậy làm sao để "mùng ba Tết thầy" vẫn giữ được nét văn hóa truyền thống tốt đẹp, thưa ông?

Tôi cho rằng, người thầy với tâm sáng, tình cảm chân thành, giản dị cũng sẽ truyền cảm hứng cho các thế hệ học trò. Tình cảm chân thành mới là điều trân quý nhất.

Giờ nhà tôi vẫn còn giữ nguyên bản luận văn tốt nghiệp đại học chi chít chữ mà 50 năm trước  PGS Bùi Duy Tân - thầy dạy tôi chữa cho. Hồi đó, thầy bắt viết cách dòng, để thầy sửa từng chữ một, đến khi đi dạy, tôi cũng vẫn tiếp thu tư tưởng của thầy. Nhiều học trò làm luận án Tiến sĩ, tôi chỉnh sửa góp ý và bắt chữa đi chữa lại, tôi không gây khó dễ mà thật tâm mong muốn các em tốt hơn.

Thầy giáo của tôi đã giúp đỡ, dìu dắt tôi tận tình thế nào, thì đến giờ, tôi cũng hết lòng vì học sinh như vậy. Có những học trò của tôi đã là thạc sĩ, là tiến sĩ, là giảng viên ở các nhà trường, chính các em thấy được ứng xử của tôi mà điều chỉnh. Tôi rất vui về điều đó. Sự lan tỏa này sẽ giúp nghề thầy được tôn trọng hơn, nét văn hóa truyền thống tốt đẹp "mùng ba Tết thầy"cũngvì thế mà giữ được ý nghĩa của nó.

- Xin cảm ơn ông!

Giáo dục

Tuyển sinh năm 2025: Bộ GD-ĐT siết chặt quy định xét học bạ và xét tuyển sớm
Giáo dục

Tuyển sinh năm 2025: Bộ GD-ĐT siết chặt quy định xét học bạ và xét tuyển sớm

Bộ GD-ĐT vừa ban hành Dự thảo Thông tư sửa đổi, bổ sung một số điều của Quy chế tuyển sinh trình độ đại học, tuyển sinh trình độ cao đẳng ngành Giáo dục Mầm non. Theo đó, về xét tuyển học bạ phải dùng cả kết quả lớp 12; Chỉ tiêu xét tuyển sớm không vượt quá 20% chỉ tiêu của từng ngành.

Tình yêu giúp các em nhỏ lầm lỡ tìm về nẻo thiện
Giáo dục

Tình yêu giúp các em nhỏ lầm lỡ tìm về nẻo thiện

Vai trò của gia đình, nhà trường và xã hội trong việc giáo dục trẻ vị thành niên là vô cùng quan trọng. Bởi phần lớn em tuổi vị thành niên vi phạm pháp luật, đang học tại các trường giáo dưỡng đến từ những gia đình không hoàn thiện. Chính sự quan tâm, yêu thương là yếu tố quan trọng quan trọng để giáo dục và định hướng cho những em nhỏ lầm lỡ tìm về nẻo thiện.

Nhiều cảm xúc tại Lễ tri ân Ngày Nhà giáo Việt Nam của Trường THCS & THPT Lương Thế Vinh (cơ sở Tân Triều)
Giáo dục

Nhiều cảm xúc tại Lễ tri ân Ngày Nhà giáo Việt Nam của Trường THCS & THPT Lương Thế Vinh (cơ sở Tân Triều)

Ngày 20.11, tại sân Trường THCS & THPT Lương Thế Vinh (cơ sở Tân Triều) đã diễn ra buổi lễ Kỷ niệm Ngày Nhà giáo Việt Nam 20.11 đầy cảm xúc và trang trọng. Buổi lễ không chỉ là dịp để các thế hệ học trò thể hiện lòng tri ân đối với thầy cô mà còn là không gian ấm áp, gắn kết tình cảm thầy trò.

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn gặp mặt đại biểu Quốc hội là nhà giáo, cán bộ quản lý giáo dục
Thời sự Quốc hội

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn gặp mặt đại biểu Quốc hội là nhà giáo, cán bộ quản lý giáo dục

Chiều tối nay, 20.11, tại Nhà Quốc hội, Ủy viên Bộ Chính trị, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn đã chủ trì cuộc gặp mặt của Ủy ban Thường vụ Quốc hội với đại biểu Quốc hội là nhà giáo, nguyên là nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục nhân kỷ niệm 42 năm Ngày Nhà giáo Việt Nam (20.11.1982 - 20.11.2024). 

Nhiều giảng viên của Đại học Đà Nẵng được Bộ GD-ĐT khen thưởng nhân kỷ niệm 42 năm ngày Nhà giáo Việt Nam
Giáo dục

Nhiều giảng viên của Đại học Đà Nẵng được Bộ GD-ĐT khen thưởng nhân kỷ niệm 42 năm ngày Nhà giáo Việt Nam

Ngày 20.11, nhiều Trường Đại học thành viên của Đại học Đà Nẵng đã tổ chức kỷ niệm 42 năm ngày Nhà giáo Việt Nam và trao tặng bằng khen của Bộ GD-ĐT, Đại học Đà Nẵng cho các nhà giáo có thành tích xuất sắc, tiêu biểu trong hoạt động giảng dạy, nghiên cứu khoa học.

Ngày Nhà giáo Việt Nam, CHIN-SU lên vùng cao tiếp sức học trò, tiếp lửa thầy cô
Giáo dục

Ngày Nhà giáo Việt Nam, CHIN-SU lên vùng cao tiếp sức học trò, tiếp lửa thầy cô

Ngày 20.11.2024, trong khuôn khổ chuỗi dự án vì cộng đồng “Một Triệu Bữa Cơm Có Thịt”, tại trường Tiểu học Tân Tiến, Bản Pe, Lạng Sơn, CHIN-SU đã phối hợp cùng Quỹ Trò nghèo Vùng cao và các nghệ nhân đầu bếp chuyên nghiệp mang đến “chảo cơm có thịt khổng lồ”. Đây là một hoạt động đặc sắc, ý nghĩa tiếp sức học trò và tiếp lửa thầy cô nhân dịp Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11.

Đạo làm thầy
Giáo dục

Đạo làm thầy

Mỗi người chúng ta đã một thời là học trò và cũng có người đã là thầy. Những người làm thầy, dù mới ra trường hay đã có mấy chục năm trong nghề vẫn bâng khuâng nhớ tới những kỷ niệm của tuổi học trò, nhớ tới những người thầy với tất cả tình cảm thiêng liêng, trân quý và biết ơn sâu lắng nhất.