Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Khắc Định thăm, chúc Tết tại Ninh Thuận

Trong 2 ngày, 21 - 22.1, nhân dịp chuẩn bị đón Tết nguyên đán Giáp Thìn 2024, Ủy viên Trung ương Đảng, Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Khắc Định đã thăm, tặng quà các gia đình chính sách, Anh hùng Lao động, hộ nghèo, đoàn viên công đoàn, người lao động có hoàn cảnh khó khăn trên địa bàn tỉnh Ninh Thuận.

Tham gia Đoàn có: Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy Ninh Thuận Nguyễn Đức Thanh; Phó Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội Nguyễn Mạnh Hùng, đại diện Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam, Trung ương Hội Chữ thập đỏ Việt Nam, Bộ Lao động-Thương binh và Xã hội; đại diện lãnh đạo UBND tỉnh Ninh Thuận và lãnh đạo các sở, ban, ngành...

Tại Ninh Thuận, Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Khắc Định và Đoàn đã đến thăm Anh hùng Lao động Hồ Thị Lượm (ở phường Phước Mỹ, TP. Phan Rang - Tháp Chàm). Phó Chủ tịch Quốc hội ân cần thăm hỏi sức khỏe và chúc Anh hùng Lao động Hồ Thị Lượm cùng gia đình đón Tết cổ truyền vui vẻ, hạnh phúc; bày tỏ mong muốn gia đình tiếp tục phát huy động viên con cháu tích cực tham gia đóng góp xây dựng quê hương, đất nước.

Phó Chủ tịch Quốc hội và Đoàn cũng chung vui với các gia đình chính sách, hộ nghèo trên địa bàn Ninh Thuận tại “Hội chợ Tết 0 đồng” do UBND tỉnh phối hợp Trung ương Hội Chữ thập đỏ Việt Nam tổ chức tại Trung tâm Văn hóa tỉnh; chung vui với đoàn viên công đoàn, công nhân, người lao động trong Chương trình “Tết sum vầy - Xuân chia sẻ” do Liên đoàn Lao động tỉnh tổ chức tại Công ty TNHH đầu tư VietSun ở khu công nghiệp Thành Hải, TP. Phan Rang-Tháp Chàm.

Tại đây, Phó Chủ tịch Quốc hội đã thông tin nhanh với bà con, đoàn viên công đoàn, công nhân, người lao động về các thành quả nổi bật trong phát triển kinh tế-xã hội của đất nước năm 2023 và một số chương trình chăm lo Tết của Đảng, Nhà nước dành cho đồng bào nghèo, gia đình chính sách và công nhân lao động, hướng tới mục tiêu cao nhất là Nhân dân được thụ hưởng thành quả của sự nghiệp đổi mới, phát triển đất nước, nâng cao chất lượng cuộc sống, "không ai bị bỏ lại phía sau".

Phó Chủ tịch Quốc hội bày tỏ niềm vui trước những kết quả trong phát triển kinh tế-xã hội của Ninh Thuận năm 2023 và các hoạt động chăm lo, hỗ trợ người nghèo, công nhân, lao động có hoàn cảnh khó khăn của tỉnh trong thời gian qua. Phó Chủ tịch Quốc hội đề nghị, các cấp ủy đảng, chính quyền trong tỉnh tiếp tục quan tâm thực hiện tốt công tác an sinh xã hội; triển khai đồng bộ, hiệu quả các chủ trương, chính sách về giảm nghèo, nhất là 3 Chương trình mục tiêu quốc gia giai đoạn 2021- 2025; quan tâm, hỗ trợ hộ nghèo phát triển kinh tế, vươn lên trong cuộc sống, làm giàu chính đáng; bố trí quỹ đất phát triển các thiết chế, nhà ở xã hội, nhà ở dành cho công nhân, người có thu nhập thấp.

Phó Chủ tịch Quốc hội đề nghị các tổ chức, cá nhân, cộng đồng doanh nghiệp tiếp tục đồng hành, chung tay triển khai các hoạt động thiết thực chăm lo, hỗ trợ để các gia đình đón Tết sum vầy, đầm ấm, mang Xuân yêu thương đến với mọi nhà, mọi người.

Nhân dịp này, Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Khắc Định và Bí thư Tỉnh ủy Ninh Thuận Nguyễn Đức Thanh đã thăm hỏi, động viên, tặng 15 suất quà cho gia đình chính sách, tặng 200 suất quà cho hộ nghèo và 200 suất quà cho đoàn viên, người lao động có hoàn cảnh khó khăn, mỗi suất quà gồm 1 triệu đồng tiền mặt và bánh kẹo, nhu yếu phẩm trị giá 300.000 đồng; chúc bà con đón Tết vui tươi, đầm ấm, sung túc, năm mới an khang, thịnh vượng.

+ Trước đó, chiều 21.1, Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Khắc Định đã đến thăm, chúc Tết cán bộ, nhân dân huyện Ninh Hải và cán bộ, chiến sĩ Đồn Biên phòng Vĩnh Hải.

Cùng đi có Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh, Trưởng đoàn ĐBQH tỉnh Ninh Thuận Trần Quốc Nam.

Sau khi nghe lãnh đạo địa phương báo cáo tình hình kinh tế-xã hội và công tác chăm lo Tết cho Nhân dân, Phó Chủ tịch Quốc hội biểu dương những kết quả nổi bật trong phát triển kinh tế, chăm lo an sinh xã hội và xây dựng nông thôn mới của huyện.

Bước sang năm 2024, Phó Chủ tịch Quốc hội mong Đảng bộ, chính quyền và Nhân dân huyện Ninh Hải tiếp tục phát huy truyền thống đoàn kết, tự lực, tự cường, không ngừng đổi mới, sáng tạo thực hiện có hiệu quả các mục tiêu, chỉ tiêu, nhiệm vụ đề ra; tranh thủ mọi nguồn lực, thu hút đầu tư vào các ngành lợi thế, thúc đẩy tăng trưởng nhanh và bền vững. Quan tâm nâng cao đời sống vật chất và tinh thần cho Nhân dân, nhất là đồng bào các dân tộc thiểu số trên địa bàn để bà con có cuộc sống ngày càng ấm no, hạnh phúc hơn.

Thay mặt lãnh đạo Đảng và Nhà nước, Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Khắc Định gửi lời chúc Tết vui tươi, đầm ấm đến bà con nhân dân địa phương và trao 60 phần quà tặng các hộ nghèo dân tộc Raglai ở 2 thôn Cầu Gãy và Đá Hang (xã Vĩnh Hải), mỗi phần quà gồm 1 triệu đồng tiền mặt và bánh kẹo, nhu yếu phẩm, động viên bà con bước sang năm mới tiếp tục nỗ lực hơn trong cuộc sống.

Thăm cán bộ, chiến sĩ Đồn Biên phòng Vĩnh Hải, Phó Chủ tịch Quốc hội biểu dương và chúc mừng những thành tích đạt được của tập thể đơn vị trong công tác bảo vệ chủ quyền an ninh khu vực biên giới biển trên địa bàn phụ trách; đề nghị đơn vị tiếp tục nỗ lực, cố gắng và đạt nhiều thành tích xuất sắc hơn nữa, là chỗ dựa vững chắc cho Nhân dân, nhất là ngư dân địa phương vươn khơi, bám biển, góp phần phát triển kinh tế-xã hội, giữ vững quốc phòng-an ninh.

Phó Chủ tịch Quốc hội chúc cán bộ, chiến sĩ đón Tết Nguyên đán ấm áp, vui tươi với tinh thần “vui xuân không quên nhiệm vụ”, nêu cao tinh thần sẵn sàng chiến đấu, chủ động nắm chắc tình hình biên giới, vùng biển, góp phần cùng các lực lượng bảo vệ bình yên cho Nhân dân đón Tết vui tươi, an toàn, lành mạnh.

Chính trị

Ủy viên Bộ Chính trị Nguyễn Xuân Thắng dự Ngày hội Đại đoàn kết tại xã Bản Sen
Chính trị

Ủy viên Bộ Chính trị Nguyễn Xuân Thắng dự Ngày hội Đại đoàn kết tại xã Bản Sen

Chiều 9.11, Ủy viên Bộ Chính trị Nguyễn Xuân Thắng, Giám đốc Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh, Chủ tịch Hội đồng lý luận Trung ương dự Ngày hội “Đại đoàn kết toàn dân tộc ở khu dân cư” gắn với Ngày hội “Văn hóa quân - dân” với nhân dân xã Bản Sen, huyện Vân Đồn (Quảng Ninh).

Tổ trưởng Tổ thảo luận 17
Thời sự Quốc hội

Rà soát kỹ lưỡng, bảo đảm thống nhất với hệ thống pháp luật hiện hành

Thảo luận về Luật Nhà giáo sáng nay, 9.11, các đại biểu tại Tổ 17 (gồm Đoàn ĐBQH các tỉnh: Cao Bằng, Gia Lai và An Giang) tán thành với sự cần thiết xây dựng, song cũng lưu ý đây là dự án luật mới, liên quan đến nhiều luật chuyên ngành khác; do đó, cơ quan soạn thảo cần tiếp tục rà soát kỹ lưỡng, bảo đảm sự thống nhất với hệ thống pháp luật hiện hành, giải quyết những vấn đề xung đột pháp lý nếu phát sinh.

Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Thanh phát biểu
Thời sự Quốc hội

Luật Nhà giáo: Bảo đảm sự đồng bộ và tương thích với các luật khác

Thảo luận tại Tổ 12 (gồm Đoàn ĐBQH các tỉnh: Hưng Yên, Ninh Bình, Quảng Bình, Bắc Kạn) về dự án Luật Nhà giáo, Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Thanh nhất trí cần có chính sách đặc thù đối với nhà giáo và phải có ưu đãi đặc biệt để thực hiện những chủ trương của Đảng, Nhà nước. Tuy nhiên, Phó Chủ tịch Quốc hội cũng lưu ý, cần bảo đảm sự đồng bộ và phải tương thích giữa Luật Nhà giáo với các luật khác.

Tổng Bí thư Tô Lâm phát biểu tại Tổ 1 về dự án Luật Nhà giáo sáng 9.11
Thời sự Quốc hội

Tổng Bí thư Tô Lâm: Luật Nhà giáo phải giải quyết tốt mối quan hệ giữa thầy và trò

Phát biểu tại Tổ 1 (Đoàn ĐBQH TP. Hà Nội) về dự án Luật Nhà giáo sáng 9.11, Tổng Bí thư Tô Lâm nhấn mạnh, trước hết, phải quán triệt rất sâu sắc chiến lược, vị trí xây dựng đất nước của những người thầy. Phải xác định vai trò quan trọng của giáo dục và đặc biệt trong giáo dục đào tạo thì người thầy là chủ thể chính.

Hoàn thiện hệ thống pháp luật về nhà giáo
Thời sự Quốc hội

Hoàn thiện hệ thống pháp luật về nhà giáo

Thảo luận tại Tổ 1 về dự án Luật Nhà giáo, các ĐBQH thành phố Hà Nội khẳng định dự thảo luật đã thể chế hóa được quan điểm, chủ trương của Đảng về vị trí, vai trò của đội ngũ nhà giáo trong sự nghiệp phát triển đất nước, qua đó, hoàn thiện hệ thống pháp luật về nhà giáo. Đặc biệt, dự luật đã đề xuất một số chính sách đặc thù, đột phá để phát triển và nâng tầm, tôn vinh nghề giáo, khắc phục các bất cập trong quản lý nhà nước về nhà giáo hiện nay.

Tạo cơ sở pháp lý vững chắc để xây dựng và phát triển đội ngũ nhà giáo
Thời sự Quốc hội

Tạo cơ sở pháp lý vững chắc để xây dựng và phát triển đội ngũ nhà giáo

Trong phiên thảo luận tổ sáng 9.11 về dự án Luật Nhà giáo, các đại biểu tại Tổ 9 (gồm Đoàn ĐBQH các tỉnh: Quảng Ninh, Bến Tre, Phú Yên, Hòa Bình) cho rằng, việc ban hành Luật Nhà giáo nhằm hoàn thiện hệ thống pháp luật về nhà giáo. Đồng thời tạo cơ sở pháp lý để thực hiện các chính sách về xây dựng và phát triển đội ngũ nhà giáo trong giai đoạn hiện nay.

Quang cảnh Tổ 14 họp tổ
Thời sự Quốc hội

Xử lý thấu đáo, triệt để hành vi "lệch chuẩn" của nhà giáo

Thảo luận tại Tổ 14 gồm Đoàn ĐBQH các tỉnh: Hải Dương, Khánh Hòa, Đồng Tháp về dự án Luật Nhà giáo sáng 9.11, đại biểu Quốc hội nhấn mạnh, xã hội đặc biệt quan tâm đến các chuẩn mực của nhà giáo, từ đạo đức, phong cách cho đến quy tắc ứng xử… Do đó, với những giáo viên có các hành vi "lệch chuẩn" thì cần xử lý thấu đáo, triệt để.

Nên có chính sách hỗ trợ vay vốn cho lao động chấp hành xong hình phạt tù
Thời sự Quốc hội

Nên có chính sách hỗ trợ vay vốn cho lao động chấp hành xong hình phạt tù

Dự thảo Luật Việc làm (sửa đổi) quy định đối tượng vay vốn là “người lao động” mang tính phổ quát. Trong đối tượng “người lao động” có dạng đặc biệt là “người lao động đã chấp hành xong hình phạt tù”. Nếu dự thảo Luật có chính sách hỗ trợ vay vốn sẽ giúp họ có cơ hội tìm việc làm, trở thành công dân có ích cho xã hội, ĐBQH Nguyễn Thị Yến (Bà Rịa – Vũng Tàu) nêu ý kiến.

Toàn cảnh thảo luận tại Tổ 5
Thời sự Quốc hội

Phân cấp, ủy quyền tuyển dụng nhà giáo trong cơ sở giáo dục công lập

Thảo luận về dự án Luật Nhà giáo sáng nay, 9.11, các đại biểu Quốc hội tại Tổ 5 gồm Đoàn ĐBQH các tỉnh: Quảng Nam, Vĩnh Phúc, Lào Cai và Kiên Giang nhất trí quy định cho phép cơ quan quản lý giáo dục chủ trì hoặc phân cấp, ủy quyền tuyển dụng nhà giáo trong cơ sở giáo dục công lập.

Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Khắc Định phát biểu tại Tổ 10. Ảnh: Minh Trang
Thời sự Quốc hội

Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Khắc Định: Tiếp tục rà soát, bảo đảm tinh thần Luật chỉ quy định những vấn đề thuộc thẩm quyền Quốc hội

Phát biểu tại phiên thảo luận tại Tổ 10 (gồm Đoàn ĐBQH các tỉnh: Thái Bình, Đắk Nông, Tiền Giang) sáng nay, 9.11, Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Khắc Định nhấn mạnh, những đặc điểm mang tính đặc thù của nhà giáo cần có chính sách ưu đãi, hỗ trợ riêng, song, ưu đãi, chính sách riêng cũng phải đặt trong tổng thể chung, bảo đảm sự cân đối, hài hòa. Vì vậy, cần tiếp tục rà soát, nghiên cứu hoàn thiện quy định về đối tượng áp dụng, chính sách tiền lương, phụ cấp đối với nhà giáo, bảo đảm phù hợp, thống nhất với hệ thống pháp luật.

Thảo luận tại tổ 15 về Dự án Luật Việc làm (sửa đổi). Ảnh: Hạnh Nhung
Thời sự Quốc hội

Quy định cụ thể chính sách đặc thù hỗ trợ lao động vùng đồng bào dân tộc thiểu số

Thảo luận tại tổ về dự án Luật Việc làm (sửa đổi) sáng 9.11, các ĐBQH Tổ 15 gồm Đoàn ĐBQH các tỉnh Yên Bái, Quảng Trị, Bình Phước, Bình Thuận đề nghị quy định cụ thể hơn các chính sách đặc thù, chính sách hỗ trợ lao động vùng đồng bào dân tộc thiểu số, hộ nghèo, hộ cận nghèo, ở các vùng có điều kiện kinh tế- xã hội khó khăn. 

ĐBQH Hoàng Thị Thu Hiền (Nghệ An)
Thời sự Quốc hội

Xác định rõ nguồn lực thực hiện chính sách với nhà giáo

Thảo luận tại Tổ 3 gồm các Đoàn ĐBQH tỉnh Nghệ An, Quảng Ngãi, Bắc Giang, có ý kiến đề nghị, dự thảo Luật Nhà giáo cần xác định rõ nguồn lực để thực hiện các chính sách đối với nhà giáo như tiền lương, phụ cấp, chế độ thu hút, ưu đãi… Nguồn lực của Trung ương và nguồn lực của địa phương như thế nào để đảm bảo Luật có tính khả thi, hiệu quả, sớm đi vào cuộc sống.​

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn dự phiên thảo luận tại Tổ 13 sáng 9.11
Thời sự Quốc hội

Chính sách chung chung, khó đột phá trong thu hút nhà giáo giỏi

Thảo luận tại tổ sáng nay, 9.11, các đại biểu Quốc hội nhấn mạnh sự cần thiết của việc có các chính sách thu hút nhà giáo. Tuy nhiên, quy định tại dự thảo Luật Nhà giáo còn chung chung, chưa có đột phá, chưa đủ hấp dẫn, thuyết phục và thu hút được người có trình độ cao, người có tài và người về công tác tại những vùng đặc biệt khó khăn. Theo các đại biểu, nếu không có chính sách cụ thể, rõ ràng thì sẽ rất khó đạt mục tiêu. 

Chương trình 1719 góp phần phát triển kinh tế xã hội khu vực miền Trung - Tây Nguyên
Sự kiện nổi bật

Chương trình 1719 góp phần phát triển kinh tế xã hội khu vực miền Trung - Tây Nguyên

Sáng 9.11, tại TP. Pleiku, tỉnh Gia Lai, Uỷ viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng, Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Nguyễn Hòa Bình, Trưởng Ban chỉ đạo Trung ương các Chương trình mục tiêu Quốc gia (CTMTQG) đã chủ trì Hội nghị đánh giá kết quả thực hiện CTMTQG phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi (gọi tắt chương trình 1719), giai đoạn I từ 2021 - 2025 và đề xuất nội dung chương trình giai đoạn II từ 2026 - 2030 khu vực miền Trung và Tây Nguyên.

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn dự phiên thảo luận tại Tổ 13
Thời sự Quốc hội

Bảo hiểm thất nghiệp: Linh hoạt mức đóng, mở rộng đối tượng tham gia tự nguyện để bảo đảm an sinh tốt hơn

Sáng nay, 9.11, tiếp tục Kỳ họp thứ Tám, Quốc hội thảo luận tại tổ về dự án Luật Nhà giáo và dự án Luật Việc làm (sửa đổi). Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn dự phiên thảo luận tại Tổ 13 (gồm Đoàn đại biểu Quốc hội các tỉnh: Hậu Giang, Bắc Ninh, Lạng Sơn, Đắk Lắk).