Phát triển văn hóa chưa tương xứng với phát triển kinh tế

Phát biểu tại phiên thảo luận về kinh tế - xã hội và ngân sách nhà nước sáng 27.10, ĐBQH Phan Viết Lượng (Bình Phước) cho rằng, 10 tháng năm 2022, Chính phủ, các bộ, ngành, địa phương đã tích cực triển khai thực hiện các mục tiêu, nhiệm vụ đề ra về phát triển văn hóa, song kết quả đạt được chưa đáp ứng yêu cầu của Nghị quyết Đại hội lần thứ XIII của Đảng, kết luận của Tổng Bí thư tại Hội nghị Văn hóa toàn quốc năm 2021. “Phát triển văn hóa chưa tương xứng, ngang hàng với phát triển kinh tế”, ĐBQH Phan Viết Lượng nhấn mạnh.

 Sớm triển khai xây dựng Chương trình mục tiêu quốc gia về văn hóa

Theo ĐBQH Phan Viết Lượng, trong giai đoạn trước, đầu tư cho văn hóa chủ yếu được thực hiện thông qua Chương trình mục tiêu quốc gia về văn hóa. Sau khi chương trình này kết thúc năm 2015, nguồn lực đầu tư cho văn hóa chủ yếu qua kế hoạch đầu tư công trung hạn và nguồn kinh phí sự nghiệp hằng năm, nhưng luôn ở mức thấp. Trong khi đó, năm 2022, Chương trình bảo tồn, phát huy bền vững giá trị di sản văn hóa Việt Nam giai đoạn 2021 - 2025 và các dự án thành phần về văn hóa thuộc 2 chương trình mục tiêu quốc gia về giảm nghèo bền vững, phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số, miền núi, đã được Chính phủ phê duyệt với số kinh phí hạn chế, nhưng đến nay chưa được giao dự toán, cấp vốn thực hiện, hoặc chưa được giải ngân.

“Những khó khăn về nguồn lực đầu tư đã ảnh hưởng lớn đến sự nghiệp phát triển văn hóa, dẫn đến nhiều di sản, di tích văn hóa - lịch sử bị mai một, xuống cấp, hư hỏng nghiêm trọng” - ĐBQH Phan Viết Lượng nói.

Phát triển văn hóa chưa tương xứng với phát triển kinh tế -0
ĐBQH Phan Viết Lượng (Bình Phước) phát biểu tại hội trường sáng 27.10. Ảnh: Hồ Long

Để phát triển văn hóa, nâng cao mức hưởng thụ văn hóa của Nhân dân, ĐBQH Phan Viết Lượng đề nghị Chính phủ quan tâm chỉ đạo triển khai thực hiện có hiệu quả các chiến lược, chương trình đã ban hành, trong đó cần ưu tiên các chính sách, giải pháp xây dựng, bồi dưỡng đội ngũ cán bộ, đội ngũ trí thức, văn nghệ sĩ làm công tác văn hóa, văn học, nghệ thuật; xây dựng môi trường, con người văn hóa và bảo tồn, phát huy giá trị văn hóa truyền thống của dân tộc. Sớm triển khai xây dựng Chương trình mục tiêu quốc gia về văn hóa theo Nghị quyết số 572/NQ-UBTVQH15 ngày 18.8.2022 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội. 

Hoàn thiện cơ chế tự chủ thống nhất, đồng bộ, khả thi

Về thực hiện cơ chế tự chủ của đơn vị sự nghiệp, theo ĐBQH Phan Viết Lượng, trong nhiều năm qua, việc thực hiện cơ chế tự chủ của đơn vị sự nghiệp tuy đạt được kết quả tích cực, nhưng còn không ít vướng mắc, bất cập. Nguyên nhân chính là công tác chỉ đạo chưa thực sự quyết liệt; việc ban hành văn bản hướng dẫn còn chậm, không đồng bộ hoặc ban hành văn bản chưa đúng, gây khó khăn cho quá trình tổ chức thực hiện. Ví dụ Nghị định số 60/2021/NĐ-CP ngày 21.6.2021 của Chính phủ, mặc dù có nhiều ưu điểm hơn Nghị định số 16 ngày 14.2.2015, nhưng vẫn còn một số quy định chưa thực sự rõ để có thể tự thực hiện được hoặc không thể thực hiện ngay mà phải chờ hướng dẫn của các bộ, cơ quan; một số quy định chưa đồng bộ với những quy định pháp luật khác, như pháp luật về giá, phí, sử dụng tài sản công... Những hạn chế, bất cập này đã ảnh hưởng đến hoạt động của đơn vị sự nghiệp, ảnh hưởng đến chất lượng, hiệu quả cung cấp các dịch vụ công cơ bản, thiết yếu, như dịch vụ giáo dục, y tế, văn hóa, thể thao, thông tin truyền thông

“Đẩy mạnh tự chủ của đơn vị sự nghiệp là yêu cầu cấp thiết, cần tập trung giải quyết những nút thắt tồn tại. Đề nghị Chính phủ quan tâm, chỉ đạo tổ chức đánh giá, làm rõ những tồn tại hạn chế và nguyên nhân; có giải pháp hoàn thiện cơ chế tự chủ bảo đảm thống nhất, đồng bộ, khả thi; tăng cường chỉ đạo các cơ quan quản lý nhà nước, các bộ quản lý ngành, lĩnh vực thực hiện nghiêm trách nhiệm ban hành đầy đủ văn bản hướng dẫn, tổ chức thực hiện theo quy định”, ĐBQH Phan Viết Lượng đề nghị.

Quyết liệt chỉ đạo, tạo đột phá về tăng năng suất lao động

Dự kiến năm nay chỉ tiêu tăng năng suất lao động chỉ đạt khoảng 4,7 - 5,2%, thấp hơn nhiều so với kế hoạch đề ra. Theo ĐBQH Phan Viết Lượng, kết quả này rất đáng lo ngại, bởi đây là chỉ tiêu có ý nghĩa quan trọng đối với phát triển nhanh, bền vững đất nước, và với mức tăng này không chỉ thấp hơn giai đoạn vừa qua, mà còn khó thu hẹp khoảng cách với các nước trong khu vực. ĐBQH Phan Viết Lượng dẫn chứng số liệu của Ngân hàng Thế giới, năng suất lao động năm 2019 của Việt Nam chỉ bằng 7,64% mức năng suất của Singapore; 19,53% của Malaysia; 37,92% của Thái Lan; 45,56% của Indonesia; 56,88% của Philippines; 88,05% của Lào.

Chất lượng nguồn nhân lực là một trong những nhân tố quyết định đến tăng năng suất lao động. Nhưng hiện nay, nguồn nhân lực của nước ta đang bước vào giai đoạn già hóa dân số, chất lượng tuy có sự cải thiện, nhưng vẫn còn thấp. Tỷ lệ lao động qua đào tạo có văn bằng, chứng chỉ ước đạt 27%, trong khi nhiều nước trong khu vực đạt trên 50%. Bên cạnh đó, ở nhiều lĩnh vực, ngành nghề còn thiếu nguồn nhân lực chất lượng cao; việc làm chủ công nghệ của chúng ta đang thấp thua so với các nước.

Từ thực tế trên, ĐBQH Phan Viết Lượng cho rằng, chúng ta cần nghiên cứu, xây dựng đề án tổng thể, nỗ lực hơn trong cải thiện năng suất lao động. Đề nghị Chính phủ đánh giá kỹ thực trạng, làm rõ nguyên nhân của việc không đạt chỉ tiêu; quyết liệt chỉ đạo, có giải pháp hiệu quả, tạo đột phá về tăng năng suất lao động trong thời gian tới để thúc đẩy sự phát triển nhanh, bền vững kinh tế - xã hội đất nước. Ưu tiên nguồn lực đầu tư cho giáo dục, đào tạo; sớm khắc phục tình trạng tỷ lệ lao động qua đào tạo còn thấp, cơ cấu đào tạo thiếu hợp lý, thiếu hụt lao động có tay nghề cao, khoảng cách giữa giáo dục nghề nghiệp và nhu cầu của thị trường lao động còn lớn như hiện nay

Thời sự Quốc hội

Tổ 19 (Bình Dương, Nam Định, Phú Thọ)
Thời sự Quốc hội

Bổ sung đối tượng được Nhà nước hỗ trợ đóng bảo hiểm y tế

Chiều 24.10, thảo luận tại Tổ 19 (gồm Đoàn ĐBQH các tỉnh: Bình Dương, Nam Định, Phú Thọ), các đại biểu đề nghị xem xét, bổ sung thêm một số đối tượng được Nhà nước hỗ trợ đóng bảo hiểm y tế để bảo đảm tính đồng bộ, thống nhất với một số luật, dự thảo luật liên quan. 

ĐBQH Trần Văn Lâm Bắc Giang - Ảnh H.Ngọc
Thời sự Quốc hội

Cân nhắc thu hẹp phạm vi điều chỉnh dự án Luật Dữ liệu

Chiều nay, 24.10, thảo luận tại Tổ 3 (gồm các Đoàn ĐBQH các tỉnh: Bắc Giang, Nghệ An, Quảng Ngãi), có ý kiến đề nghị cân nhắc thu hẹp phạm vi điều chỉnh Luật Dữ liệu theo hướng luật dữ liệu quốc gia hay luật về cơ sở dữ liệu quốc gia, đối tượng áp dụng chỉ nên tập trung vào cơ quan, tổ chức trong hệ thống chính trị và các tổ chức trong nền kinh tế, trong xã hội mà việc thu thập dữ liệu có liên quan đến cơ sở dữ liệu quốc gia.

Bổ sung thêm nhóm đối tượng vùng an toàn khu được ngân sách nhà nước đóng bảo hiểm y tế
Thời sự Quốc hội

Bổ sung thêm nhóm đối tượng vùng an toàn khu được ngân sách nhà nước đóng bảo hiểm y tế

Chiều 24.10, thảo luận tại Tổ 9 (Đoàn ĐBQH các tỉnh: Phú Yên, Hòa Bình, Quảng Ninh, Bến Tre) về dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Bảo hiểm y tế, một số đại biểu đề nghị, cần bổ sung quy định người dân sinh sống tại các xã an toàn khu cách mạng và các xã trọng điểm về quốc phòng được ngân sách nhà nước đóng bảo hiểm y tế. Cùng với đó, cần đánh giá cụ thể về khả năng đáp ứng và cân đối của quỹ bảo hiểm y tế.

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn ký ban hành Nghị quyết về việc giao Phó Trưởng đoàn phụ trách Đoàn ĐBQH tỉnh Điện Biên
Thời sự Quốc hội

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn ký ban hành Nghị quyết về việc giao Phó Trưởng đoàn phụ trách Đoàn ĐBQH tỉnh Điện Biên

Ngày 24.10, thay mặt Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn đã ký ban hành Nghị quyết số 1236/NQ-UBTVQH15 về việc giao Phó Trưởng đoàn đại biểu Quốc hội (ĐBQH) chuyên trách phụ trách Đoàn ĐBQH khóa XV tỉnh Điện Biên.

Cơ quan nào quản lý Trung tâm Dữ liệu quốc gia?
Thời sự Quốc hội

Cơ quan nào quản lý Trung tâm Dữ liệu quốc gia?

Thảo luận về dự án Luật Dữ liệu tại Tổ 3 (gồm các Đoàn ĐBQH tỉnh Quảng Nam, Vĩnh Phúc, Lào Cai và Kiên Giang) chiều nay, 24.10, nhiều đại biểu đề nghị, cần xác định rõ Trung tâm dữ liệu quốc gia thuộc cơ quan nào quản lý và định hướng về mô hình tổ chức, bộ máy và hoạt động của trung tâm.

ĐBQH Mai Văn Hải phát biểu thảo luận tổ
Thời sự Quốc hội

Nâng mức hỗ trợ bảo hiểm y tế cho học sinh, sinh viên, hộ gia đình có thu nhập thấp

Thảo luận tại tổ 18 về Dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Bảo hiểm y tế, các ĐBQH Đoàn Thanh Hóa, Hà Nam, Trà Vinh cho rằng, cần xem xét tăng mức hỗ trợ từ nguồn ngân sách Nhà nước cho nhóm đối tượng học sinh, sinh viên và người thuộc hộ gia đình làm nông lâm ngư nghiệp và diêm nghiệp có cuộc sống ở mức trung bình.

Quang cảnh thảo luận tại Tổ 13. Ảnh: Lâm Hiển
Thời sự Quốc hội

Làm rõ tiến độ, hiệu quả của Trung tâm dữ liệu quốc gia

Chiều nay, 24.10, tiếp tục Kỳ họp thứ Tám, Quốc hội thảo luận tại tổ về dự án Luật Dữ liệu và dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Bảo hiểm Y tế. Các đại biểu Quốc hội Tổ 13 (Đoàn ĐBQH các tỉnh: Bắc Ninh, Lạng Sơn, Đắk Lắk, Hậu Giang) nhất trí việc quy định về Trung tâm Dữ liệu quốc gia trong Luật Dữ liệu, đồng thời đề nghị làm rõ hơn về cơ cấu, tổ chức, hoạt động, tiến độ, hiệu quả của Trung tâm này. 

Toàn cảnh phiên thảo luận tổ 12
Chính trị

Cân nhắc thận trọng với quy định về Quỹ phát triển dữ liệu quốc gia và Sàn giao dịch dữ liệu

Chiều 24.10, tiếp tục chương trình Kỳ họp thứ Tám, thảo luận về dự án Luật Dữ liệu tại Tổ 12 (gồm Đoàn ĐBQH các tỉnh Hưng Yên, Ninh Bình, Quảng Bình, Bắc Kạn), các đại biểu đề nghị việc xây dựng, vận hành, khai thác, sử dụng Quỹ phát triển dữ liệu quốc gia và Sàn giao dịch dữ liệu cần nghiên cứu thận trọng, đánh giá tác động kỹ lưỡng để quy định cho phù hợp, nhất là phải bảo đảm phù hợp với quy định của Luật Ngân sách nhà nước.

Đề xuất bảo hiểm y tế chi trả khi sử dụng chế phẩm dinh dưỡng điều trị bệnh suy dinh dưỡng cấp tính nặng cho trẻ dưới 6 tuổi
Thời sự Quốc hội

Đề xuất bảo hiểm y tế chi trả khi sử dụng chế phẩm dinh dưỡng điều trị bệnh suy dinh dưỡng cấp tính nặng cho trẻ dưới 6 tuổi

Tại phiên họp tổ chiều 24.10, ĐBQH Lò Thị Luyến (Điện Biên) đề xuất bảo hiểm y tế chi trả khi sử dụng chế phẩm dinh dưỡng điều trị bệnh suy dinh dưỡng cấp tính nặng cho trẻ dưới 6 tuổi, để trẻ có cơ hội được can thiệp, điều trị với cơ hội sống cao hơn.