Phát triển tâm lý lâm sàng, tâm lý trị liệu ở Việt Nam: Đối mặt với nhiều khó khăn!

Khoảng 75% đến 95% người dân có rối loạn tâm thần ở những nước có thu nhập thấp hoặc trung bình không thể tiếp cận được các dịch vụ về sức khỏe tâm thần và việc tiếp cận dịch vụ sức khỏe tâm thần ở các nước có thu nhập cao cũng chưa được tốt.

Thông tin trên được đưa ra tại Hội thảo Khoa học quốc tế với chủ đề: “Tâm lý học lâm sàng và Tâm lý trị liệu: Cơ hội và thách thức” do Hội tâm lý trị liệu Việt Nam phối hợp với Bệnh viện Đại học Y Charite thuộc CHLB Đức vừa tổ chức.

Hội thảo được tổ chức nhằm tăng cường nhận thức về nhu cầu, cơ hội, thách thức và định hướng phát triển tâm lý lâm sàng, tâm lý trị liệu ở Việt Nam. Các nghiên cứu trong nước và trên thế giới về tâm lý học lâm sàng, tâm lý học trị liệu được công bố, trao đổi để thúc đẩy và nâng cao năng lực nghiên cứu khoa học, thực hành, đào tạo dựa trên thực chứng.

z5496866030761_705bcefc54d9061c1eb100e4f1f69a6c.jpg -0
Toàn cảnh Hội thảo Khoa học quốc tế “Tâm lý học lâm sàng và Tâm lý trị liệu: Cơ hội và thách thức”
z5497673273541_e0326e5cd09bb69f50fb45bf03e7fcdf.jpg -0
Các đại biểu tham dự hội thảo

Nhà tâm lý lâm sàng tại Việt Nam phải đối mặt với nhiều thách thức

Phát biểu tại hội thảo, PGS. TS Võ Văn Bản, Chủ tịch Hội Tâm lý trị liệu Việt Nam cho biết: "Tâm lý học lâm sàng là một lĩnh vực có quan hệ mật thiết với các chuyên ngành khoa học sức khỏe, đặc biệt tâm thần học. Nhà tâm lý lâm sàng (TLLS) luôn làm việc chặt chẽ với các bác sĩ tâm thần và các chuyên gia y tế khác để cung cấp dịch vụ chăm sóc toàn diện cho người bệnh.

Ngày 9.1.2023, Luật Khám bệnh, chữa bệnh được Quốc hội ban hành, trong đó mã nghề tâm lý lâm sàng trở thành chức danh chuyên môn trong hệ thống khám chữa bệnh. Để được hành nghề, nhà TLLS cần phải có đủ điều kiện để được cấp giấy phép hành nghề. Giấy phép hành nghề cho các nhà TLLS sẽ được cấp bởi Hội đồng Y khoa cấp quốc gia hoặc cấp tỉnh hoặc thành phố".

z5497673264211_0e3a20f02236e39fbf17f80a8a14ca01.jpg -0
PGS. TS Võ Văn Bản, Chủ tịch Hội Tâm lý trị liệu Việt Nam

"Đây là một cơ hội cho các nhà TLLS phát triển chuyên môn, hành nghề mang tính chuyên nghiệp hơn. Nhưng họ cũng sẽ đối diện với nhiều thách thức và khó khăn trong khi hành nghề tâm lý lâm sàng và tâm lý trị liệu", PGS. TS Võ Văn Bản nhấn mạnh. 

Cũng theo ông Bản, một trong những lý do chính khiến nhiều người không tìm cách điều trị các vấn đề về sức khỏe tâm thần là người bệnh không đủ khả năng chi trả cho các dịch vụ chăm sóc sức khỏe tâm thần hoặc họ không có bảo hiểm y tế; bảo hiểm y tế không chi trả; nhà trị liệu tâm lý ở Việt Nam chưa được chi trả đúng với năng lực của họ.

Ngoài ra, nhiều nhà tâm lý chưa được đào tạo cơ bản về Tâm lý học lâm sàng, hiện nay mới chỉ có các trường thuộc Bộ GD-ĐT, còn trong hệ thống khoa học sức khỏe chưa có đào tạo về tâm lý học lâm sàng.

"Trên thực tế, trong hệ thống đào tạo của cả các ngành khoa học giáo dục lẫn trong ngành khoa học sức khỏe, việc đào tạo về tâm lý học lâm sàng, tâm lý trị liệu, kể cả tâm bệnh học vẫn nặng về lý thuyết, thiếu về thực hành trị liệu tâm lý, đánh giá chẩn đoán các rối loạn tâm bệnh, các trắc nghiệm tâm lý.

Bên cạnh đó, các thủ tục, bằng cấp đào tạo về lý thuyết, chứng nhận thực hành và quy trình cấp chứng chỉ hành nghề/ giấy phép hành nghề cho nhà TLLS vẫn chưa triển khai, nên vẫn chưa có hướng dẫn rõ ràng", Chủ tịch Hội Tâm lý trị liệu Việt Nam cho hay.  

Người bệnh gặp khó khi tiếp cận các dịch vụ sức khỏe tâm thần

Theo nghiên cứu của TS. Andrea Bruni, Cố vấn về sức khỏe tâm thần của WHO, tại khu vực Đông Nam Á, ước tính cứ 7 người thì có 1 người đang chung sống với một rối loạn tâm thần; hơn 200.000 cái chết do tự sát. Đặc biệt, những người có vấn đề sức khỏe tâm thần nghiêm trọng thường mất sớm hơn 10 tới 20 năm so với quần thể dân số chung. 

Con số thống kê cũng cho thấy, khoảng 75% đến 95% người dân có rối loạn tâm thần ở những nước có thu nhập thấp hoặc trung bình không thể tiếp cận được các dịch vụ về sức khỏe tâm thần và việc tiếp cận dịch vụ sức khỏe tâm thần ở các nước có thu nhập cao cũng chưa được tốt. Hơn thế, họ cùng với gia đình và những người chăm sóc còn chịu sự kỳ thị, phân biệt đối xử của cộng đồng. 

z5497673194118_ad81931a95341ec064bb09c38b4056f7.jpg -0
Chuyên gia y tế cao cấp Lê Minh Sang, Ngân hàng Thế giới tại Việt Nam

Là chuyên gia y tế cao cấp, ThS. Lê Minh Sang, Ngân hàng Thế giới tại Việt Nam nhìn nhận, mặc dù Việt Nam có hơn 11.000 trạm y tế xã, phường nhưng chỉ 49% số trạm thực hiện được 80% danh mục chuyên môn kỹ thuật; các trạm y tế chỉ cấp thuốc miễn phí cho người bệnh tâm thần phân liệt, động kinh và trầm cảm; không thực hiện được các dịch vụ khác như sàng lọc, trị liệu, phòng tái phát hay phục hồi chức năng; trạm y tế dựa hoàn toàn vào trung tâm y tế huyện để duy trì dịch vụ chăm sóc sức khỏe tâm thần.

Đối với ngành bảo trợ xã hội mới triển khai chương trình trợ giúp xã hội và phục hồi dựa vào cộng đồng cho người rối loạn tâm thần; mặt khác gặp thách thức trong điều phối đa ngành cũng như khó tiếp cận đối với người bị rối loạn tâm thần ở nông thôn. Tất cả học sinh có bảo hiểm y tế nhưng không tiếp cận được dịch vụ chăm sóc sức khỏe tâm thần phù hợp.

"Một trong những nguyên nhân chính tạo nên các vấn đề này là thiếu thốn nghiêm trọng nguồn nhân lực chăm sóc sức khỏe tâm thần. Số lượng bác sĩ tâm thần rất ít, chỉ đạt 0,62 người/100.000 dân và thấp hơn so với trung bình toàn cầu" ThS. Lê Minh Sang nêu quan điểm. 

ThS. Lê Minh Sang khuyến nghị cần mở rộng bao phủ cung ứng dịch vụ, đồng thời chuyển đổi mô hình lồng ghép, chăm sóc bệnh nhân tâm thần dựa vào cộng đồng. Ngoài ra, cần đào tạo nguồn nhân lực để cải thiện tình trạng thiếu bác sĩ và điều dưỡng chăm sóc tâm thần, hoặc đổi mới chương trình đào tạo nhằm đáp ứng chất lượng theo khung năng lực nghề nghiệp; tăng cường hợp tác viện - trường trong đào tạo.

Sức khỏe

Thực hiện thành công ca phẫu thuật tái tạo lồng ngực bằng Titan ứng dụng công nghệ in 3D đầu tiên ở Đông Nam Á
Sức khỏe

Thực hiện thành công ca phẫu thuật tái tạo lồng ngực bằng Titan ứng dụng công nghệ in 3D đầu tiên ở Đông Nam Á

Các bác sĩ tại Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Times City và các kỹ sư từ Trung tâm công nghệ 3D trong y học, Đại học VinUni đã thực hiện thành công ca phẫu thuật triệt căn khối u trung thất với kích thước 11,5 cm và tái tạo lồng ngực cho bệnh nhân bằng vật liệu Titan.

VNVC chủ lực tiêm nhiều vắc xin sởi nhất trong ngày đầu tham gia chiến dịch của TP. Hồ Chí Minh
Sức khỏe

VNVC chủ lực tiêm nhiều vắc xin sởi nhất trong ngày đầu tham gia chiến dịch của TP. Hồ Chí Minh

Với lợi thế dây chuyền khám và tiêm hiện đại, chuyên nghiệp, đồng bộ trên cả nước và tại 39 trung tâm tại TP. Hồ Chí Minh, cùng gần 2.000 bác sĩ, điều dưỡng, nhân viên y tế, hệ thống tiêm chủng VNVC đã triển tiêm hơn 1.200 mũi vắc xin các loại trong ngày đầu chiến dịch tăng cường, trong đó có gần 200 mũi vắc xin sởi miễn phí.

FPT Long Châu “thần tốc” điều động 10 tấn thuốc, phối hợp các đơn vị hỗ trợ người dân vùng bão lũ
Sức khỏe

FPT Long Châu “thần tốc” điều động 10 tấn thuốc, phối hợp các đơn vị hỗ trợ người dân vùng bão lũ

Ngay sau cơn bão số 3 - Yagi vừa qua, FPT Long Châu đã nhanh chóng phối hợp với Bộ Y tế, Công đoàn Y tế Việt Nam, các cơ quan quản lý y tế địa phương và các cơ quan báo chí để thực hiện hỗ trợ ứng cứu sản phẩm chăm sóc sức khỏe thiết yếu cho người dân vùng lũ.